Trung Quốc và các kế hoạch thôn tính lãnh thổ trong tương lai

Thứ hai - 21/02/2022 04:29
unnamed (6)
unnamed (6)

 Hình minh hoạ: Lính Trung Quốc đi tuần ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam.

Trung Quốc đe doạ hầu hết các quốc gia láng giềng

Trong thập kỷ qua, các bên tranh chấp ở Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, ngày càng cảm thấy lo ngại với Trung Quốc, khi Bắc Kinh tăng cường các hành động hung hăng trên Biển Đông và xây dựng đảo nhân tạo trên các thực thể thuộc quần đảo Trường Sa.

Tháng 11 năm qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tìm cách trấn an các nước láng giềng Đông Nam Á bằng một lời hứa rằng ông “tuyệt đối sẽ không tìm kiếm bá quyền hoặc bắt nạt những quốc gia nhỏ”. Ngay sau đó, các tàu tuần duyên của Trung Quốc lại làm điều hoàn toàn ngược lại. Trung Quốc ra sức quấy rối các tàu thăm dò dầu khí của Indonesia và Malaysia, để chứng tỏ quyết tâm của Bắc Kinh đối với Biển Đông.

Bắc Kinh đã “can thiệp” vào các nỗ lực khảo sát vùng biển Malaysia để tìm khí đốt và dầu mỏ khiến Kuala Lumpur triệu tập phái viên Trung Quốc hai lần trong năm ngoái để phản đối. Bắc Kinh cũng đã ra lệnh cho Jakarta ngừng khoan gần quần đảo Natuna với lý do quần đảo này nằm trong “lãnh thổ Trung Quốc”. Bắc Kinh đã cử một tàu khảo sát, đi cùng với các tàu tuần duyên và hải quân, để quấy rối hoạt động thăm dò này.

Việt Nam, Malaysia, Philippines và khu vực Đài Loan từ lâu đã cáo buộc Bắc Kinh sử dụng các tàu cá bán quân sự để thực thi các yêu sách của mình. Tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên đều gặp phải sự phản đối quyết liệt của Trung Quốc khi thực hiện các hoạt động khai thác dầu và khí đốt trong vùng biển của họ.

Tranh chấp Biển Đông chỉ là một trong nhiều tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia láng giềng khác của Trung Quốc. Ấn Độ cũng cáo buộc Trung Quốc chiếm đóng tới 38.000km2 diện tích vùng Aksai Chin (1). Bắc Kinh cũng ra yêu sách với bang Arunachal Pradesh (2) và vùng lãnh thổ Ladakh. Hai nước từng xung đột tại thung lũng Galwan phía Đông Ladakh (3) hồi năm 2020.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang vướng vào các tranh cãi về biên giới với Nepal tại 3 khu vực quan trọng tại Dolakha, và 2 địa điểm gần dãy Everest. Một số nguồn tin cho biết Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép 10 khu vực chiến lược trên khắp Nepal và ra yêu sách với một phần lãnh thổ quốc gia này viện cớ chứng cứ lịch sử từ chiến tranh Trung Hoa-Nepal (1788-1792) (4). Thậm chí, Bắc Kinh còn tuyên bố một số vùng đất của Nepal thuộc về Tây Tạng, và vì vậy đương nhiên phải thuộc về Trung Quốc. 

Trung Quốc cũng nhiều lần đưa ra những chứng cứ lịch sử để tuyên bố chủ quyền với các khu vực thuộc Mông Cổ, Hàn Quốc và Triều Tiên. Bắc Kinh cũng đòi hỏi quyền kiểm soát một phần lãnh thổ của Lào, Campuchia, Kyrgyzstan, Kazakhstan, và Tajikistan với luận điệu tương tự. Bhutan, Nga, Singapore, Thái Lan và Nhật Bản cũng có các tranh cãi với Trung Quốc về một số vùng lãnh thổ (5).

 

Nguồn tin: Bình luận của Võ Sa Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập43
  • Hôm nay12,546
  • Tháng hiện tại187,346
  • Tổng lượt truy cập32,653,871
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây