Đại học Oxford có một lịch sử nổi tiếng vì là nơi xuất phát của những nhân vật nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực như các nhà thơ, hàng chục thủ tướng Anh và nhiều người đoạt giải Nobel.
Trường Đại học Oxford danh giá của Anh lần đầu tiên giành vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng mới nhất các trường đại học trên toàn cầu.
Tờ Financial Times cho biết Đại học Oxford đã vượt qua những trở ngại vì sụt giảm ngân quỹ và bất ổn xung quanh cuộc trưng cầu dân ý Brexit để lần đầu tiên dẫn đầu bảng xếp hạng quốc tế có uy tín của các nhà phân tích ở Mỹ.
Đại học Oxford có một lịch sử nổi tiếng từ thế kỷ thứ 12 và cả trước đó vì là nơi xuất phát của những nhân vật nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực như các nhà thơ, hàng chục thủ tướng Anh và nhiều người đoạt giải Nobel.
Các trường đại học tại Mỹ vẫn chiếm đa số trong Top 10 của bảng xếp hạng vừa công bố, trong đó có Trường đại học Stanford, Viện Công nghệ Massachusetts, Trường đại học Harvard và Trường đại học Princeton. Đại học Cambridge của Anh đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng.
Bảng xếp hạng cũng cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của các trường đại học tại châu Á, đặc biệt là của Trung Quốc, với sự hậu thuẫn tài chính đáng kể từ chính phủ. Trung Quốc hiện đang gia tăng chi tiêu đầu tư vào giáo dục. Bắc Kinh đã chi hàng tỷ đôla mỗi năm vào các trường đại học hàng đầu của mình. Đại học Bắc Kinh đã vượt bậc ngoạn mục từ vị trí 42 lên vị trí 29 trong bảng xếp hạng. Đại học Thanh Hoa đã từ vị trí 47 lên hạng 35.
Ngoài ra, hai trường khác của châu Á đã lọt vào top 100 lần đầu tiên là Đại học Trung Quốc của Hồng Kông và Viện Khoa học và Công nghệ của Hàn Quốc.
Bảng xếp hạng đã được thực hiện trong 13 năm qua, dựa vào 5 chỉ số hiệu suất: giảng dạy, nghiên cứu, số lượng được trích dẫn tham khảo học thuật, phạm vi quốc tế và sự chuyển giao tri thức vào công nghiệp22.09.2016
Đại học Oxford có một lịch sử nổi tiếng vì là nơi xuất phát của những nhân vật nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực như các nhà thơ, hàng chục thủ tướng Anh và nhiều người đoạt giải Nobel.
Trường
Tờ Financial Times cho biết Đại học Oxford đã vượt qua những trở ngại vì sụt giảm ngân quỹ và bất ổn xung quanh cuộc trưng cầu dân ý Brexit để lần đầu tiên dẫn đầu bảng xếp hạng quốc tế có uy tín của các nhà phân tích ở Mỹ.
Đại học Oxford có một lịch sử nổi tiếng từ thế kỷ thứ 12 và cả trước đó vì là nơi xuất phát của những nhân vật nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực như các nhà thơ, hàng chục thủ tướng Anh và nhiều người đoạt giải Nobel.
Các trường đại học tại Mỹ vẫn chiếm đa số trong Top 10 của bảng xếp hạng vừa công bố, trong đó có Trường đại học Stanford, Viện Công nghệ Massachusetts, Trường đại học Harvard và Trường đại học Princeton. Đại học Cambridge của Anh đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng.
Bảng xếp hạng cũng cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của các trường đại học tại châu Á, đặc biệt là của Trung Quốc, với sự hậu thuẫn tài chính đáng kể từ chính phủ. Trung Quốc hiện đang gia tăng chi tiêu đầu tư vào giáo dục. Bắc Kinh đã chi hàng tỷ đôla mỗi năm vào các trường đại học hàng đầu của mình. Đại học Bắc Kinh đã vượt bậc ngoạn mục từ vị trí 42 lên vị trí 29 trong bảng xếp hạng. Đại học Thanh Hoa đã từ vị trí 47 lên hạng 35.
Ngoài ra, hai trường khác của châu Á đã lọt vào top 100 lần đầu tiên là Đại học Trung Quốc của Hồng Kông và Viện Khoa học và Công nghệ của Hàn Quốc.
Bảng xếp hạng đã được thực hiện trong 13 năm qua, dựa vào 5 chỉ số hiệu suất: giảng dạy, nghiên cứu, số lượng được trích dẫn tham khảo học thuật, phạm vi quốc tế và sự chuyển giao tri thức vào công nghiệp.
Tác giả bài viết: Tru Vu
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn