Hoa Tình Thươnghttps://hoatinhthuong.net/assets/images/logo.png
Thứ ba - 22/02/2022 04:13
Nếu trẻ luôn trong trạng thái buồn bực, khó chịu, tinh thần sa sút, cảm xúc trở nên tiêu cực một cách vô duyên vô cớ, dù làm gì cũng không thấy vui thì đó là một dấu hiệu đáng báo động về tính cách. Tự ti là một dạng khiếm khuyết về tính cách và được hình thành từ thời thơấu của con người. Lẽđương nhiên, tự ti sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của trẻ, càng khiến tâm sinh lý phát triển không khỏe mạnh. Dưới đây là 10 biểu hiện thường thấy của trẻ có tính mặc cảm, tự ti. Cha mẹ nên lưu ý những hành vi của con để có phương pháp khắc phục kịp thời. 1. Tâm trạng sa sút trong thời gian dài Nếu trẻ luôn trong trạng thái buồn bực, khó chịu, tinh thần sa sút, cảm xúc trở nên tiêu cực một cách vô duyên vô cớ, dù làm gì cũng không thấy vui thì đó là một dấu hiệu đáng báo động. Những biểu hiện trên của trẻ nhiều khả năng do tâm lý mặc cảm gây nên, kéo dài thời gian sẽ chỉkhiến vấn đề trở nên càng trầm trọng. 2. Trẻ quá nhút nhát Trẻ em, đặc biệt là các bé gái thường có xu hướng nhút nhát và hay xấu hổ. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện quá nhút nhát như: không dám hát trước bạn bè, không dám xuất hiện trước nhiều Tự ti là một dạng khiếm khuyết về tính cách và sẽgây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của trẻ (Ảnh minh họa). 65người, không dám tiếp xúc với người lạ... thì có khả năng sâu trong nội tâm của bé đã ẩn chứa một phần tâm lý tự ti khá lớn. 3. Trẻ không muốn kết bạn Thông thường, trẻ em hay thích giao tiếp với bạn bè của chúng và đặc biệt coi trọng tình bạn. Thế nhưng, những bé có tâm lý tự ti sẽ cảm thấy khó khăn trong việc kết bạn, cụ thểlà bé thường không hứng thú với việc giao lưu bạn bè và cảm thấy đó là một điều gì đó đáng sợ, cần phải đề phòng. 4. Trẻ khó tập trung Trẻ có lòng tự ti cao thường khó hoàn toàn tập trung khi học tập hay vui chơi hoặc chỉ tập trung được trong một khoảng thời gian rất ngắn. Đây là một hệ quả nghiêm trọng và không thểtránh khỏi mà tâm lý mặc cảm gây ra cho trẻ. 5. Trẻ hay nghi ngờTrẻ tự ti vô cùng nhạy cảm với những lời đánh giá từ phía phụhuynh, thầy cô giáo và bạn bè, hơn nữa chúng càng không thểchấp nhận được việc bị người khác phê bình và việc đó sẽ mãi canh cánh trong lòng. Cứ tiếp tục như vậy, trẻ còn có xu hướng đa nghi, thường xuyên vô cớ nghi ngờ người khác không thích mình rồi tự trách bản thân. 6. Trẻ “khao khát” được khen ngợi Mặc dù trẻ tự ti luôn đánh giá mình thấp kém hơn người khác nhưng chúng lại khao khát được nhận lời khen từ bố mẹ, thầy Trẻ tự ti thường không hứng thú với việc giao lưu bạn bè và cảm thấy đó là một điều gì đó đáng sợ, cần phải đề phòng (Ảnh minh họa). 66cô hơn ai hết. Thậm chí vì điều này, trẻ có thể dùng những phương thức không thành thật, không đúng đắn như dối trá hay gian lận trong kì thi... 7. Đố kỵ, hạ thấp người khác Một phản ứng khó hiểu nữa của trẻ có tính tự ti là: thường xuyên đố kỵ với người khác. Ví dụ nhưkhi thấy bạn bên cạnh được thầy cô khen ngợi, trẻ tự ti sẽ có cảm giác khó chịu, nghiến răng nghiến lợi, thậm chí đêm mất ngủ vì việc này. Chuyên gia tâm lý nhận định, đây được coi là cách trẻ giải phóng cảm xúc khi muốn giảm nhẹ áp lực do tâm lý mặc cảm gây ra, mặc dù cách này hoàn toàn không hiệu quả. 8. Trẻ không chịu cầu tiến Phần lớn trẻ tự ti có biểu hiện dễ dàng bỏ cuộc, không chịu cầu tiến vì chúng cho rằng, tại bản thân mình không tốt nên dù có nỗ lực thế nào cũng không thể khá hơn được. Nghiêm trọng hơn nữa, trẻ còn có những biểu hiện tự ngược đãi bản thân như cốtình chạy nhảy ngoài đường, ra ngoài lúc nửa đêm, ốm không chịu uống thuốc chữa bệnh...hay cố ý đẩy bản thân vào thế nguy hiểm. Trong trường hợp bị cha mẹ khiển trách, đứa trẻấy cũng lấy lí lẽ rằng: “Dù sao mình cũng kém hơn người khác” ra đểbiện minh cho sự chậm tiến của bản thân. 9. Trẻ sợ cạnh tranh, thi đấu Trong số trẻ tự ti, có những bé vô cùng kỳ vọng đạt được thành tích vượt trội trong các kỳ thi, cuộc đấu, hội diễn... nhưng cũng Trẻ tự ti đặc biệt nhạy cảm với lời nhận xét từ phía mọi người (Ảnh minh họa). 67có ngoại lệ. Nhiều bé cực kỳ thiếu tự tin với chính năng lực của bản thân dẫn đến việc chúng mặc nhận rằng mình không có hy vọng nào giành được chiến thắng. Vì vậy, phần lớn trẻ tự ti đều có xu hướng trốn tránh tham gia các cuộc thi. Cũng có trường hợp trẻ miễn cưỡng đăng ký tham dự thi đấu vì được mọi người khích lệ nhưng đến giây phút quan trọng lại rút lui, “đào ngũ”. 10. Biểu đạt ngôn ngữ kém Theo thống kê của giới chuyên gia, 80% trẻ tự ti đều có biểu đạt ngôn ngữ tương đối kém. Biểu hiện đặc trưng có thể là bé nói lắp, diễn đạt không liền mạch, thiếu cảm xúc trong lời nói hoặc vốn từ nghèo nàn... Chuyên gia nhận định, nguyên nhân là do sự mặc cảm quá lớn đã cản trở hoạt động của phần não phụtrách hệ thống ngôn ngữ gây ra. Nguồn: happytifyye Theo Khánh Chi Trí thức trẻPhần lớn trẻ tự ti có biểu hiện dễ dàng bỏ cuộc, không chịu cầu tiến vì chúng cho rằng, tại bản thân mình không tốt nên dù có nỗ lực thế nào cũng không thể khá hơn được (Ảnh minh họa). 685 kiểu người sớm muộn cũng bị xã hội đào thải Thuyết tiến hóa chỉ rõ: chỉ những kẻ phù hợp nhất mới có thể sống sót. Vì vậy, trong bất kì thời đại nào, nếu một người có những tính cách sau thì đừng mơ có cuộc sống tốt. 5 dấu hiệu chỉ cần nhìn lướt qua, có thể khẳng định một người sau này chắc chắn không có cuộc sống dễ dàng, sự nghiệp thành danh, người người trọng vọng. 1. Những người không chịu học Người xưa có câu: "tân sinh, tân ngữ, tân lai vạn ngữ". Câu này muốn nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc học. Con người phải không ngừng học hỏi để bản thân luôn rạng ngời sức sống và được sống một cuộc đời ý nghĩa. Trong xã hội hiện đại, công nghệ mới và lý luận mới đang thay đổi theo từng ngày, và việc học tập để bắt kịp những diễn biến đổi thay của xã hội càng trở nên quan trọng. Bên cạnh đó, có học tập thì mới có quyền lựa chọn, không có tri thức thì không có thưởng thức. Không phải xã hội phát triển quá nhanh, mà là tư duy của chúng ta quá chậm. Tại sao chúng ta tư duy chậm? Là do chúng ta không chịu học thêm. Cự tuyệt học tập chính là cự tuyệt phát triển, không kịp theo tiến độ của thời đại thì thời đại sẽ bỏ rơi bạn. Thành công = 40% quan niệm tư tưởng + 40% quan hệ xã hội + 20% năng lực chuyên môn. Hãy tưởng tượng bạn có 2 mảnh 69đất, một mảnh sẽ cày ban ngày để no bụng, một mảnh để buổi tối trồng trọt cho tương lai. Ngoài ra, những người hài lòng với hiện trạng và không học hỏi sẽ không thể theo kịp nhịp độ của tương lai. Dần dần, họ sẽ bịxã hội âm thầm loại bỏ. 2. Người bất hợp tác Lưu Bang nhà Hán không hiểu về hậu cần, không thông thạo mưu lược, không giỏi dẫn binh đánh trận, nhưng cuối cùng lại thu phục được Tiêu Hà, Trần Bình , Trương Lương, Hàn Tín... đánh bại Hạng Vũ- cao thủ bậc nhất trong lịch sử. Những người làm được việc lớn nên giỏi mượn trí tuệ và sức lực của người khác để hoàn thành sự nghiệp của chính mình. Bạn nên biết 1+1=2 là toán học, còn 1+1=11 là kinh tế học. Bạn dễ dàng bẻ gãy 1 chiếc đũa nhưng 10 đôi đũa bó lại thì bạn không thể bẻ gãy. Nơi nào xây dựng được tập thể tốt thì nơi đó sẽ chiếm được thị trường. Ngay cả siêu anh hùng cũng phải tập trung đông đảo mới đánh bại được kẻ thù, một mình muốn làm nên chuyện lớn là điều không thể. Trong thời đại 4.0, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, mối quan hệ giữa người với người ngày càng trở nên gần gũi hơn. Tinh thần hợp tác, tinh thần đồng đội dường như là điều mà bất kì ai cũng đều phải học. Một người không chịu hợp tác, thì dù giỏi đến mấy, cũng sẽ không thể làm nên chuyện. Chẳng phải các cụđã từng dạy "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" đó sao? 3. Người bảo thủỞ bất kì thời đại nào, người bảo thủ, không chịu thay đổi sẽđều bị loại bỏ. 70Không biết bạn có để ý hay không, những người bị thời đại bỏ rơi chính là vì họ cứ mãi níu kéo thành tựu đạt được của thời đại trước. Không phải là họ không theo kịp thời đại mà họđã ngừng theo đuổi. Thời thế thay đổi không ai biết trước được điều gì. Đôi khi rất chậm, và đôi khi nó lại lại thay đổi nhanh chóng khiến bạn trở tay không kịp. Do vậy, nếu bạn muốn không bị bỏ rơi, bạn chỉ có thểđi trước thời đại. Thời đại sẽ không bỏ rơi những người nỗ lực, lạc quan. Còn những kẻ chỉ biết há miệng chờ sung, không làm mà lại muốn hưởng thụ chắc chắn sẽ bị loại bỏ một cách triệt để. Không phải do xã hội mà là do sự lười biếng, mãi không chịu trưởng thành của chính bạn loại bỏ bạn. Bên cạnh đó, cái cũ là truyền thống đã được kiểm chứng, cái mới chưa có gì chắc chắn. Nhưng nếu một cái mới nào vừa ra đời cũng bị hoài nghi cự tuyệt thì xã hội không thể phát triển. Vậy nên, cần nắm bắt được xu thế, nắm bắt được tương lai, không nên lấy suy luận làm kết luận và chỉ sử dụng những cái mình biết để phán đoán tương lai. Người "mắt điếc tai ngơ" trước cái mới nhất định sẽ bịđào thải. Thay đổi tư duy là rất khó, nhưng người ta đã nói: "Kẻđịch lớn nhất không phải là người khác mà là chính mình". Thành công là biết phát huy được ưu điểm, thất bại là giữ khư khư khuyết điểm. Thực phẩm hết hạn sửdụng không thểăn, quan niệm cũ kỹ không thể duy trì. Ảnh: Sohu 71Kinh tế xã hội càng phát triển, cạnh tranh càng kịch liệt. Thuyết tiến hóa chỉ rõ: chỉ những kẻ phù hợp nhất mới có thể sống sót. Vì vậy, hãy tận dụng thời gian không ngừng học tập, bồi dưỡng khả năng, rèn luyện đạo đức, bạn mới có thể nắm vững được tương lai. 4. Người ích kỷXã hội hiện đại chủ trương tinh thần hợp tác. Người khôn ngoan sẽ không để mình phải chịu thiệt. Tất nhiên con đường họđi sẽ càng lúc càng hẹp. Người không chịu thiệt không hiểu thế nào là lợi ích chung, càng không hiểu thế nào là lợi ích chia sẻ. Cái gọi là:"Đường dài mới biết ngựa hay, ở lâu mới biết người hay kẻ tà". Theo thời gian bạn bè đều sẽ hiểu rõ bạn là người sống như thế nào. Chỉ có những người biết nhường nhịn, hiểu thế nào là lợi ích chung mới có thể làm việc hiệu quả, được nhiều người trợ giúp. Khi bạn biết nhường nhịn, người khác sẽ gửi tặng bạn những lợi ích mà bạn không dễ dàng có được. Ngoài ra, đừng nghĩ người khác là kẻ ngốc, càng đừng nghĩngười khác dễ lừa. Nói không chừng bạn mới là người ngốc nhất. Bên cạnh đó, so bì tị nạnh những việc nhỏ nhặt trước mắt sẽđánh mất đi tương lai, so đo món tiền nhỏ sẽđánh mất món tiền lớn, không có tầm nhìn xa trông rộng sẽ dẫn đến hẹp hòi.