Tại sao đám cưới ở Ấn Độ lại làm rung chuyển thế giới?

Thứ bảy - 22/08/2015 10:36

Tại sao đám cưới ở Ấn Độ lại làm rung chuyển thế giới?

Tại Ấn Độ, hàng năm có đến 20 triệu lễ cưới được tổ chức, tuy những câu chuyện của các cặp đôi hoàn toàn khác nhau, nhưng lễ cưới của tất cả mọi người luôn có một điểm chung. Vàng - rất nhiều vàng. Trên thực tế, số lượng vàng xuất hiện tại các lễ cưới ở Ấn nhiều vô kể, nhiều đến mức gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường vàng thế giới và kéo theo cả chứng khoán, tiền tệ ảnh hưởng theo.

4001-bdb3a
Vàng là thứ không thể thiếu ở bất kỳ lễ cưới nào tại Ấn Độ. Bất kể họ nghèo nàn hay giàu có, họ vẫn luôn dự trữ vàng, tùy theo khả năng. Lễ cưới là dịp để họ sẽ “khoe” tài sản, sự giàu có... nên số lượng vàng mà cô dâu đeo trên người, tượng trưng cho gia sản mà gia đình cô có, luôn là tâm điểm của mọi sự chú ý.
Cô dâu Ấn Độ sẽ diện toàn bộ trang sức theo một “đẳng cấp” hoàn toàn khác, từ những phụ kiện nhỏ xinh như khuyên mũi, bông tai, dây chuyền đến cả bộ lễ phục, bùa hộ mệnh... Đôi lúc bạn sẽ nhìn thấy vàng xuất hiện còn nhiều hơn là gương mặt của cô dâu.
4002-bdb3a
 
4007-bdb3a
 
4008-bdb3a
Truyền thống này đã giải thích vì sao Ấn Độ là quốc gia chiếm 1/4 nhu cầu về vàng của thế giới.
Tình yêu Ấn Độ với vàng
Ấn Độ là quốc gia tiêu thụ vàng thứ 2 trên thế giới (chỉ kém Trung Quốc một chút). Theo Hội đồng Vàng Thế giới, thứ kim loại phát sáng này được Ấn Độ mua từ khắp nơi trên hành tinh khoảng 800 - 1000 tấn một năm.
4003-bdb3a
Tại Ấn Độ, hầu hết vàng được dùng để làm trang sức, cho nên, đối tượng có nhu cầu mua vàng chủ yếu là phụ nữ, nhất là các cô dâu, chiếm tới 50% - 60% số lượng người mua và tiêu thụ vàng. Chính vì lý do đó, số vàng dùng để kinh doanh, trao đổi bị hao hụt nặng do thói quen này của người Ấn.
Những vì sao cũng ảnh hưởng tới thị trường?
Theo lịch Hindu giáo, trong năm nay ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới không nhiều, giảm 20% so với năm ngoái, khả năng điều này sẽ gây ra ảnh hưởng khá lớn cho thị trường vàng toàn cầu vì người Ấn sẽ mua vàng vào không nhiều nữa.
4004-bdb3a
Vốn dĩ thế giới vẫn mong chờ Ấn Độ sẽ có 20 triệu lễ cưới được tổ chức trong năm nay và sẽ về mua ít nhất 800 tấn vàng. Vì thế, ít đám cưới hơn đồng nghĩa với số lượng vàng được quốc gia Nam Á mua vào cũng sẽ giảm đi đáng kể, thị trường vàng thế giới theo đó cũng lung lay ít nhiều.
Không có vàng, không có đám cưới
Thông thường, các lễ cưới tại Ấn Độ được tổ chức rất hoành tráng, nhiều gia đình còn phải lên kế hoạch tiết kiệm cả thập kỷ trước đó. Đừng quá ngạc nhiên nếu bạn nhìn thấy một lễ cưới với 3000 - 6000 khách tham dự và kéo dài tận 3 ngày. Cảm giác mỗi lễ cưới dài như một phần phim "cô dâu 8 tuổi" vậy.
4006-bdb3a
Một lễ cưới trung bình sẽ phải tốn 200.000 nghìn đô cho việc tổ chức, trong đó riêng bộ lễ phục Sari đính vàng cho cô dâu đã “ngốn” đến 3.000 đô. Các gia đình Ấn Độ gần như tiết kiệm cả đời để tổ chức một đám cưới theo đúng “phong cách”. Họ đầu tư vào vàng ngay từ khi con gái mình còn nhỏ, để đảm bảo chúng có đủ vàng để đeo trên người trong lễ cưới, dĩ nhiên sẽ luôn có vệ sĩ đi kèm.
Và vì thế, họ luôn nói: “Không có vàng thì không có đám cưới.”
Vàng là người bạn thân thiết nhất của mọi cô gái
Truyền thống này bắt nguồn từ khoảng thời gian trước, khi mà luật sở hữu chỉ dành cho con trai. Đất đai, nhà cửa bố mẹ đều trao cho con trai, vì thế thứ tài sản giá trị nhất mà các cô con gái được giữ chính là vàng. Tuy nhiên đến thời đại ngày nay khi nam nữ đều bình đẳng, truyền thống này vẫn được tiếp giữ. Giống như ánh sáng phát ra từ những thỏi vàng, truyền thống này sẽ không tồn tại để sớm bị phai mờ.
4005-bdb3a

Tác giả bài viết: Thanh Nuyên

Nguồn tin: (Nguồn: CNN)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập792
  • Hôm nay11,314
  • Tháng hiện tại281,211
  • Tổng lượt truy cập36,335,766
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây