Thông thường máy bay dân dụng có từ 2-4 động cơ. Nếu một động cơ gặp trục trặc khi máy bay đang bay thì những động cơ còn lại vẫn có thể đảm bảo chuyến bay vẫn tiếp tục và hạ cánh an toàn. Thậm chí nếu phi công không thông báo, hành khách sẽ chẳng nhận ra sự khác biệt.
Bức xạ mặt trời mà phi công nhận được trong 1 tiếng ngồi ở buồng lái tương đương với 20 phút tắm nắng ở dưới mặt đất. Do đó, nguy cơ mắc các chứng bệnh do tác động của tia cực tím (UV) của phi công cũng cao gấp 10 lần thông thường.
Vậy nếu bạn có sở thích ngồi ghế cạnh cửa sổ trong các chuyến bay nhớ bôi kem chống nắng nhé.
Việc bế trẻ nhỏ trên tay trong các chuyến bay có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là khi máy bay vào khu vực nhiễu động. Nếu nhiễu động mạnh đột ngột xảy xảy ra, theo quán tính, khách sẽ lao về phía trước rất nhanh nên khó có thể đảm bảo an toàn cho đứa trẻ. Tốt nhất nên sử dụng đai an toàn chuyên dụng cho trẻ trong mỗi chuyến bay.
Trong ngày, khi không khí và đường băng nóng dần lên sẽ tạo ra những lỗ hổng hay nhiễu động khiến cho máy bay bị rung lắc hơn. Còn vào sáng sớm, thời tiết vẫn còn mát mẻ và đường băng cũng vậy nên hạn chế được vấn đề này.
Trên máy bay, không khí được bơm vào khoang khách từ phía đầu xuống phần cuối. Vì vậy, nếu muốn hít thở không khí tươi hơn hay không chịu được nóng bức, bạn nên chọn những hàng ghế phía trên. Còn nếu bạn không chịu được lạnh thì hãy chọn những hàng ghế ở cuối nhé.
Khác với ô tô hay tàu hỏa, càng về phía cuối máy bay càng xóc hơn và ngồi gần cánh máy bay (phần giữa) sẽ cảm thấy êm ái hơn.
Nhiễu động khiến máy bay rung lắc cũng chỉ tương tự như việc ô tô đi vào đường xấu hoặc qua các gờ giảm tốc trên đường mà thôi chứ gần như không thể gây ra một vụ tai nạn hàng không.
Có thể nơi bạn xuất phát thời tiết đang rất đẹp nhưng vẫn nhận được thông báo chuyến bay bị delay do thời tiết xấu. Nguyên nhân là do lộ trình chuyến bay của bạn sẽ phải đi qua những khu vực đang có bão hoặc hình thái thời tiết nguy hiểm.
Dù chuyến bay xuất phát trễ thì đã số các chuyến bay vẫn hạ cánh sớm hơn dự kiến. Nguyên nhân là do các hãng hàng không thường tính giờ bay dư thêm một chút để máy bay hạ cánh sớm hơn nhằm phục vụ các mục đích về mặt thương hiệu và truyền thông của hãng.
Không khí trên máy bay được cung cấp qua các bộ lọc HEPA - các bộ lọc khí đạt tiêu chuẩn HEPA nên có chất lượng rất tốt. Tuy nhiên, ghế ngồi mặc dù được dọn dẹp thường xuyên nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh.
Trước khi máy bay cất cánh hay hạ cánh, hành khách sẽ được nhắc nhở về việc không dùng điện thoại. Nguyên nhân là do nếu hàng chục, hàng trăm hành khách cùng thực hiện cuộc gọi thì có thể làm gián đoạn tín hiệu về điều hướng hoặc gây khó khăn khi phi công liên lạc với kiểm soát viên không lưu.
Theo Boeing, một chuyến bay dài 90 phút được chia thành 8 giai đoạn, trong đó cất và hạ cánh được biết đến là hai giai đoạn nguy hiểm nhất.
Sau khi thống kê tất cả các vụ tai nạn máy bay thương mại xảy ra hàng năm và sắp xếp theo thời điểm xảy ra tại nạn, Boeing đã đưa ra biểu đồ dưới đây.
Hai giai đoạn cất cánh và tăng độ cao, chỉ chiếm 2% thời gian bay nhưng tỉ lệ xảy ra tai nạn lên mức 14%. Giai đoạn duy trì độ cao chiếm một nửa thời gian bay nhưng tỉ lệ xảy ra tai nạn lại thấp hơn, chỉ chiếm 11%. Tỉ lệ xảy ra tai nạn lại cao nhất, lên đến 49% rơi vào giai đoạn giảm độ cao và hạ cánh dù chỉ chiếm 4% thời gian bay.
Khi máy bay ở độ cao 10.000m, nếu xảy ra sự cố, phi công sẽ có khoảng thời gian dài để giải quyết. Trong trường hợp động cơ máy bay tắt hẳn thì cũng không thể rơi ngay xuống đất được, thậm chí nó còn có thể lượn theo các luồng không khí. Trong trạng thái đó, máy bay sẽ hạ độ cao khoảng 1.600m cho mỗi 16.000m di chuyển tiến lên giúp phi công có khoảng 8 phút để có thể tìm vị trí hạ cánh an toàn.
Tỷ lệ tai nạn của giai đoạn cất cánh và hạ cánh cao là do ở khoảng thời gian đó, máy bay sẽ ở độ cao thấp và có tốc độ chậm nên khi xảy ra vấn đề phi công sẽ không có đủ thời gian để phản ứng. Quá trình cất cánh của máy bay thương mại chỉ khoảng 30 đến 35 giây. Nếu xảy ra sự cố, phi không không có đủ thời gian để đưa ra quyết định tiếp tục cất cánh hay tìm cách đáp máy bay xuống mặt đất.
Trong hầu hết các trường hợp, phi công sẽ quyết định tiếp tục cất cánh bởi việc ngừng cất cánh khi đang di chuyển trên đường băng với vận tốc hơn 160km/h là điều rất khó khăn. Bạn chỉ có thể làm được điều đó trước khi máy bay đạt ngưỡng vận tốc cho phép, còn không là điều không thể.
Nếu máy bay không cất cánh nó sẽ đi hết đường băng. Thông thường, phía cuối đường băng là một cánh đồng.
Vậy thì điều gì khiến quá trình hạ cánh lại nguy hiểm hơn nhiều so với cất cánh?
Rất đơn giản, khi một chiếc máy bay di chuyển chậm lại và đang trong quá trình đáp xuống đường băng, nó dễ bị tác động hơn là quá trình cất cánh. Một cơn gió hay một thứ gì tương tự cũng có thể tác động mạnh đến máy bay khi đang hạ cánh, một tình huống không may mắn xảy ra cũng sẽ dẫn đến tai nạn.
Tuy nhiên, trong số các phương tiện di chuyển thì máy bay vẫn là phương tiện an toàn nhất.
Trả lờiTrả lời tất cảChuyển tiếp |
Nguồn tin: Văn Thành:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn