Công nhân Việt Nam ở Serbia bị chủ lao động Trung Quốc bóc lột

Thứ hai - 22/11/2021 04:51
tải xuống
tải xuống

Công nhân Việt Nam tại công trường xây dựng nhà máy sản xuất lốp ô tô đầu tiên của Trung Quốc ở châu Âu, gần thị trấn Zrenjanin, miền bắc Serbia, ngày 18/11/2021. © AP Photo/Darko Vojinovic
Khoảng 500 công nhân Việt Nam làm việc cho một dự án xây dựng của công ty Trung Quốc ở Serbia bị bóc lột, thậm chí bị đối xử gần như nô lệ. Sau nhiều tuần im lặng trước những cáo buộc của nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền Serbia, ngày 19/11/2021, tổng thống Serbia cho biết một thanh tra lao động đã được cử đến tìm hiểu tình hình.

Khoảng 500 lao động Việt Nam làm việc cho công ty Trung Quốc Shandong Linglong Tire Co. trong dự án xây nhà máy sản xuất lốp xe ở thành phố Zrenjanin, tỉnh Voivodine, phía bắc Serbia. Theo trang Balkan Insight, dự án được Nhà nước Serbia tài trợ và được cả Bắc Kinh, Beograd ca ngợi là bằng chứng cho « quan hệ đối tác chiến lược » song phương.

Tuy nhiên, các tổ chức bảo vệ nhân quyền Serbia, trong đó có A11, ASTRA và Zrenjaninska Akcija, lên án « tình trạng vi phạm nhân quyền » vì « công nhân Việt Nam phải làm việc trong những điều kiện rất khó khăn », thậm chí có thể coi là « nạn nhân của tình trạng ngược đãi »« nô lệ ».

500 người « chỉ có hai nhà vệ sinh, không có nước sạch và phải săn thú để ăn », theo tin nhắn Twitter của tổ chức CorpWatch ngày 20/11. Họ sống trong các khu nhà tạm không có sưởi và nước nóng, ngủ trên giường tầng không có đệm. Một số người cho hãng tin AP biết là không được chăm sóc y tế, thậm chí khi có triệu chứng mắc Covid-19, quản lý chỉ nói họ tự cách ly trong phòng.

Ngoài ra, « hộ chiếu và giấy tờ tùy thân của họ bị chủ lao động Trung Quốc giữ. Họ đến đây (Zrenjanin) từ tháng 05 nhưng chưa nhận bất kỳ đồng lương nào ». Phát biểu với hãng tin Mỹ AP, ông Miso Zivanov, thuộc tổ chức phi chính phủ Zrenjaninska Akcija, cho biết là những lao động này « muốn về Việt Nam nhưng phải lấy lại được giấy tờ trước đã ». Theo một lao động Việt Nam, tất cả những điều kiện sống và làm việc ở Serbia khác hoàn toàn với những điều khoản ký trong hợp đồng.

Công ty Trung Quốc Shandong Linglong Tire Co. không trả lời đề nghị giải thích của AP nhưng trước đó đã phủ nhận mọi cáo buộc với truyền thông Serbia. Sau nhiều ngày im lặng, các quan chức Serbia cuối cùng cũng dè dặt lên tiếng phản đối điều kiện « phi nhân đạo » trên công trường, nhưng lại giảm thiểu trách nhiệm của phía Trung Quốc. Thậm chí, thủ tướng Ana Brnabic còn « không loại trừ một vụ tấn công nhắm vào nhà máy của Linglong » do « những người phản đối đầu tư của Trung Quốc » vào Serbia tổ chức.

Nguồn tin: Thu Hằng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập92
  • Hôm nay11,770
  • Tháng hiện tại260,441
  • Tổng lượt truy cập35,906,786
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây