Khoảng cách giữa đôi mắt và trái tim quyết định thành công hay thất bại trong đời

Thứ bảy - 30/12/2017 09:34

Khoảng cách giữa đôi mắt và trái tim quyết định thành công hay thất bại trong đời

Có hai đứa trẻ lấy trộm một số trái cây và sản phẩm sữa từ nhà mình chạy đến làng quê chơi. Thời đó vẫn chưa có phương pháp bảo tồn thực phẩm, vậy nên hai đứa trẻ chỉ biết trơ mắt nhìn số thức ăn thừa bị hỏng dưới ánh nắng mặt trời, chứ không có cách nào khác.

Về sau, hai đứa trẻ này lên trung học, họ vẫn là bạn thân của nhau.

Một lần nọ, hai người đi dạo ven hồ nước đã bị đóng băng, một câu bé tên Tude đột nhiên nói: “Cậu còn nhớ chuyện chúng ta lấy trộm đồ từ trong nhà không?”.

Đứa trẻ kia nói: “Đương nhiên là nhớ, chỉ đáng tiếc là số đồ ăn dư đều bị hỏng hết cả!”.

Tude lấy tay chỉ lên mặt hồ, hỏi: “Cậu có nhìn thấy số băng kia không?”.

“Mùa đông ở đây đâu đâu cũng đều là băng cả, chuyện này cũng đâu có gì lạ”. Tude phấn khởi nói: “Tại sao chúng ta không thu gom số băng này lại, vận chuyển đến những vùng cảng biển nóng bức như Ca-ri-bê để tiêu thụ nhỉ?”.

Người thành công nhìn sự vật bằng con mắt của trái tim: đó là niềm tin vững chắc vào những điều mà người thường cho là không thể. (Ảnh minh họa: pexels.com)

Người bạn nghe xong liền cười nhạo cậu rằng: “Đừng ngốc nữa, đợi khi tảng băng đến đó đã hóa thành nước từ đời nào rồi!”. Nhưng ánh mắt của Tude vẫn nhìn chằm chằm lên những tảng băng trên mặt hồ.

Mấy năm sau, cũng chính là năm 1806, Tude khi đó đã 21 tuổi một lần nữa tìm đến người bạn năm nào, đề nghị người bạn thân cùng mình kinh doanh băng đá, nhưng người bạn lần nữa đã từ chối và khuyên cậu đừng mơ tưởng viễn vông nữa. Về sau, dưới sự giúp đỡ của mọi người, Tude đã bỏ ra 10 nghìn đô-la vận chuyển 130 tấn băng đến đảo Martinique nóng bức.

Kể từ đó, Tude trong khoảng thời gian 15 năm đã biến việc kinh doanh băng đá trở thành ngành nghề phổ biến trên khắp thế giới. Nơi mà các con tàu có thể đến được đã tạo thành nhu cầu đối với đồ uống lạnh, hoa quả ướp lạnh và thịt đông lạnh của mọi người.

Đến năm 1858, Tude đã trước sau đã trang bị 150 nghìn tấn băng trên 380 con tàu lớn vận chuyển đến hơn 50 quốc gia và khu vực, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Philippines và Australia, và Tude cũng vì vậy đã trở thành tỷ phú trong ngành kinh doanh băng đá này.

Cách làm của Tude đã đưa ra sáng kiến cho các nhà khoa học, cuối cùng đã cho ra đời tủ lạnh. Người bạn năm xưa của Tude vẫn sống cuộc sống bình thường, cậu không có ngờ rằng, những tảng băng mà anh xem thường đó lại có thể thành tựu ước mơ của một người.

Với cách nghĩ của trái tim cùng hành động Tude cũng vì vậy đã trở thành tỷ phú trong ngành kinh doanh băng đá này. (Ảnh: youtube.com)

Đại Kỷ Nguyên bàn:

Điều khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại là ở đôi mắt và con tim. Kẻ thất bại chỉ nhìn thấy cái lợi bề mặt, phải đong đếm được bằng mắt thường thì mới tin. Phật gia giảng: “Thấy mới tin, không thấy không tin, ấy là cái thấy của kẻ hạ sỹ”.

Người thành công nhìn sự vật bằng con mắt của trái tim: đó là niềm tin vững chắc vào những điều mà người thường cho là không thể. Vì thế họ luôn thấy cơ hội tiềm tàng dù hiện thực chưa hề biểu hiện ra kết quả của nó. Vì thế cái họ nhìn thấy không phải là hiên tại mà là tương lai, chính hoài bão, sự kiên định và lòng tin không thể dập tắt đó trở thành sức mạnh để họ biến cái không thể thành có thể.

Khi xét đoán một sự việc, đừng chấp vào những quan niệm cố hữu của bản thân. Bạn chỉ có thể vẽ nên bức tranh tuyệt đẹp cho cuộc đời mình khi bạn bắt đầu bằng… một tờ giấy trắng. Nếu bạn giữ một tờ giấy đã kín đầy những thành kiến, nghi ngờ, bạn không thể vẽ một bức tranh nào cả chưa nói đến khiến nó trở thành kiệt tác. Hãy mở rộng tâm hồn bạn, nhìn cuộc đời bằng con mắt trong trẻo, tin tưởng vào chính bản thân mình  và chào đón cơ hội, đó chính là khởi đầu của thành công.

 

Tác giả bài viết: Thiện Sinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập176
  • Hôm nay14,491
  • Tháng hiện tại271,394
  • Tổng lượt truy cập35,917,739
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây