Cùng đi với gia đình của cô còn có ông Thứ trưởng Ngoại giao Ý, Lapo Pistelli, người đã giúp đàm phán và sắp xếp cho cô rời khỏi Sudan và cùng đồng hành với cô trong chuyến đi đến Ý. Ông Pistelli đã có buổi trò chuyện với Susy Hodges sau cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng về kết quả thành công của nhiệm vụ do chính phủ giao cho ông.
Ngài Bộ trưởng đã rất vui mừng và hài lòng về tất cả những điều liên quan đến Meriam và chuyến đi đến Ý của gia đình cô, cũng như cuộc tiếp kiến với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Ông Pistelli nói rằng trong cuộc hội đàm với Bộ Ngoại giao Sudan, ông đã được phía chính phủ Khartoum cho biết rằng họ đang cân nhắc “xem xét lại” án tử hình và bộ luật hiện hành về việc bỏ đạo vốn “có thể được sửa đổi hoặc xóa bỏ.”
Người đứng đầu Văn phòng báo chí Vatican, Cha Federico Lombardi, SJ, cho biết cuộc gặp giữa Đức Giáo Hoàng và gia đình Meriam đã diễn ra trong bầu không khí “rất xúc động”. Ngài cũng cảm ơn Meriam vì “chứng tá can đảm của cô trong việc bảo vệ đức tin.”
Cha Lombardi nói rằng cô Meriam đã cám ơn Đức Giáo Hoàng vì lời cầu nguyện, sự hỗ trợ và nâng đỡ lớn lao từ ngài.
Thủ tướng Ý, Matteo Renzi trước đó đã chào đón Meriam và gia đình cô tại sân bay Ciampino ở Rome, và gọi đó là “một ngày lễ kỷ niệm”.
Meriam Ibrahim đã bị kết án tử hình về tội bội giáo, vì cha cô là một người Hồi giáo. Cô kết hôn với chồng, một Kitô hữu, tại một nhà thờ vào năm 2011. Cô cho biết nếu cô ấy chấp nhận theo Hồi giáo thì cô sẽ được tự do, nhưng cô đã kiên quyết khẳng định với tòa án, cô sẽ không bao giờ từ bỏ đức tin Kitô giáo của mình. Án tử hình của cô được thực thi vào tháng Sáu, nhưng sau đó các quan chức Sudanđã xử phúc thẩm cho cô được trắng ánnhưng bị cấm rời khỏi đất nước.
Cha Lombardi nói rằng việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp gia đình Meriam cho thấy ngài luôn”gần gũi, quan tâm và lời cầu nguyện” cho tất cả những ai chịu đau khổ vì đức tin của họ, đặc biệt là cho những người Kitô hữu bị bách hại hoặc cấm đoán về tự do tôn giáo.
Meriam và gia đình của cô sẽ được định cư tại Hoa Kỳ.