10 định luật làm giàu của người Do Thái, 3.000 năm vẫn còn nguyên giá trị

Thứ bảy - 30/12/2017 08:49

10 định luật làm giàu của người Do Thái, 3.000 năm vẫn còn nguyên giá trị

Người Do Thái cho rằng: Bánh sẽ không tự nhiên rơi từ trên trời xuống. Bởi vậy, những điều tốt đẹp đều có nguyên do ở phía sau, nếu không có cơ hội sẽ không vô duyên vô cớ rơi vào tay bạn.

Dưới đây là 10 định luật làm giàu được các học giả Do Thái tổng kết lại từ nhiều năm trước :

1. Tư duy của Edison: Thất bại là mẹ thành công

Edison xem mỗi lần thử nghiệm thất bại là một lần thu hoạch, bởi ít nhất chúng đã chứng minh rằng nguyên liệu thử nghiệm hoặc phương pháp đó là bất khả thi.

Do đó, sợi đốt của bóng đèn đã phải trải qua hơn 6.000 cuộc thử nghiệm mới có thể thành công.

thomas-edison
(Ảnh minh họa: nguồn internet)

 

Những người Do Thái khởi nghiệp luôn thể hiện một ý chí kiên cường, cho dù gặp phải bao nhiêu lần thất bại, họ đều cho rằng những cái đó đều là trải nghiệm cần có để tiến đến thành công.

2. Hiệu ứng Matthew: Nhất định phải trở thành người dẫn đầu

Nếu muốn giữ được ưu thế trong một lĩnh vực nào đó, thì cần phải cấp tốc trở thành người đi đầu trong lĩnh vực ấy. Khi bạn trở thành người dẫn đầu, cho dù tỷ suất hoàn vốn là giống nhau, bạn cũng có thể dễ dàng thu được lợi ích lớn hơn so với những người cùng ngành nhưng yếu hơn.

Oscar Pistorius of South Africa celebrates winning the Men's 400m T44 Final during the London 2012 Paralympic Games at the Olympic Stadium in London September 8, 2012. REUTERS/Andrew Winning (BRITAIN - Tags: SPORT OLYMPICS ATHLETICS TPX IMAGES OF THE DAY)
(Ảnh minh họa: nguồn internet)

 

Trong kỹ năng sáng nghiệp kinh doanh, một khi người Do Thái giành được ưu thế trong lĩnh vực nào đó, họ sẽ cấp tốc đột phá mạnh mẽ hơn; khi xuất hiện đối thủ lớn mạnh, họ sẽ đi theo một cách khác, tìm ra chính xác điểm yếu của đối thủ và ưu thế của bản thân.

3. Định luật dao cạo Occam: Hãy đơn giản hết mức!

Định luật dao cạo Occam cho chúng ta biết rằng: Vạn sự vạn vật nên “đơn giản hết mức” chứ không phải là đơn giản hơn.

F-rom Point A to Point B
(Ảnh minh họa: nguồn internet)

Người Do Thái thích duy trì tính đơn giản của sự việc, nắm bắt căn bản, giải quyết thực chất, không thích làm phức tạp hóa sự việc, có như vậy mới có thể giải quyết xong sự việc một cách nhanh chóng và có hiệu suất hơn.

4. Định luật đồng hồ: Một người không thể có hai người chỉ huy

Chỉ cần có một chiếc đồng hồ bạn có thể biết được bây giờ là mấy giờ. Nhưng khi sử dụng hai chiếc đồng hồ cùng một lúc, bạn lại không thể nào xác định giờ. Hai chiếc đồng hồ không thể nói cho một người biết thời gian chính xác hơn.

hai-nguoi-chi-huy
(Ảnh minh họa: nguồn internet)

 

Trong phương pháp sáng nghiệp kinh doanh, người Do Thái cho rằng không thể cùng lúc ứng dụng hai loại quản lý khác nhau, cũng không thể cùng lúc thiết lập hai mục tiêu khác nhau.

Một người không thể để cho hai người chỉ huy cùng một lúc, mỗi người cũng không thể cùng lúc lựa chọn hai loại quan niệm giá trị khác nhau.

5. Định luật thùng gỗ: Thùng có thể đựng bao nhiêu nước là quyết định ở tấm gỗ ngắn nhất

Mỗi doanh nghiệp đều có khâu yếu kém của mình. Chính những khâu này làm doanh nghiệp có rất nhiều nguồn nhân lực nhàn rỗi thậm chí là lãng phí, không phát huy được tác dụng đáng có.

thung-go
(Ảnh minh họa: nguồn internet)

Người Do Thái cho rằng mỗi một đồng vốn đều phải xoay quanh một trọng tâm, mỗi một bộ phận đều phải xoay quanh mục tiêu trọng tâm mà cố gắng. Xoay quanh một vòng tròn trọng tâm, hình thành một vòng tròn thích hợp với mình nhất.

6. Định luật rượu và nước bẩn: Kịp thời dẹp sạch phần tử tiêu cực

Một muỗng rượu đổ vào một thùng nước bẩn, bạn sẽ có được một thùng nước bẩn; Đổ một muỗng nước bẩn vào trong một thùng rượu, cái bạn nhận được vẫn là một thùng nước bẩn!

Người Do Thái không nhân nhượng đối với tổ viên hoặc những thứ phá hoại tổ chức, họ cho rằng cần phải kịp thời xử lý ngay cả trước khi những phần tử tiêu cực này bắt đầu phá hoại.

7. Hiệu ứng ruồi ngựa: Con ngựa lười biếng ra sao, chỉ cần có ruồi ngựa cắn chích cũng sẽ hăng hái tinh thần

Ngựa bị ruồi chích rồi mới có thể chạy nhanh hơn, bất kể nó là con ngựa lười biếng ra sao. Con người chúng ta cũng như vậy.

su-tu-duoi

Trong phương pháp sáng nghiệp kinh doanh, người Do Thái cho rằng: chỉ khi bị ai đó đuổi theo, người ta mới không dám buông lỏng, mới biết cố gắng phấn đấu. Từ góc độ này cho thấy, chúng ta nên cám ơn đối thủ cạnh tranh của mình, bởi họ chính là chuông báo tốt nhất cho ta hoàn thiện.

8. Tư duy cá bống: Không theo trào lưu, học cách suy nghĩ độc lập

Cá bống lấy con cá khỏe mạnh làm thủ lĩnh tự nhiên, cho dù hành động của con cá bống thủ lĩnh này xảy ra hỗn loạn, những con cá bống khác vẫn mù quáng chạy theo như trước.

Ngay từ nhỏ, người Do Thái đã phải học cách suy nghĩ độc lập, không mù quáng chạy theo trào lưu.

9. Tư duy Florence: Mục tiêu giống như hải đăng, đủ sáng mới có thể chỉ dẫn tàu thuyền

Mục tiêu cần phải “nhìn thấy được”, đời người không nhìn thấy được mục tiêu sẽ mất đi phương hướng tiến về trước, cho dù bạn có tràn trề tinh lực đi nữa cũng là làm việc vô ích.

ngon-hai-dang

Người Do Thái luôn nhấn mạnh ý nghĩa của việc định vị chính xác, mục tiêu rõ ràng, tất cả xoay quanh thực hiện mục tiêu mà tiến hành.

10. Tư duy tương quan: Không có bất cứ sự vật nào có thể tồn tại độc lập

Giữa các sự vật có sự tương tác, chúng sẽ không tồn tại độc lập.

Trong phương pháp sáng nghiệp kinh doanh, người Do Thái cho rằng sẽ không có bánh rơi từ trên trời xuống, bất cứ sự vật gì dẫu nhìn thấy là tốt đẹp thì đều có nguyên nhân của nó, không có cơ hội vô duyên vô cớ để lại cho bạn.

 

Châu Yến biên dịch

 

 

 

 

Vì sao người Do Thái dù phiêu bạt khắp nơi nhưng không có một người ăn mày?

 

 

Trong hơn 2000 năm, người Do Thái ly biệt quê hương và tản mạn đi khắp mọi khu vực của trái đất. Mãi đến năm 1947, khi chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt, người Do Thái mới trở về đất nước của mình. Nhưng mà, là một dân tộc dù phải lang bạt hơn 2000 năm, nhưng Do Thái lại là dân tộc “độc nhất vô nhị” không có người ăn mày.

 

Người Do Thái cho rằng: Giáo viên vĩ đại hơn cả quốc vương. Họ vô cùng kính trọng giáo viên. Dựa vào học tập, tri thức và sách, người Do Thái dù lang thang ở bất kể nơi đâu họ cũng đều có thể sinh tồn, hơn nữa còn phát triển mạnh mẽ.

Người Do Thái là một dân tộc có tín ngưỡng tôn giáo mạnh mẽ. Họ coi học tập là một phần của tín ngưỡng, học tập là một hình thức thể hiện sự tôn kính của mình đối với Thượng đế. Mỗi người Do Thái đều cần phải đọc sách.

Talmud chính là nguồn gốc trí tuệ của người Do Thái. Talmud có nghĩa là “nghiên cứu” hoặc “nghiên cứu và học tập”. Talmud cho rằng: “Học tập là thứ giúp hành vi hướng thiện, là nguồn gốc của đức hạnh. Sự thành kính, lương thiện, ôn hòa, ưu nhã của một người đều là dựa vào kết quả của giáo dục.”

Người Do Thái coi sách là bảo bối của cả đời. Giá sách không được đặt ở đầu giường hay cuối giường nếu không sẽ bị coi là bất kính với sách.

“Trí tuệ quan trọng hơn tri thức”. Như thế nào là tri thức? Tri thức chính là thực tế khách quan và chân tướng của vạn sự vạn vật. Còn trí tuệ là đem thực tế khách quan và chân tướng của vạn sự vạn vật tiến hành tổng hợp ra một phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề.

Đối với con người, quan trọng nhất là cái gì? Là đến từ trí tuệ, mà trí tuệ lại đến từ tri thức.

Mục đích của đọc sách là để mở rộng tri thức, sau khi đã chuẩn bị được nguồn tri thức phong phú, bạn sẽ học được cách suy xét. Bạn sẽ minh bạch được đạo lý làm người hoặc là sẽ tìm được cách thức giải quyết vấn đề. Đây chính là trí tuệ! Vì vậy, trí tuệ đến từ tri thức và quan trọng hơn tri thức!

Người Do Thái ủng hộ sáng tạo cái mới. Họ cho rằng, việc sáng tạo ra cái mới chính là trí tuệ, phải dám hoài nghi, dám đặt câu hỏi bất cứ lúc nào, bởi vì tri thức càng nhiều sẽ càng sản sinh ra sự hoài nghi.

Người Trung Quốc thường hỏi con cái khi chúng tan trường là: “Hôm nay con làm bài thế nào?” Còn người Do Thái sẽ hỏi con: “Hôm nay con có đưa ra câu hỏi nào không? Hôm nay con có gì khác hôm qua không?”

Người Do Thái cho rằng, thông qua học tập mọi người có thể nhận thức chính mình và siêu việt chính mình.

Cách giáo dục của người Do Thái bao gồm cả đóng  và mở. Đối với nội bộ người Do Thái là cởi mở, còn đối với bên ngoài là đóng kín, để duy trì sự cạnh tranh sinh tồn của người Do Thái. Talmud là kinh thánh chuẩn, trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ 6 công nguyên, người Do Thái đã vận dụng nó 500 năm. Hơn 2000 giáo sĩ Do Thái và các nhà khoa học đã biên soạn ra cuốn sách quý này. Nó là bảo bối sinh tồn của người Do Thái.

Trên thế giới, dân tộc Do Thái là dân tộc hiểu nhất về nghệ thuật của giáo dục. Có thể nói, người Do Thái  là dân tộc thành công nhất về giáo dục.

Người Do Thái cho rằng giáo dục có thể cải biến đời người, số mệnh, cải biến hết thảy. Vì vậy, trong hơn 2000 năm lang bạt trong lịch sử, hết thảy mọi thứ của họ đều bị cướp đoạt hết chỉ có sách và tri thức là không thể bị cướp mất.

Người Do Thái vô cùng coi trọng giáo dục, tri thức và sách. Chỉ có tri thức là tài phú quan trọng nhất, là tài sản có thể mang theo bên mình và còn cả đời có thể hưởng dụng.

Vì thế, người Do Thái là dân tộc đầu tiên trên thế giới xóa mù chữ. Từ trước năm 1947, ngay cả một mảnh đất lãnh thổ cũng không có. Thế nhưng, trong thời kỳ trung cổ, người Do Thái đã xóa mù chữ, vì vậy tố chất chỉnh thể của dân tộc này cao hơn của các dân tộc khác một bậc.

Dù với dân số ít ỏi, nhưng Do Thái là dân tộc đã giành được rất nhiều giải thưởng Nobel, với 169 người, chiếm 17.7% tổng số người giành được giải thưởng này của cả thế giới.

Chính những yếu tố này đã khiến cho người dân Do Thái dù phải phiêu bạt khắp thế giới hơn 2000 năm, nhưng lại là một nước duy nhất trên thế giới không có ăn mày.


 

 

 
 

Tác giả bài viết: Mai Trà biên dịch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập73
  • Hôm nay14,491
  • Tháng hiện tại264,047
  • Tổng lượt truy cập35,910,392
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây