Chủ tịch Tập Cận Bình đọc nhầm thành ngữ của Trung Quốc

Thứ ba - 06/09/2016 10:49

Chủ tịch Tập Cận Bình đọc nhầm thành ngữ của Trung Quốc

Giới kiểm duyệt ở Trung Quốc đang ráo riết xóa trên Internet và truyền thông xã hội mọi lời đề cập đến việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đọc nhầm vài từ trong một bài phát biểu ở Hàng Châu trước hội nghị các lãnh đạo khối G20.

 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại 1 cuộc họp báo sau khi kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu, Trung Quốc, ngày 5/9/2016.
Chia sẻ

 

Trong bài phát biểu hôm 3/9, tại hội nghị thượng đỉnh kinh doanh B20, là tổ chức tư vấn cho Hội nghị Thượng đỉnh Các nhà lãnh đạo G20 về các quyết định chính sách, ông Tập đã trích dẫn thành ngữ cổ của Trung Quốc là "Khinh quan dịch đạo, thông thương khoan nông" khi bình luận về nền kinh tế toàn cầu.

Nhưng vì các nét trong từ “nông” rất giống từ “y”, nghĩa là quần áo, nên ông đã đọc nhầm đoạn cuối của thành ngữ, dẫn đến nó có nghĩa là "trút bỏ y phục" thay vì có nghĩa là "nới lỏng chính sách nông nghiệp".

Cụm từ “thông thương khoan nông” đã nhanh chóng bị kiểm duyệt trên trang Weibo của Trung Quốc ngay sau khi nhiều người bắt đầu bình luận về sự cố đọc nhầm, và việc tìm kiếm cụm từ này dẫn đến không có kết quả nào. Cụm từ này cũng bị kiểm duyệt đối với các tin nhắn di động trên ứng dụng WeChat của Trung Quốc.

Các chính trị gia vẫn thường nói nhầm, cả ở Trung Quốc lẫn trên thế giới, nhưng vụ đọc hớ này đã làm mọi người lại bàn tán về học vấn của ông Tập, lâu nay là một chủ đề nhạy cảm nhưng được nhiều người thảo luận.

Ông Tập bỏ học khi còn học cấp hai thời Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc để đi làm ở vùng nông thôn của tỉnh Thiểm Tây. Năm 1976, ông Tập, cũng như nhiều người đồng trang lứa lúc đó không được học hành trong gần một thập kỷ, đã được giới thiệu tới Đại học Thanh Hoa. Trong thời Cách mạng Văn hóa, không có kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia.

Từ năm 1998 đến 2002, ông Tập nghiên cứu lý thuyết Mác và giáo dục tư tưởng ở Thanh Hoa và nhận bằng tiến sĩ luật. Một số người chỉ trích cho rằng luận án của ông Tập có thể có đạo văn hoặc do những người khác viết, và họ đã đặt câu hỏi khả năng học tập của ông Tập. Ông chưa bao giờ đưa ra ý kiến về thông tin gây tranh cãi này.


Tác giả bài viết: Trụ Vũ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập40
  • Hôm nay9,270
  • Tháng hiện tại128,746
  • Tổng lượt truy cập35,051,228
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây