Để đưa ra kết luận này, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu 16 nhóm heo, mỗi nhóm gồm 6 chú. Họ rút hai chú heo từ mỗi nhóm để huấn luyện phản ứng trước những điều tốt đẹp hay tồi tệ có thể xảy ra. Các chuyên gia đã thực hiện điều này bằng cách để cho những chú heo nghe một vài loại nhạc, sau đó thưởng cho chúng thực phẩm nếu chúng có sự thể hiện tốt trước mỗi tình huống chuyên gia đề ra hay sẽ bị phạt đưa sang khu bên cạnh.
Tiếp đến, hai chú heo ở mỗi nhóm sẽ được "nhập hội" với chú heo vừa được huấn luyện này. Những chú heo mới - được gọi là "heo ngây thơ" sẽ cùng với bạn cùng chuồng thưởng thức âm nhạc. Một vài chú heo cũ đã được đào tạo nghe lại bản nhạc cũ đã thể hiện hành vi hạnh phúc như vẫy đuôi, vẫy tai để biểu lộ niềm hạnh phúc. Khi gặp vài vấn đề căng thẳng, chúng thường đi tiểu và "đi nặng".
Mặc dù chưa được đào tạo nhưng những chú "heo ngây thơ" vẫn tỏ ra vui vẻ với người bạn cùng chuồng với mình. Các nhà nghiên cứu tiếp tục theo dõi xem liệu những chú heo ngây thơ này có thành công trong việc "lây lan cảm xúc" với người bạn không? Qua đây, các chuyên gia sẽ nhận thấy khía cạnh quan trọng trong việc đồng cảm.
Họ phát hiện ra, khi một chú lợn cảm thấy bị stress, buồn bã, chú "heo thơ ngây" lại gần và thể hiện sự đồng cảm của mình bằng cách vẫy đuôi. Điều này cũng được thể hiện một cách rõ nét hơn khi những chú heo thơ ngây được ghép đôi với chú heo đang "hạnh phúc".
Qua đó, các chuyên gia khẳng định rằng, phản ứng với hành vi của những chú heo đã chứng tỏ chú là một loài vật biết đồng cảm, sẻ chia với bạn mình.
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra, loài heo vô cùng thông minh, đôi khi thông minh hơn chó. Theo đó, các nhà khoa học đã lần lượt dạy heo kí tự và biểu tượng đơn giản hiện ra trên màn hình. Sau đó, họ hướng dẫn chúng sử dụng mõm điều khiển chuột máy tính phân loại các kí tự có cùng chủng loại.
Một thời gian sau, tất cả các chú heo trong chương trình thử nghiệm đã có thể sử dụng mõm của mình để phân loại một cách thuần thục, thậm chí thời gian tiếp thu còn nhanh như loài tinh tinh vậy.