Mọc mũi ở... lưng vì liệu pháp tế bào gốc

Chủ nhật - 13/07/2014 05:13

8 năm sau phẫu thuật cấy ghép tế bào gốc vào cột sống, bệnh nhân nữ người Mỹ đã mọc một khối cấu trúc giống mũi trên lưng của cô. Ảnh minh họa: CCTV

8 năm sau phẫu thuật cấy ghép tế bào gốc vào cột sống, bệnh nhân nữ người Mỹ đã mọc một khối cấu trúc giống mũi trên lưng của cô. Ảnh minh họa: CCTV
Một phụ nữ đã phát triển khối cấu trúc giống chiếc mũi trên lưng của mình, 8 năm sau khi một liệu pháp tế bào gốc nhằm chữa trị chứng bại liệt của cô thất bại.
mọc mũi trên lưng, phẫu thuật, cấy ghép, tế bào gốc, mô mũi
 

Tại bệnh viện Egas Moniz ở Lisbon, Bồ Đào Nha, một phụ nữ xin được giữ kín danh tính, công dân Mỹ đã trải qua phẫu thuật cấy ghép mô trích lấy từ mũi của cô vào xương sống. Các bác sĩ từng hy vọng, các tế bào cấy ghép sẽ phát triển thành những tế bào thần kinh và giúp sửa chữa tổn hại thần kinh đối với xương sống của cô.

Tuy nhiên, quá trình điều trị đã thất bại. Đặc biệt, đến năm ngoái, tức là 8 năm sau ca phẫu thuật cấy ghép tế bào gốc, bệnh nhân nữ, lúc đó 28 tuổi, bắt đầu bị các cơn đau ngày càng tăng hành hạ ở khu vực từng trải qua dao kéo.

Kết quả thăm khám tại bệnh viện hé lộ, "thủ phạm" gây khó chịu cho cô gái là một khối phát triển dài 3cm, vốn bao gồm chủ yếu là mô mũi cũng như các mẩu xương và nhánh thần kinh đã không kết nối với các dây thần kinh cột sống.

Chuyên gia phẫu thuật thần kinh Brian Dlouhy thuộc Bệnh viện Đại học Iowa ở thành phố Iowa, Mỹ, đã tiến hành phẫu thuật loại bỏ mũi mọc trên lưng cho cô gái nói trên. Ông cho biết, nó là khối u lành tính, nhưng đang tiết ra "một chất giống nước nhầy thải loại đặc sệt" - hiện tượng có thể gây ra đau đớn đối với cột sống của bệnh nhân.

Theo Jean Peduzzi-Nelson, một nhà nghiên cứu tế bào gốc thuộc Đại học Wayne (Michigan, Mỹ) đã tư vấn cho nhóm bác sĩ Bồ Đào Nha về kỹ thuật cấy ghép tế bào gốc điều trị bại liệt, hầu hết các bệnh nhân nhận mô mũi đều hồi phục đúng như dự kiến sau khi ca phẫu thuật của họ tiến triển tốt.

Bà Peduzzi-Nelson bộc bạch: "Tôi rất buồn lòng khi biết về sự cố bất lợi này (đối với cô gái Mỹ), dù tỉ lệ xảy ra vấn đề như vậy chỉ dưới 1%. Nhiều bệnh nhân trải qua quá trình điều trị cấy ghép mô mũi đã có sự hồi phục tuyệt vời".

Năm 2010, các nhà nghiên cứu Lisbon đã công bố kết quả sử dụng phương pháp mới đối với 20 người bị bại liệt ở nhiều điểm khác nhau trên cột sống của họ. 11 người trong số này đã cho thấy sự hồi phục một phần về cử động và cảm giác, trong khi tình trạng liệt ở 1 người khác trở nên tồi tệ hơn, 1 người bị viêm màng não và 4 người khác trải qua các sự cố bất lợi nhỏ.

Do có khả năng biến thành nhiều loại tế bào khác trong cơ thể, nên các tế bào gốc được đông đảo giới nghiên cứu và y học xem là "một bộ đồ nghề sửa chữa" đối với cơ thể. Dù được tung hô là tương lai của ngành y - dược, khả năng biến thái và gia tăng của các tế bào gốc chứa đựng một đe dọa tiềm tàng. Chẳng hạn như, khi được cấy ghép vào người nào đó, chúng có thể biến thành các tế bào ung thư nguy hiểm.

Tuấn Anh(Theo New Scientist, Daily Mail)

 

chỉ số "vàng" của chiếc mũi hoàn hảo

Các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ tiết lộ, mũi của một phụ nữ được coi là hoàn hảo nếu có góc tạo thành ở chóp mũi đạt 106 độ.

 

chỉ số 'vàng, hoàn hảo, mũi đẹp, phụ nữ, phái yếu

Nữ diễn viên, cựu người mẫu Mỹ Jessica Biel, minh tinh màn bạc Anh Kate Bekinsale và cô đào Mỹ Scarlett Johansson đều sở hữu chiếc mũi hoàn hảo với góc tạo thành ở chóp mũi là 106 độ. Ảnh: Daily Mail

Nữ diễn viên kiêm ca sĩ Mỹ Scarlett Johansson nhiều lần được bình chọn là người phụ nữ quyến rũ nhất hành tinh. Một trong những lí do giúp cô đạt được danh hiệu đó có thể là vì cô sở hữu chiếc mũi hoàn hảo.

Các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đã tiến hành phân tích hình dáng lý tưởng của một chiếc mũi phụ nữ và phát hiện, nó nên hơi vểnh lên một chút Được đo từ phía trên môi, góc xoay tối ưu ở chóp mũi nên là 106 độ để tăng vẻ đẹp cho khuôn mặt phái yếu, theo nghiên cứu mới.

Các tác giả nghiên cứu tuyên bố, cho mãi tới nay vẫn chưa có một tiêu chuẩn được chấp nhận phổ biến về sự kết hợp thẩm mỹ nhất của các đặc điểm về mũi. Các nỗ lực nhằm tìm ra hình dáng hoàn hảo của chiếc mũi đã diễn ra suốt nhiều thập niên qua, theo lời của tiến sĩ Omar Ahmed thuộc Đại học New York.

Trong một nỗ lực nhằm "phác họa" chiếc mũi đẹp nhất cho phái yếu, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra phản ứng của công chúng đối với hàng loạt góc và độ cao của mũi. Họ đã sử dụng ảnh chụp kỹ thuật số dung mạo của những phụ nữ trẻ trong độ tuổi từ 18 - 25 và cho gần 4.000 người, cả nam lẫn nữ thuộc cùng lứa tuổi, xếp hạng trực tuyến.

Những người tham gia đánh giá được yêu cầu so sánh ảnh chụp các phụ nữ có mũi vếch lên so với khuôn mặt họ là 96, 101, 106, 111 và 116 độ. Kết quả hé lộ, 106 độ là chỉ số "vàng", phù hợp với một nghiên cứu trước đó, vốn phát hiện 104 và 108 độ nằm trong số các góc tạo thành ở chóp mũi rất được yêu thích.

Nhóm nghiên cứu cũng khám phá ra rằng, góc tạo thành ở chóp mũi nhỏ hơn 90 độ sẽ khiến khuôn mặt người phụ nữ trông ủ rũ, dài và nam tính. Nếu áp dụng chỉ số "vàng", nữ diễn viên, cựu người mẫu Mỹ Jessica Biel, minh tinh màn bạc Anh Kate Bekinsale và cô đào Mỹ Scarlett Johansson đều sở hữu chiếc mũi hoàn hảo.

Theo C-harles East, một trong những chuyên gia giàu kinh nghiệm nhất và được tín nhiệm nhất về phẫu thuật thẩm mỹ mũi, thuộc Hiệp hội Các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Anh, có nhiều đặc điểm truyền thống liên quan đến việc tạo ra một chiếc mũi hoàn hảo. Các bác sĩ phẫu thuật luôn cố gắng tạo ra diện mạo hoàn hảo cho từng cá nhân, thay vì gắn chặt với một công thức trong sấch giáo khoa.

"Có một loạt góc xoay được áp dụng khi phẫu thuật thẩm mỹ mũi, thường là 90 - 100 độ đối với nam và 95 - 110 độ đối với nữ", ông East nói. Bản thân chuyên gia này cũng được các bệnh nhân yêu cầu tái tạo chiếc mũi của Scarlett Johansson, nhưng yêu cầu phổ biến nhất hiện nay là chiếc mũi giống của ngôi sao truyền hình thực tế Mỹ Kim Kardashian, biệt danh "cô Kim siêu vòng 3".

Tuấn Anh(theo Daily Mail)

Mũi người phân biệt được... 1.000 tỷ mùi khác nhau

Nghiên cứu mới đây của các chuyên gia Mỹ cho biết mũi người có thể phân biệt gần 1.000 tỷ mùi khác nhau, hơn gấp nhiều lần so với những tài liệu công bố trước đây rằng mũi người chỉ ngửi được 10.000 mùi.

Các nhà nghiên cứu tại đại học Rockefeller nhận định rằng chúng ta chỉ mới sử dụng một phần rất nhỏ “sức mạnh” của khứu giác.

Theo đó, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm để xem khả năng phân biệt mùi của 26 người. Mỗi cá nhân sẽ được ngửi mùi trong 3 lọ nhỏ trong đó có 2 mùi gần giống nhau. Số lượng mùi được tổng hợp và tạo ra từ 128 hóa chất tạo mùi. Nhiệm vụ của mỗi người là phải xác định và phân biệt mùi khác với 2 mùi còn lại.

mũi, người, hoa, phân biệt, mùi, thí nghiệm, khoa học

Một bông hoa có vị ngọt ngào là do sự kết hợp hài hòa của hàng trăm mùi khác nhau

Dựa trên kết quả của thí nghiệm, các nhà khoa học sử dụng lý thuyết để đánh giá, suy luận có bao nhiêu mùi hương mà người bình thường có thể phân biệt được từ các hỗn hợp trên.

Sau hàng trăm thí nghiệm với mỗi cá nhân, các chuyên gia nhận thấy mỗi người có khả năng phân biệt và ngửi được ít nhất 1.000 tỷ mùi khác nhau. Khả năng phân biệt mùi được tạo ra từ các hợp chất thử nghiệm cũng thay đổi ở người này và người khác.

Có ý kiến cho rằng nghiên cứu đã tạo ra bước ngoặt trong việc đánh giá được khả năng tiềm tàng của hệ thống khứu giác ở người nhưng chúng ta cũng cần thêm thời gian để trả lời chính xác những câu hỏi cụ thể hơn rằng liệu có bao nhiêu hóa chất riêng lẻ mà con người có thể cảm nhận được?

(Theo Dân Việt)
 

Tại sao mũi đàn ông thường to hơn mũi phụ nữ?

Các nhà nhiên cứu cho biết, những người đàn ông có kích thước mũi lớn hơn so với phụ nữ vì họ to lớn hơn, đòi hỏi lượng oxi cung cấp vào cơ thể nhiều hơn.

 

Những phát hiện này cũng có thể làm sáng tỏ những bí ẩn của sự tiến hóa của con người, chẳng hạn như tại sao người Neanderthal có mũi rất lớn.

 

phụ nữ, đàn ông, kích thước mũi, lớn hơn, oxy, cần thiết
Mũi nam giới thường có kích thước lớn hơn phụ nữ.

Con người hiện đại có mũi nhỏ hơn so với người cổ đại, bao gồm cả người Neanderthal là loại người có mối quan hệ tiến hóa gần gũi nhất với con người hiện đại.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu những bộ xương của người cổ đại cho thấy họ có khối lượng cơ thể lớn hơn nhiều so với người hiện đại. Do đó chiếc mũi lớn hơn sẽ cung cấp cho họ lượng oxy nhiều để đủ cho sự trao đổi khí.

Tuy nhiên, do bộ xương hóa thạch của người cổ đại thường bị phân mảnh và không nguyên vẹn, vì vậy các nhà nghiên cứu không thể xác minh kích thước mũi có liên quan đến khối lượng cơ thể hay không.

Những nghiên cứu trước đây ứng dụng trên một loạt người hiện đại trên toàn thế giới cũng cho thấy rằng những người đàn ông thường có mũi lớn hơn so với phụ nữ, thường có khoang mũi lớn hơn và đường hô hấp sau mũi tốt hơn.

Ngoài ra, những người đàn ông tiêu thụ oxy nhiều hơn trong quá trình thở mũi hơn phụ nữ. Tuy nhiên, không thể chắc chắn rằng khác biệt về kích thước mũi là do lượng oxi cơ thể cần.Có thể, kích thước mũi có liên quan đến một số chức năng khác, hoặc không liên quan đến chức năng nào cả.

Để giải đáp những câu hỏi quay xung quanh chiếc mũi, các nhà nghiên cứu phân tích khi nào thì kích thước mũi bắt đầu thay đổi trong hai giới. Họ nghiên cứu trên 18 tình nguyện viên nữ và 20 tình nguyện viên nam viên. Họ đều là người gốc châu Âu, dựa trên gần 300 dữ liệu chụp X-quang và các dữ liệu vật lý khác thu thập được khi họ từ 3 đến hơn 20 tuổi.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng kích thước mũi của nam giới và nữ giới có kích thước tương tự như mũi bây giờ khi họ còn trẻ. Tuy nhiên , mũi nam thường bắt đầu phát triển lớn hơn mũi nữ tuổi vị thành niên, lớn hơn trung bình 10%, trùng hợp với cách thức nam giới thường tiêu thụ nhiều oxy và năng lượng hơn so với phụ nữ khi dậy thì.

Nhà nghiên cứu nhân chủng học sinh học Nathan Holton tại Đại học Iowa cho biết: "Trong quá trình cơ thể phát triển, cả năm và nữ đề tăng kích thước cơ thể, nhưng nam giới lại tăng một cách không đồng đều về kích thước mũi".

Ở tuổi vị thành niên, nam giới thường có cơ bắp nạc hơn so với nữ giới, đòi hỏi nhiều năng lượng và oxy hơn, cho thấy kích thước mũi có liên kết với mức tiêu thụ oxy. Các nhà khoa học trình bày chi tiết phát hiện này trên ấn phẩm trực tuyến tạp chí the Physical Anthropology ra ngày 31/10.

Các nhà nghiên cứu thừa nhận mẫu nghiên cứu ít hơn 40 người và tất cả đều có nguồn gốc châu Âu. Vì thế có thể vấn đề không thể bao quát cho tất cả nam giới và nữ giới nói chung.

Tuy nhiên, thực tế phát hiện đàn ông thường có mũi lớn hơn so với phụ nữ trong những nghiên cứu trước đây (trên phạm vi toàn cầu) đã cho thấy cho thấy kết quả nghiên cứu này có thể áp dụng cho con người nói chung.

Khánh Hà (Theo The Livescience)

Tác giả bài viết: Thanh Nguyen

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập17
  • Hôm nay6,020
  • Tháng hiện tại176,283
  • Tổng lượt truy cập34,809,002
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây