MUỐN LÀM THÁNH PHẢI LÀM NGƯỜI TRƯỚC ĐÃ

Thứ năm - 23/11/2017 05:03

MUỐN LÀM THÁNH PHẢI LÀM NGƯỜI TRƯỚC ĐÃ

“Muốn làm thánh phải làm người trước đã” (Th. Gioan Bosco). Qua kinh nghiệm giáo dục, và với nhiệt tâm huấn luyện, chinh phục các thanh thiếu niên bụi đời quay về với cuộc sống đời thường, và cao hơn nữa, vươn tới lý tưởng thánh, thánh Gioan Bosco đã để lại một câu nói rất thực tế, nhưng cũng rất thách đố, đòi hỏi nhiều thiện chí và nghị lực của người nghe.
 

 

 Câu hỏi đối với nhiều người không chấp nhận quan điểm của thánh nhân sẽ là: “Nói vậy thì tôi không phải là người hay sao?” Và “Tại sao để làm một thánh nhân thì tôi cần phải làm một con người trước?”

 

Điều đó đúng nếu ta chỉ quan niệm con người là một tạo vật có thân xác, có khối óc, có tài năng, biết làm giầu, biết hưởng thụ, thành đạt, và có quyền lực. Nhưng với những đặc điểm vừa kể thực ra chưa làm nên một người; nhất là một con người “tốt”, một con người “tử tế”.  

 

Theo phân tâm học, con người được kết hợp rất mật thiết do ba yếu tố, gồm bản năng (Id), bản ngã (Ego) và siêu ngã (Superego). Bản năng, thôi thúc con người hành động theo những nhu cầu và đòi hỏi tự nhiên. Thí dụ, bản năng sinh tồn, mách bảo cho con người biết đói phải ăn, khát phải uống, và buồn ngủ thì phải ngủ. Trong khi bản ngã thể hiện cái tôi của mỗi người như nóng nảy, ích kỷ, quảng đại, tình cảm, hay đam mê… được quan sát thấy qua lãnh vực tâm lý. Sau cùng là siêu ngã. Từ nơi sâu thẳm và tầng cao của trí tuệ, của hiểu biết, con người biết phải ăn như thế nào, phải vui như thế nào, phải buồn như thế nào, và làm sao để sống, để suy nghĩ, để hành động đúng với tư cách, phẩm giá của một con người.

 

Khi ba yếu tố hay ba đặc tính căn bản ấy bổ túc cho nhau và phát triển đồng đều lúc đó con người sẽ trở thành một người. Một con người để qua đó, nó có thể trở thành người đàng hoàng, tử tế, lịch sự, biết phải trái, biết hòa đồng, biết sống chung với mọi người. Một con người tốt. Một con người mà những ai thường ngày giao tíếp, gặp gỡ đều quí mến, và cảm thấy từ nơi nó toát ra một sức hấp dẫn có thể chinh phục và cải hóa được ngay cả những cái xấu, cái bất toàn nơi họ. Những thánh nhân, những bậc quân tử, hay những người tốt đều có những sức thu hút và hấp dẫn này. 

 

Khác với con người bản năng, con người bản ngã với cái tôi của mình. Một cái tôi biết vui, biết buồn, biết sướng, biết khổ, biết yêu, biết ghét, biết giận hờn. Ở điểm này, hành động con người bắt đầu tách rời và không lệ thuộc vào những đòi hỏi theo bản năng tức là những hành động chỉ thuộc về loài vật. Nơi tầng cao trong sinh hoạt tự nhiên ấy, đời sống tâm lý, tình cảm được thể hiện qua nụ cười, ánh mắt, bờ môi, qua những cử chỉ âu yếm, săn đón, và nhất là biết hy sinh cho người khác. Và cũng như con người bản năng, con người siêu ngã có thể làm chủ và điều khiển được con người “tâm lý” của mình. Đây là điều mà chỉ có con người với lý trí, hiểu biết mới có và mới có thể làm được, qua những chọn lựa hành vi nhân tính một cách tự do.

 

Nhưng làm sao để có thể kìm hãm được bản năng, thăng hoa được tình cảm, và phát triển được lý trí, nếu nó suy nghĩ, sống và hành động như một kẻ vô thần. Và vì thế, con người bắt buộc phải tiến đến sự hiểu biết và qui hướng về một Đấng Toàn Năng. Do sự nhận thức và hiểu biết này, con người biết mình phải làm gì, và làm như thế nào dựa theo những định luật của lương tâm, của niềm tin tôn giáo. Với những suy nghĩ tâm linh này, con người mới trở nên một tạo vật vượt trên mọi thụ tạo hữu hình, “Nhân linh ư vạn vật”. 

 

Như vậy làm người không đơn giản, và không dễ dàng, nhất là làm người tốt, người đàng hoàng, tử tế, người đức hạnh. Vì những cái gọi là đàng hoàng, tử tế, và đạo đức ấy chính là những “nhân đức”, hay những hành động tốt được lập đi, lập lại trong nhiều hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống. Và đó là lý do tại sao phải “làm người” trước rồi mới “làm thánh”.

 

Thật ra, người đức hạnh, người đạo đức đã là một người tốt theo nghĩa tự nhiên. Họ chỉ cần siêu nhiên hóa đời sống của họ bằng một tâm tình qui hướng về Đấng Tối Cao, đồng thời vươn tới và phản chiếu tâm tình ấy qua việc đối xử nhân ái, công bằng, tôn trọng và phục vụ tốt với đồng loại. Được vậy họ chính là những thánh nhân trong cuộc đời này. Là những người rất đáng được tôn trọng dù họ không mang dáng vẻ đáng kính, nổi trội bằng những hành động lớn lao đi nữa. Theo Thánh Têrêsa Calcutta, chúng ta không có nhiều cơ hội làm những việc lớn lao, cao cả, nhưng chúng ta luôn có những cơ hội làm những việc tầm thường, nhỏ bé với tấm lòng và trái tim lớn lao, cao cả.

 

“Muốn làm thánh thì phải làm người trước đã”. Chúng ta ai cũng đã là người rồi, chỉ còn lại là người như thế nào. Đời sống thánh thiện không quá xa rời thực tế, không vượt quá sức con người, và cũng không phải là một lý tưởng trừu tượng. Sống thánh thiện, sống đạo đức, sống tốt lành là điều mà mọi người có thể làm được trong tin tưởng và cậy trông vào sức mạnh của Thiên Chúa, cùng với việc tận dụng tất cả những điều kiện đã có sẵn trong con người của chính mình. “Ông kia bà nọ nên thánh được tại sao tôi không được?” (Th. Augustine) 



 

4 CÂU CHUYỆN NHỎ GIÚP BẠN THAY ĐỔI NHÂN SINH QUAN



Đời người là thành hay bại đều phụ thuộc vào thái độ của chính mình. Bạn nhìn đời qua lăng kính nào thì sẽ cho ra màu sắc đó. Vậy hà cớ chi không chọn cho mình những sắc màu tươi sáng, trong trẻo hơn?
Những câu chuyện nhỏ dưới đây hi vọng có thể giúp bạn có được cái nhìn mới hơn, lạc quan hơn về cuộc sống của chính mình.
 
1. Thay đổi lập trường, suy nghĩ
 
Có một người mù đến nhà bạn thân chơi. Sau khi dùng cơm tối xong xuôi, người mù chuẩn bị ra về. Lúc ấy, chủ nhà mới đưa cho anh ta một chiếc đèn pin và nói: “Trời tối không nhìn thấy đường, anh cầm cái đèn này soi đường cho sáng rồi về“.
 
Người mù chau mày trong giây lát rồi nói: “Anh biết rõ tôi là một người mù còn chuẩn bị đèn soi đường chẳng phải là cười nhạo tôi sao?“.
 
Vị chủ nhà mỉm cười, đáp: “Anh hiểu nhầm ý tôi rồi. Anh đi đường, nhiều người khác cũng đi đường. Soi đường không phải để cho anh nhìn mà để người khác trông thấy không đâm vào anh“.
 
Người mù bấy giờ mới ngẩn người ngộ ra.
 
Suy ngẫm: Cổ nhân nói, người ta đến tuổi 40 thì không còn chuyện gì làm cho mê hoặc, đến tuổi 50 thì đã biết được mệnh Trời. Khi đến tuổi trung niên, hãy suy xét vấn đề một cách trầm tĩnh hơn. Làm người chính là cần phải học cách đứng từ nhiều góc độ khác nhau mà nhìn nhận cuộc đời. Như vậy bạn vừa có thể hiểu thấu được ý tốt của người khác, lại vừa có thể tránh được phiền não trong lòng. 
 
2. Biết cách sống lạc quan
 
Ba người công nhân đang xây một bức tường, có người đi ngang qua hỏi: “Các anh đang làm gì vậy?“.
 
Người thứ nhất cau có trả lời: “Anh không nhìn thấy sao? Xây tường chứ làm gì nữa!“.
 
Người thứ hai bình thản nói: “Chúng tôi đang xây dựng một cao ốc“.
 
Người thứ ba mỉm cười rạng rỡ bảo: “Chúng tôi đang xây dựng một thành phố mới”. 
10 năm sau…
 
Người thứ nhất vẫn đang xây một bức tường khác trên công trường mới. Người thứ hai làm kỹ sư xây dựng, đang ngồi ở văn phòng thiết kế công trình. Còn người thứ ba chính là ông chủ của hai người kia.
 
Suy ngẫm: Một tinh thần lạc quan sẽ giúp cuộc sống bạn thực sự tươi đẹp hơn. Người càng lạc quan thì thân thể càng khỏe mạnh, tinh thần càng minh mẫn. Khi đối mặt với khó khăn, người lạc quan thường sớm tìm ra được lối thoát. Bởi vì họ nhìn đời bằng một lăng kính tích cực nên những điều may mắn cũng sẽ đến. Nguyễn Du viết: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” chính là có ý tứ đó. 
 
3. Học cách khoan dung 
 
Có một cậu bé tính khí nóng nảy, hẹp hòi, thường hay cáu giận. Một hôm người cha đưa cho cậu bé một túi đinh, chiếc búa và dẫn đến chiếc bảng gỗ sau nhà. Cha cậu nói: “Sau này mỗi lần con không kiềm chế được cảm xúc hay nổi giận làm tổn thương ai, hãy đóng một chiếc đinh lên bảng“.
 
Ngày thứ nhất cậu đã đóng rất nhiều đinh lên bảng nhưng qua mỗi ngày số đinh trên bảng đã ít dần đi. Cậu phát hiện rằng tính khí của mình cũng ngày một tốt hơn. Cậu học được cách khống chế cảm xúc và nhận ra chuyện đó còn dễ hơn cả đóng đinh lên bảng.
 
Sau cùng, cho đến một ngày cậu đã không còn phải đóng chiếc đinh nào lên bảng nữa. Cậu đem sự việc kể với cha mình. Cha cậu lại nói: “Từ nay, cứ mỗi khi con làm được một việc tốt, giúp người khác vui, hãy nhổ một chiếc đinh ra“.
 
Ngày qua ngày, số đinh trên bảng lại không ngừng ít đi cho đến một hôm tất cả đều đã được nhổ hết. Người cha nắm lấy tay cậu bé, đứng trước chiếc bảng nói: “Con trai ngoan của cha, con đã làm được rất tốt. Nhưng con hãy nhìn những cái lỗ trên tấm bảng này mà xem! Nó vĩnh viễn không thể nào hết được. Cũng giống như khi con làm tổn thương người khác vậy, cũng sẽ để lại những vết thương không thể xóa trong lòng họ”. 
 
Suy ngẫm: Làm người cần phải học cách khống chế cảm xúc bản thân, ngay cả khi tức giận cũng vẫn phải biết lý lẽ một chút. Mà rốt cuộc tức giận cũng chỉ là làm tổn thương người và tự đả thương mình mà thôi, dù gì cũng đều không có lợi. Nếu có thể khoan dung, độ lượng với những sai sót của người khác, bạn sẽ cảm nhận được chính cuộc sống của mình cũng sẽ tươi đẹp hơn. Tuổi trung niên càng phải độ lượng hơn bởi lúc này bạn đã không còn cái vồn vã, xốc nổi thời thanh xuân, tâm tình đã trầm ổn, đã biết cách nhìn nhận mọi chuyện bình hòa hơn. 
 
4. Thay đổi quan niệm
 
Có người thợ mộc đốn hạ một chiếc cây, sau đó làm ra 3 chiếc thùng gỗ. Một chiếc đựng phân, gọi là thùng phân, ai thấy cũng đều tránh xa. Một chiếc đựng nước, gọi là thùng nước, mọi người đều dùng. Một chiếc đựng rượu, gọi là thùng rượu, là thức uống của nhiều người.
 
Đều là một chiếc thùng nhưng chứa những thứ khác nhau sẽ có vận mệnh khác nhau, có cái bị xa lánh, ghét bỏ, có cái lại được yêu quý, luôn đặt bên mình. Chẳng phải đời người cũng vậy sao?
 
Suy ngẫm: Người ta mang trong mình quan niệm thế nào thì số phận cũng sẽ chiểu theo thế đó. Chớ dùng những quan niệm cũ để sống cuộc đời hiện tại. Hãy học cách thích nghi với cuộc sống mới mỗi ngày. 
 
 


MUỐN LÀM THÁNH PHẢI LÀM NGƯỜI TRƯỚC ĐÃ

 

Trần Mỹ Duyệt

 

 

“Muốn làm thánh phải làm người trước đã” (Th. Gioan Bosco). Qua kinh nghiệm giáo dục, và với nhiệt tâm huấn luyện, chinh phục các thanh thiếu niên bụi đời quay về với cuộc sống đời thường, và cao hơn nữa, vươn tới lý tưởng thánh, thánh Gioan Bosco đã để lại một câu nói rất thực tế, nhưng cũng rất thách đố, đòi hỏi nhiều thiện chí và nghị lực của người nghe.

 

Câu hỏi đối với nhiều người không chấp nhận quan điểm của thánh nhân sẽ là: “Nói vậy thì tôi không phải là người hay sao?” Và “Tại sao để làm một thánh nhân thì tôi cần phải làm một con người trước?”

 

Điều đó đúng nếu ta chỉ quan niệm con người là một tạo vật có thân xác, có khối óc, có tài năng, biết làm giầu, biết hưởng thụ, thành đạt, và có quyền lực. Nhưng với những đặc điểm vừa kể thực ra chưa làm nên một người; nhất là một con người “tốt”, một con người “tử tế”.  

 

Theo phân tâm học, con người được kết hợp rất mật thiết do ba yếu tố, gồm bản năng (Id), bản ngã (Ego) và siêu ngã (Superego). Bản năng, thôi thúc con người hành động theo những nhu cầu và đòi hỏi tự nhiên. Thí dụ, bản năng sinh tồn, mách bảo cho con người biết đói phải ăn, khát phải uống, và buồn ngủ thì phải ngủ. Trong khi bản ngã thể hiện cái tôi của mỗi người như nóng nảy, ích kỷ, quảng đại, tình cảm, hay đam mê… được quan sát thấy qua lãnh vực tâm lý. Sau cùng là siêu ngã. Từ nơi sâu thẳm và tầng cao của trí tuệ, của hiểu biết, con người biết phải ăn như thế nào, phải vui như thế nào, phải buồn như thế nào, và làm sao để sống, để suy nghĩ, để hành động đúng với tư cách, phẩm giá của một con người.

 

Khi ba yếu tố hay ba đặc tính căn bản ấy bổ túc cho nhau và phát triển đồng đều lúc đó con người sẽ trở thành một người. Một con người để qua đó, nó có thể trở thành người đàng hoàng, tử tế, lịch sự, biết phải trái, biết hòa đồng, biết sống chung với mọi người. Một con người tốt. Một con người mà những ai thường ngày giao tíếp, gặp gỡ đều quí mến, và cảm thấy từ nơi nó toát ra một sức hấp dẫn có thể chinh phục và cải hóa được ngay cả những cái xấu, cái bất toàn nơi họ. Những thánh nhân, những bậc quân tử, hay những người tốt đều có những sức thu hút và hấp dẫn này. 

 

Khác với con người bản năng, con người bản ngã với cái tôi của mình. Một cái tôi biết vui, biết buồn, biết sướng, biết khổ, biết yêu, biết ghét, biết giận hờn. Ở điểm này, hành động con người bắt đầu tách rời và không lệ thuộc vào những đòi hỏi theo bản năng tức là những hành động chỉ thuộc về loài vật. Nơi tầng cao trong sinh hoạt tự nhiên ấy, đời sống tâm lý, tình cảm được thể hiện qua nụ cười, ánh mắt, bờ môi, qua những cử chỉ âu yếm, săn đón, và nhất là biết hy sinh cho người khác. Và cũng như con người bản năng, con người siêu ngã có thể làm chủ và điều khiển được con người “tâm lý” của mình. Đây là điều mà chỉ có con người với lý trí, hiểu biết mới có và mới có thể làm được, qua những chọn lựa hành vi nhân tính một cách tự do.

 

Nhưng làm sao để có thể kìm hãm được bản năng, thăng hoa được tình cảm, và phát triển được lý trí, nếu nó suy nghĩ, sống và hành động như một kẻ vô thần. Và vì thế, con người bắt buộc phải tiến đến sự hiểu biết và qui hướng về một Đấng Toàn Năng. Do sự nhận thức và hiểu biết này, con người biết mình phải làm gì, và làm như thế nào dựa theo những định luật của lương tâm, của niềm tin tôn giáo. Với những suy nghĩ tâm linh này, con người mới trở nên một tạo vật vượt trên mọi thụ tạo hữu hình, “Nhân linh ư vạn vật”. 

 

Như vậy làm người không đơn giản, và không dễ dàng, nhất là làm người tốt, người đàng hoàng, tử tế, người đức hạnh. Vì những cái gọi là đàng hoàng, tử tế, và đạo đức ấy chính là những “nhân đức”, hay những hành động tốt được lập đi, lập lại trong nhiều hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống. Và đó là lý do tại sao phải “làm người” trước rồi mới “làm thánh”.

 

Thật ra, người đức hạnh, người đạo đức đã là một người tốt theo nghĩa tự nhiên. Họ chỉ cần siêu nhiên hóa đời sống của họ bằng một tâm tình qui hướng về Đấng Tối Cao, đồng thời vươn tới và phản chiếu tâm tình ấy qua việc đối xử nhân ái, công bằng, tôn trọng và phục vụ tốt với đồng loại. Được vậy họ chính là những thánh nhân trong cuộc đời này. Là những người rất đáng được tôn trọng dù họ không mang dáng vẻ đáng kính, nổi trội bằng những hành động lớn lao đi nữa. Theo Thánh Têrêsa Calcutta, chúng ta không có nhiều cơ hội làm những việc lớn lao, cao cả, nhưng chúng ta luôn có những cơ hội làm những việc tầm thường, nhỏ bé với tấm lòng và trái tim lớn lao, cao cả.

 

“Muốn làm thánh thì phải làm người trước đã”. Chúng ta ai cũng đã là người rồi, chỉ còn lại là người như thế nào. Đời sống thánh thiện không quá xa rời thực tế, không vượt quá sức con người, và cũng không phải là một lý tưởng trừu tượng. Sống thánh thiện, sống đạo đức, sống tốt lành là điều mà mọi người có thể làm được trong tin tưởng và cậy trông vào sức mạnh của Thiên Chúa, cùng với việc tận dụng tất cả những điều kiện đã có sẵn trong con người của chính mình. “Ông kia bà nọ nên thánh được tại sao tôi không được?” (Th. Augustine) 



 

4 CÂU CHUYỆN NHỎ GIÚP BẠN THAY ĐỔI NHÂN SINH QUAN



Đời người là thành hay bại đều phụ thuộc vào thái độ của chính mình. Bạn nhìn đời qua lăng kính nào thì sẽ cho ra màu sắc đó. Vậy hà cớ chi không chọn cho mình những sắc màu tươi sáng, trong trẻo hơn?
Những câu chuyện nhỏ dưới đây hi vọng có thể giúp bạn có được cái nhìn mới hơn, lạc quan hơn về cuộc sống của chính mình.
 
1. Thay đổi lập trường, suy nghĩ
 
Có một người mù đến nhà bạn thân chơi. Sau khi dùng cơm tối xong xuôi, người mù chuẩn bị ra về. Lúc ấy, chủ nhà mới đưa cho anh ta một chiếc đèn pin và nói: “Trời tối không nhìn thấy đường, anh cầm cái đèn này soi đường cho sáng rồi về“.
 
Người mù chau mày trong giây lát rồi nói: “Anh biết rõ tôi là một người mù còn chuẩn bị đèn soi đường chẳng phải là cười nhạo tôi sao?“.
 
Vị chủ nhà mỉm cười, đáp: “Anh hiểu nhầm ý tôi rồi. Anh đi đường, nhiều người khác cũng đi đường. Soi đường không phải để cho anh nhìn mà để người khác trông thấy không đâm vào anh“.
 
Người mù bấy giờ mới ngẩn người ngộ ra.
 
Suy ngẫm: Cổ nhân nói, người ta đến tuổi 40 thì không còn chuyện gì làm cho mê hoặc, đến tuổi 50 thì đã biết được mệnh Trời. Khi đến tuổi trung niên, hãy suy xét vấn đề một cách trầm tĩnh hơn. Làm người chính là cần phải học cách đứng từ nhiều góc độ khác nhau mà nhìn nhận cuộc đời. Như vậy bạn vừa có thể hiểu thấu được ý tốt của người khác, lại vừa có thể tránh được phiền não trong lòng. 
 
2. Biết cách sống lạc quan
 
Ba người công nhân đang xây một bức tường, có người đi ngang qua hỏi: “Các anh đang làm gì vậy?“.
 
Người thứ nhất cau có trả lời: “Anh không nhìn thấy sao? Xây tường chứ làm gì nữa!“.
 
Người thứ hai bình thản nói: “Chúng tôi đang xây dựng một cao ốc“.
 
Người thứ ba mỉm cười rạng rỡ bảo: “Chúng tôi đang xây dựng một thành phố mới”. 
10 năm sau…
 
Người thứ nhất vẫn đang xây một bức tường khác trên công trường mới. Người thứ hai làm kỹ sư xây dựng, đang ngồi ở văn phòng thiết kế công trình. Còn người thứ ba chính là ông chủ của hai người kia.
 
Suy ngẫm: Một tinh thần lạc quan sẽ giúp cuộc sống bạn thực sự tươi đẹp hơn. Người càng lạc quan thì thân thể càng khỏe mạnh, tinh thần càng minh mẫn. Khi đối mặt với khó khăn, người lạc quan thường sớm tìm ra được lối thoát. Bởi vì họ nhìn đời bằng một lăng kính tích cực nên những điều may mắn cũng sẽ đến. Nguyễn Du viết: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” chính là có ý tứ đó. 
 
3. Học cách khoan dung 
 
Có một cậu bé tính khí nóng nảy, hẹp hòi, thường hay cáu giận. Một hôm người cha đưa cho cậu bé một túi đinh, chiếc búa và dẫn đến chiếc bảng gỗ sau nhà. Cha cậu nói: “Sau này mỗi lần con không kiềm chế được cảm xúc hay nổi giận làm tổn thương ai, hãy đóng một chiếc đinh lên bảng“.
 
Ngày thứ nhất cậu đã đóng rất nhiều đinh lên bảng nhưng qua mỗi ngày số đinh trên bảng đã ít dần đi. Cậu phát hiện rằng tính khí của mình cũng ngày một tốt hơn. Cậu học được cách khống chế cảm xúc và nhận ra chuyện đó còn dễ hơn cả đóng đinh lên bảng.
 
Sau cùng, cho đến một ngày cậu đã không còn phải đóng chiếc đinh nào lên bảng nữa. Cậu đem sự việc kể với cha mình. Cha cậu lại nói: “Từ nay, cứ mỗi khi con làm được một việc tốt, giúp người khác vui, hãy nhổ một chiếc đinh ra“.
 
Ngày qua ngày, số đinh trên bảng lại không ngừng ít đi cho đến một hôm tất cả đều đã được nhổ hết. Người cha nắm lấy tay cậu bé, đứng trước chiếc bảng nói: “Con trai ngoan của cha, con đã làm được rất tốt. Nhưng con hãy nhìn những cái lỗ trên tấm bảng này mà xem! Nó vĩnh viễn không thể nào hết được. Cũng giống như khi con làm tổn thương người khác vậy, cũng sẽ để lại những vết thương không thể xóa trong lòng họ”. 
 
Suy ngẫm: Làm người cần phải học cách khống chế cảm xúc bản thân, ngay cả khi tức giận cũng vẫn phải biết lý lẽ một chút. Mà rốt cuộc tức giận cũng chỉ là làm tổn thương người và tự đả thương mình mà thôi, dù gì cũng đều không có lợi. Nếu có thể khoan dung, độ lượng với những sai sót của người khác, bạn sẽ cảm nhận được chính cuộc sống của mình cũng sẽ tươi đẹp hơn. Tuổi trung niên càng phải độ lượng hơn bởi lúc này bạn đã không còn cái vồn vã, xốc nổi thời thanh xuân, tâm tình đã trầm ổn, đã biết cách nhìn nhận mọi chuyện bình hòa hơn. 
 
4. Thay đổi quan niệm
 
Có người thợ mộc đốn hạ một chiếc cây, sau đó làm ra 3 chiếc thùng gỗ. Một chiếc đựng phân, gọi là thùng phân, ai thấy cũng đều tránh xa. Một chiếc đựng nước, gọi là thùng nước, mọi người đều dùng. Một chiếc đựng rượu, gọi là thùng rượu, là thức uống của nhiều người.
 
Đều là một chiếc thùng nhưng chứa những thứ khác nhau sẽ có vận mệnh khác nhau, có cái bị xa lánh, ghét bỏ, có cái lại được yêu quý, luôn đặt bên mình. Chẳng phải đời người cũng vậy sao?
 
Suy ngẫm: Người ta mang trong mình quan niệm thế nào thì số phận cũng sẽ chiểu theo thế đó. Chớ dùng những quan niệm cũ để sống cuộc đời hiện tại. Hãy học cách thích nghi với cuộc sống mới mỗi ngày. 
 
Yên Ba

Tác giả bài viết: Yên Ba ,Trần Mỹ Duyệt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập97
  • Hôm nay16,146
  • Tháng hiện tại237,374
  • Tổng lượt truy cập35,503,655
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây