Hồi nhỏ khi mới bắt đầu cắp sách đến trường, các thầy cô giáo thường dạy phải học nằm lòng câu ca dao có ghi trong sách giáo khoa thư: “Khôn nghề cờ bạc là khôn dại, dại chốn văn chương ấy dại khôn”. Hôm nay Tin mừng Chúa Nhật nói về sự khôn ngoan của người giầu có. Vậy khôn ngoan này là gì? Chúa Giêsu dạy phải khôn ngoan thế nào?
Bài đọc 1 nói về sự phong phú của khôn ngoan. Khôn ngoan có giá trị gì? Nó vượt lên trên mọi ước muốn vì nó cho tất cả mọi sự -phong phú vô hạn, giầu sang vô cùng (Kn 7:7-11). Thánh Phaolo nói Lời Chúa thì sắc bén và thấm nhuần sâu thẳm tâm can, không gì có thể che dấu được, mọi sự xấu tốt đều hiện rõ trước mặt Chúa (x. bài đọc 2 Dt 4:12-13). Thánh Marco nói -trong bài Tin Mừng Phúc Âm hôm nay- là tất cả mọi sự phải được làm vì Chúa. Một chàng trai đến hỏi Chúa Giêsu là phải làm gì để được cứu rỗi. Chúa biểu anh hãy giữ những lề luật Chúa dạy. Anh ta trả lời là anh đã làm tất cả những điều đó rồi. Còn một điều nữa anh phải làm -Chúa thân ái nói với anh- là hãy về bán hết mọi sự anh có đem giúp người nghèo khổ. Chàng trai bèn rời bỏ Chúa. Lúc đó Chúa bèn thốt lên “người giầu có quả là khó khăn mới vào được thiên đàng” (Mc 10:17-30).
Khi một chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết đến quì gối trước mặt Chúa Giêsu đề cầu xin cho có được đời sống vĩnh cửu thì anh ta đã nói cho Chúa biết là anh đã hiểu rõ luật lệ và những gì cần thiết phải làm. Nhưng khi Chúa Giêsu nhắc lại cho anh những luật không được làm như giết người, ngoại tình dâm dục, ăn gian nói dối, ăn cắp ăn trộm, làm chứng gian và phải thảo kính cha mẹ...thì anh ta hãnh diện nói với Chúa là anh đã thi hành những điều đó từ hồi còn nhỏ. Với cung cách tuyên xưng đó anh đã chứng tỏ là một chàng trai tốt và trung thành, tự nó cho thấy đó là vấn đề có liên hệ đến pháp luật (coi Lv 20:9, Dnl 21:18-21)
Chúng ta thử xem cái tư thế và phong thái hăng say của chàng trai này như ‘chạy đến trước mặt Chúa Giêsu rồi quì gối và tôn vinh Chúa là ‘Thầy dạy nhân lành’, đúng tư cách tục lệ của một người biết vâng lời nhưng rồi lại không có được đời sống vĩnh cửu. Tại sao? Sự đầu tư của anh ta khiến mọi người phải kính phục là đã tuân giữ mọi lề luật. Anh còn hơn cả một sinh viên mà Chúa thường mong ước.
Dựa trên cung cách và lời khai của chàng trai này, chúng ta có thể đoán xem Chúa đề nghị và đòi hỏi anh ta làm những gì. Nhưng có cái gì đã xẩy ra...? Chúa nhìn anh ta và tỏ lòng yêu thương anh ta rất nhiều rồi khuyên anh ta về bán hết của cải mình có đem cho người nghèo khó rồi đi theo Chúa. Chàng trai trẻ cúi mặt buồn rầu và bước đi trong chán nản. Anh ta đã bỏ mất điều anh mong ước là đời sống vĩnh cửu để đi theo làm chủ nhiều thứ khác.
Theo nghĩa của sự khôn ngoan theo truyền thống trong kinh thánh mà hai bài đọc 1 và 2 đã nêu ra thì lời giảng của Chúa Giêsu về của cải quả là khó có thể nắm bắt được hết ý nghĩa. Theo truyền thống này thì sự khôn ngoan là cái gì mà chàng trai này phải cam kết làm cho được đúng theo luật lệ. Ngoài ra, khôn ngoan như vậy thì không tương xứng với sự giầu sang. Nhưng thực tế như trong bài đọc 1 thì sự khôn ngoan lại tạo ra giầu sang. Vậy, việc anh ta làm ra được nhiều của cải cũng như tài sản của cải to lớn của anh ta chứng tỏ anh ta rất khôn ngoan. Và, với cái khôn ngoan ấy anh ta có thể thênh thang bước trên hoan lộ để đi đón nhận đời sống vĩnh cửu. Vậy khi Chúa tuyên bố là người giầu có thì khó có thể vào được vương quốc Thiên Chúa thì người thanh niên và các môn đệ đâm ra bối rối. !!..!!..
Nếu không là người giầu có thì là ai đây? Âm vang của bài đọc 1 lại như nhắc nhở là: sự khôn ngoan tiên khởi là một quà tặng. Chúa Giêsu cũng nhắc lại cho các môn đệ là ơn cứu chuộc cũng là một quà tặng. Và cuối cùng nó được ban phát ra là hoàn toàn do Thiên Chúa.
Nguồn tin: Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn