8 điều trẻ con sợ nhất đều liên quan đến cha mẹ.

Thứ bảy - 18/05/2019 10:10

8 điều trẻ con sợ nhất đều liên quan đến cha mẹ.

Trẻ con sợ điều gì nhất: Mất đồ chơi? Hay hết đồ ăn ngon? Đều không phải, điều mà trẻ con lo lắng, sợ hãi nhất đều có liên quan đến cha mẹ, các bậc phụ huynh mới chính là tâm điểm quan trọng của các bé.


8 điều trẻ con sợ nhất đều liên quan đến cha mẹ.

Trẻ con sợ điều gì nhất: Mất đồ chơi? Hay hết đồ ăn ngon? Đều không phải, điều mà trẻ con lo lắng, sợ hãi nhất đều có liên quan đến cha mẹ, các bậc phụ huynh mới chính là tâm điểm quan trọng của các bé.

 

Dưới đây là 8 điều khiến các bé lo lắng nhất, các bậc cha mẹ nên cố gắng đừng lặp lại để tránh làm tâm hồn của trẻ bị tổn thương.

1. Cha mẹ cãi nhau.

Một cơ quan nghiên cứu tâm lý trẻ em đã tiến hành một cuộc điều tra tình hình tâm lý của 3.000 trẻ nhỏ ở độ tuổi nhi đồng, trong đó có một câu hỏi: “Cháu sợ nhất điều gì ở cha mẹ?”, câu trả lời nhiều nhất đó là: “Cháu sợ cha mẹ tức giận, sợ họ cãi nhau nhất”. Có một câu trả lời rất sinh động: “Cháu sợ nhất là khi cha tức giận, khi đó cha rất dữ! Làm cho mẹ khóc, cháu giống như một con chuột nhắt sợ hãi vậy, tim đập thình thịch, cơm cũng không ăn nổi nữa…”.

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng con cái còn nhỏ, những lời nói, hành động giữa hai vợ chồng sẽ không có liên quan gì đến con. Sự thật là những đôi mắt hồn nhiên trong sáng của các bé đều ghi nhớ hết những lời nói, hành động của cha mẹ.

Có những gia đình hai vợ chồng không ngừng cãi nhau, mở miệng ra là nói tục chửi bậy, thậm chí còn động tay động chân, không khí gia đình thường xuyên căng thẳng, điều này đã hình thành áp lực vô cùng to lớn trong lòng đứa trẻ.

Có những bậc phụ huynh không hòa hợp lâu ngày, trong gia đình không nói với nhau câu nào, các bé sống trong hoàn cảnh gia đình như thế này sẽ bị ức chế, lâu dần sẽ gây tổn thương đến sức khỏe tinh thần của các bé, sẽ khiến chúng trở nên lạnh nhạt, cô đơn, bướng bỉnh, cọc cằn, hình thành tâm lý bất ổn.

Vì thế, cho con một không khí gia đình đầm ấm là điều mà các ông bố bà mẹ biết yêu thương con cái cần phải ghi nhớ.

2. Cha mẹ nổi giận.

Trẻ con ngây thơ lại vừa nghịch ngợm, khi đã nhắc nhở nhiều lần rồi mà các bé vẫn không chịu ngồi yên, các bậc cha mẹ sẽ rất khó khống chế được cảm xúc sau một ngày mệt mỏi, và sẽ la mắng các con. Tức giận với con thật sự sẽ khiến các bé sợ hãi. Trong lúc hoảng sợ, các bé sẽ không làm những việc khiến cha mẹ phiền nữa. Nhưng rồi sẽ ra sao? Có những khả năng này sẽ xảy ra:

–  Ngoan ngoãn nghe lời, cha mẹ bảo làm gì làm đó.

– Các bé bị dọa sợ hãi, chỉ đứng im không nhúc nhích.

– Khóc lớn lên, không làm những việc mà cha mẹ không muốn chúng làm và cũng không làm cả những việc cha mẹ yêu cầu.

– Bắt chước cha mẹ tức giận, ném bình hoa thích nhất xuống đất.

Trẻ em rất nhạy cảm với cảm xúc của người khác. Vì thế cha mẹ tức giận nhất định sẽ ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc của con trẻ. Thế nhưng, các bé không hiểu được vì sao cha mẹ lại tức giận. Cũng có nghĩa là khi rất nhiều bậc phụ huynh tức giận, con trẻ tuy sẽ dừng những việc mà cha mẹ không thích, nhưng các bé hoàn toàn không biết rốt cuộc bản thân mình đã làm gì sai.

Trong cuộc sống, tốt nhất là đừng nên nổi giận với các con, nhưng nếu như thật sự vô tình bất cẩn nổi nóng với con thì sau đó cần phải giải thích rõ ràng với các bé rốt cuộc vấn đề là gì, nên làm thế nào, đồng thời cũng phải để các bé cảm nhận được sự quan tâm và yêu thương của bạn.

Nếu có thể, trước khi tức giận, tốt nhất là cha mẹ hãy cảnh báo trước, ví dụ như: “Cha/ mẹ sẽ giận đấy, con hãy nhanh chóng…”, “Hôm nay tâm trạng của cha/mẹ không tốt, tốt nhất là con đừng…”.

Thế nhưng cha mẹ cũng không được vì cảm giác tự trách, hối hận sau khi nổi giận mà thả lỏng, nuông chiều các con được, điều gì cần kiên trì thì phải kiên trì, cần giáo dục con lý trí.

3. Cha mẹ thiên vị, không dành tình yêu thương công bằng cho các con.

Có một bộ phim điện ảnh kể về một trận động đất, trong trận động đất này, bé trai và bé gái cùng bị kẹt dưới hầm, đối mặt với việc chỉ cứu được một người, người mẹ đã chọn cứu đứa con trai, rất may là sau đó cô bé cũng được cứu sống và được một đôi vợ chồng nhận làm con nuôi. Nhưng cô bé lại oán trách người mẹ thiên vị, thế nên dù ở bên ngoài có chịu khổ cực thế nào cũng không muốn quay về nhận người thân, chia cắt với gia đình suốt 32 năm.

Sự thiên vị khiến nhiều đứa trẻ từ nhỏ đến lớn không được cha mẹ quan tâm, cùng là con trong gia đình nhưng cha mẹ đối xử lại khác nhau, điều này sẽ gây ám ảnh khi đứa trẻ trưởng thành.

Một nghiên cứu cho thấy sự thiên vị của cha mẹ sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe tâm lý của trẻ em, dẫn đến những vấn đề về hành vi ở trong quá trình trưởng thành của trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, dù cho sau khi lớn các em có sống xa gia đình, có gia đình riêng thì tác động trước đây vẫn còn đó. Hơn nữa, dù là các bé được thiên vị hoặc bị lạnh nhạt, chỉ cần cảm thấy được sự thiên vị của cha mẹ thì đều sẽ bị tổn thương. Những đứa trẻ bị lạnh nhạt sẽ oán hận cha mẹ hoặc người được cưng chiều. Các bé được cưng chiều lại sẽ bị anh chị em ghen ghét.

4. Cha mẹ nói dối.

Lời nói dối của cha mẹ đa phần là xuất phát từ việc học hành của con, có những bậc phụ huynh tùy tiện hứa hẹn điều kiện nào đó, nhưng khi con trẻ hoàn thành yêu cầu thì lại ra sức từ chối. Ví như có cha mẹ nói: “Mau làm bài tập đi, làm xong thì xem TV”, nhưng khi con làm xong bài tập, lại cho thêm nhiệm vụ bắt con phải tiếp tục học; có gia đình hứa hẹn với con chỉ cần kết quả thi đứng top đầu thì sẽ có thưởng, đến khi con thật sự thi tốt thì lại không thấy phần thưởng đâu cả. Trẻ em rất ghét việc cha mẹ nói mà không giữ lời, lời nói không đáng tin, đùa giỡn với các em.

Thất tín đồng nghĩa với mất uy tín, lời cha mẹ nói không có giá trị chẳng những đánh mất uy tín của chính mình trong mắt con trẻ mà còn không có lợi cho sự phát triển của các con, thậm chí còn sẽ ảnh hưởng đến hình tượng bản thân đứa trẻ. Điều này sẽ hình thành quan niệm về việc giữ lời ở con trẻ, khiến trẻ cảm thấy một người nói chuyện không cần chịu trách nhiệm, hứa chuyện gì với người khác cũng có thể không làm. Như vậy thì rất dễ hình thành thói quen xấu “hời hợt”, “không đáng tin cậy”. Sau khi trưởng thành, thói quen “thất tín” này sẽ khiến bản thân trẻ mất đi rất nhiều bạn bè và cơ hội.

Là một người đáng tin cậy thường sẽ không dễ dàng hứa hẹn, đừng vì đạt được mục đích trước mắt mà tùy tiện hứa với con trẻ. Khi các con yêu cầu, cha mẹ phải suy nghĩ kỹ càng xem yêu cầu này có hợp lý hay không, có thực hiện được hay không. Nếu như hợp lý và khả thi thì phải hứa hẹn nghiêm túc, thực hiện nghiêm túc.

5. Trả lời câu hỏi của con một cách thiếu kiên nhẫn.

Tò mò là bản tính của con người, đặc biệt là khi còn nhỏ tuổi thì sẽ càng tò mò. Thế nhưng có không ít các bậc phụ huynh không xem trọng các câu hỏi của con, không làm tốt vai trò “người thầy đầu tiên” trong đời các con.

Có cha mẹ chê con phiền phức, chỉ nói hai ba câu là đuổi con ra chỗ khác chơi. Tuy trẻ còn nhỏ nhưng chúng cũng có thể cảm nhận được thái độ của cha mẹ, sự lạnh nhạt của cha mẹ sẽ khiến con trẻ cảm thấy chúng không nên hỏi gì cả, hoặc không nên hỏi những điều như thế, làm cho trẻ mất đi tự tin vào khả năng của mình.

Sự qua loa của cha mẹ còn sẽ khiến con trẻ dần dần mất đi sự ham thích học hỏi và tò mò; hiểu nửa vời, trả lời cho có. Trẻ luôn rất tin tưởng lời nói của cha mẹ, bạn cho con câu trả lời sai, nhưng con lại ghi nhớ, một khi quan niệm không đúng đã vào đầu thì rất khó sửa lại. Bạn nói rằng bạn không có thời gian trả lời câu hỏi của con, đó chỉ là cái cớ, không thể là lý do được.

Nếu như cha mẹ không có thời gian trả lời ngay thì trước tiên nên làm rõ vấn đề của con, sau đó giải thích cho trẻ rằng bạn thật sự rất bận rộn, đồng thời hứa với trẻ khi nào có câu trả lời chính xác thì sẽ trả lời câu hỏi của con.

6. Không chào đón bạn của con.

Các con cũng mong có những người bạn thân, cùng con chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống và phụ huynh cũng hy vọng con mình giỏi giao tiếp. Thế nhưng có những bậc phụ huynh có thể không thích bạn của con bởi những khuyết điểm như: không được lễ phép lắm, quá tính toán, thích bắt nạt, hay nói dối…

Nhưng đối với các con, cùng với sự phát triển tâm sinh lý, các con hy vọng người lớn đối xử với chúng như “người lớn”, tôn trọng ý kiến cá nhân của các con trong việc lựa chọn bạn bè. Nếu cha mẹ luôn cứ quản giáo và không ngừng tỏ ra rằng mình không thích bạn thân của con thì sẽ sinh ra tâm lý chống đối ở các con, từ đó mà khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày một lớn dần.


Các bậc cha mẹ nên tôn trọng sự lựa chọn bạn bè của các con, nên đứng trên góc độ của con để nhìn bạn con. Hãy thay đổi góc nhìn và suy ngẫm, tôn trọng sự lựa chọn của các con. Cha mẹ phải chấp nhận sự khác biệt trong việc chọn bạn của bản thân và con cái, cũng như tôn trọng sự khác biệt này. Tất nhiên, cha mẹ cũng có thể định hướng cho các con trong việc “chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà học”.

7. Bỏ quên ưu điểm của trẻ.

Làm cha mẹ, ai cũng luôn mong những điều tốt đẹp nhất cho con của mình. Thế nhưng trong mắt nhiều bậc phụ huynh, các con mình lại luôn không bằng “con của người khác”. Rốt cuộc vì sao lại như vậy?

Điều này bắt nguồn từ tâm lý cha mẹ “mong con thành rồng”. Thế nhưng mỗi người đều có ưu điểm và khuyết điểm, các con cũng vậy. Cha mẹ sống cùng các con mỗi ngày nên dường như chỉ nhìn thấy khuyết điểm mà bỏ quên ưu điểm của chúng.

Trong cuộc sống thực tế, cha mẹ thường xuyên hạ thấp con của mình và so sánh, thậm chí là khoa trương và mỹ miều hóa về con của người khác, vốn dĩ nghĩ là muốn con mình xem đó là tấm gương, thế nhưng thực tế lại gây nên tổn thương rất lớn đối với các con, thậm chí sẽ ảnh hưởng đến các con cả đời.

Là người lớn, đừng chỉ dựa vào vẻ ngoài, thành tích… để nhận định con mình không bằng người khác, không xuất sắc. Cha mẹ nên tìm ra được ưu điểm của con, nhận ra điều khác biệt của con so với người khác, phải luôn tin tưởng con mình rất ưu tú, hãy khen ngợi con để trẻ tiếp tục phát triển ưu điểm và sở trưởng theo những lời khen đó.

8. Khiển trách con trước mặt khách.

Có rất nhiều bậc cha mẹ thích kể lỗi của con trước mặt người khác giống như đang kể khổ, rằng mình nuôi dạy một đứa bé thế này khó khăn như thế nào. Thế nhưng lại không biết rằng bản thân chỉ biết chỉ ra những khuyết điểm của con trước mặt người khác để được họ khen ngợi mà vô hình chung khiến các con cảm thấy mình kém cỏi, không được ai xem trọng, ví như học hành, vẻ ngoài, giao tiếp, làm việc nhà đều kém cỏi khiến gia đình mệt mỏi và cảm thấy cha mẹ không hài lòng với mình, dần dần khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng xa.

Từ 8 điều cha mẹ làm khiến trẻ sợ hãi trên đây không khó để thấy rằng trong mắt các con thì “cha mẹ tốt, gia đình hạnh phúc” là cần phải có tình yêu thương, thoải mái, bao dung, bình đẳng, không khí vui vẻ và tôn trọng lẫn nhau.

* Theo trithưcvn

8 điều trẻ con sợ nhất đều liên quan đến cha mẹ.

Trẻ con sợ điều gì nhất: Mất đồ chơi? Hay hết đồ ăn ngon? Đều không phải, điều mà trẻ con lo lắng, sợ hãi nhất đều có liên quan đến cha mẹ, các bậc phụ huynh mới chính là tâm điểm quan trọng của các bé.

 

Dưới đây là 8 điều khiến các bé lo lắng nhất, các bậc cha mẹ nên cố gắng đừng lặp lại để tránh làm tâm hồn của trẻ bị tổn thương.

1. Cha mẹ cãi nhau.

Một cơ quan nghiên cứu tâm lý trẻ em đã tiến hành một cuộc điều tra tình hình tâm lý của 3.000 trẻ nhỏ ở độ tuổi nhi đồng, trong đó có một câu hỏi: “Cháu sợ nhất điều gì ở cha mẹ?”, câu trả lời nhiều nhất đó là: “Cháu sợ cha mẹ tức giận, sợ họ cãi nhau nhất”. Có một câu trả lời rất sinh động: “Cháu sợ nhất là khi cha tức giận, khi đó cha rất dữ! Làm cho mẹ khóc, cháu giống như một con chuột nhắt sợ hãi vậy, tim đập thình thịch, cơm cũng không ăn nổi nữa…”.

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng con cái còn nhỏ, những lời nói, hành động giữa hai vợ chồng sẽ không có liên quan gì đến con. Sự thật là những đôi mắt hồn nhiên trong sáng của các bé đều ghi nhớ hết những lời nói, hành động của cha mẹ.

Có những gia đình hai vợ chồng không ngừng cãi nhau, mở miệng ra là nói tục chửi bậy, thậm chí còn động tay động chân, không khí gia đình thường xuyên căng thẳng, điều này đã hình thành áp lực vô cùng to lớn trong lòng đứa trẻ.

Có những bậc phụ huynh không hòa hợp lâu ngày, trong gia đình không nói với nhau câu nào, các bé sống trong hoàn cảnh gia đình như thế này sẽ bị ức chế, lâu dần sẽ gây tổn thương đến sức khỏe tinh thần của các bé, sẽ khiến chúng trở nên lạnh nhạt, cô đơn, bướng bỉnh, cọc cằn, hình thành tâm lý bất ổn.

Vì thế, cho con một không khí gia đình đầm ấm là điều mà các ông bố bà mẹ biết yêu thương con cái cần phải ghi nhớ.

2. Cha mẹ nổi giận.

Trẻ con ngây thơ lại vừa nghịch ngợm, khi đã nhắc nhở nhiều lần rồi mà các bé vẫn không chịu ngồi yên, các bậc cha mẹ sẽ rất khó khống chế được cảm xúc sau một ngày mệt mỏi, và sẽ la mắng các con. Tức giận với con thật sự sẽ khiến các bé sợ hãi. Trong lúc hoảng sợ, các bé sẽ không làm những việc khiến cha mẹ phiền nữa. Nhưng rồi sẽ ra sao? Có những khả năng này sẽ xảy ra:

–  Ngoan ngoãn nghe lời, cha mẹ bảo làm gì làm đó.

– Các bé bị dọa sợ hãi, chỉ đứng im không nhúc nhích.

– Khóc lớn lên, không làm những việc mà cha mẹ không muốn chúng làm và cũng không làm cả những việc cha mẹ yêu cầu.

– Bắt chước cha mẹ tức giận, ném bình hoa thích nhất xuống đất.

Trẻ em rất nhạy cảm với cảm xúc của người khác. Vì thế cha mẹ tức giận nhất định sẽ ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc của con trẻ. Thế nhưng, các bé không hiểu được vì sao cha mẹ lại tức giận. Cũng có nghĩa là khi rất nhiều bậc phụ huynh tức giận, con trẻ tuy sẽ dừng những việc mà cha mẹ không thích, nhưng các bé hoàn toàn không biết rốt cuộc bản thân mình đã làm gì sai.

Trong cuộc sống, tốt nhất là đừng nên nổi giận với các con, nhưng nếu như thật sự vô tình bất cẩn nổi nóng với con thì sau đó cần phải giải thích rõ ràng với các bé rốt cuộc vấn đề là gì, nên làm thế nào, đồng thời cũng phải để các bé cảm nhận được sự quan tâm và yêu thương của bạn.

Nếu có thể, trước khi tức giận, tốt nhất là cha mẹ hãy cảnh báo trước, ví dụ như: “Cha/ mẹ sẽ giận đấy, con hãy nhanh chóng…”, “Hôm nay tâm trạng của cha/mẹ không tốt, tốt nhất là con đừng…”.

Thế nhưng cha mẹ cũng không được vì cảm giác tự trách, hối hận sau khi nổi giận mà thả lỏng, nuông chiều các con được, điều gì cần kiên trì thì phải kiên trì, cần giáo dục con lý trí.

3. Cha mẹ thiên vị, không dành tình yêu thương công bằng cho các con.

Có một bộ phim điện ảnh kể về một trận động đất, trong trận động đất này, bé trai và bé gái cùng bị kẹt dưới hầm, đối mặt với việc chỉ cứu được một người, người mẹ đã chọn cứu đứa con trai, rất may là sau đó cô bé cũng được cứu sống và được một đôi vợ chồng nhận làm con nuôi. Nhưng cô bé lại oán trách người mẹ thiên vị, thế nên dù ở bên ngoài có chịu khổ cực thế nào cũng không muốn quay về nhận người thân, chia cắt với gia đình suốt 32 năm.

Sự thiên vị khiến nhiều đứa trẻ từ nhỏ đến lớn không được cha mẹ quan tâm, cùng là con trong gia đình nhưng cha mẹ đối xử lại khác nhau, điều này sẽ gây ám ảnh khi đứa trẻ trưởng thành.

Một nghiên cứu cho thấy sự thiên vị của cha mẹ sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe tâm lý của trẻ em, dẫn đến những vấn đề về hành vi ở trong quá trình trưởng thành của trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, dù cho sau khi lớn các em có sống xa gia đình, có gia đình riêng thì tác động trước đây vẫn còn đó. Hơn nữa, dù là các bé được thiên vị hoặc bị lạnh nhạt, chỉ cần cảm thấy được sự thiên vị của cha mẹ thì đều sẽ bị tổn thương. Những đứa trẻ bị lạnh nhạt sẽ oán hận cha mẹ hoặc người được cưng chiều. Các bé được cưng chiều lại sẽ bị anh chị em ghen ghét.

4. Cha mẹ nói dối.

Lời nói dối của cha mẹ đa phần là xuất phát từ việc học hành của con, có những bậc phụ huynh tùy tiện hứa hẹn điều kiện nào đó, nhưng khi con trẻ hoàn thành yêu cầu thì lại ra sức từ chối. Ví như có cha mẹ nói: “Mau làm bài tập đi, làm xong thì xem TV”, nhưng khi con làm xong bài tập, lại cho thêm nhiệm vụ bắt con phải tiếp tục học; có gia đình hứa hẹn với con chỉ cần kết quả thi đứng top đầu thì sẽ có thưởng, đến khi con thật sự thi tốt thì lại không thấy phần thưởng đâu cả. Trẻ em rất ghét việc cha mẹ nói mà không giữ lời, lời nói không đáng tin, đùa giỡn với các em.

Thất tín đồng nghĩa với mất uy tín, lời cha mẹ nói không có giá trị chẳng những đánh mất uy tín của chính mình trong mắt con trẻ mà còn không có lợi cho sự phát triển của các con, thậm chí còn sẽ ảnh hưởng đến hình tượng bản thân đứa trẻ. Điều này sẽ hình thành quan niệm về việc giữ lời ở con trẻ, khiến trẻ cảm thấy một người nói chuyện không cần chịu trách nhiệm, hứa chuyện gì với người khác cũng có thể không làm. Như vậy thì rất dễ hình thành thói quen xấu “hời hợt”, “không đáng tin cậy”. Sau khi trưởng thành, thói quen “thất tín” này sẽ khiến bản thân trẻ mất đi rất nhiều bạn bè và cơ hội.

Là một người đáng tin cậy thường sẽ không dễ dàng hứa hẹn, đừng vì đạt được mục đích trước mắt mà tùy tiện hứa với con trẻ. Khi các con yêu cầu, cha mẹ phải suy nghĩ kỹ càng xem yêu cầu này có hợp lý hay không, có thực hiện được hay không. Nếu như hợp lý và khả thi thì phải hứa hẹn nghiêm túc, thực hiện nghiêm túc.

5. Trả lời câu hỏi của con một cách thiếu kiên nhẫn.

Tò mò là bản tính của con người, đặc biệt là khi còn nhỏ tuổi thì sẽ càng tò mò. Thế nhưng có không ít các bậc phụ huynh không xem trọng các câu hỏi của con, không làm tốt vai trò “người thầy đầu tiên” trong đời các con.

Có cha mẹ chê con phiền phức, chỉ nói hai ba câu là đuổi con ra chỗ khác chơi. Tuy trẻ còn nhỏ nhưng chúng cũng có thể cảm nhận được thái độ của cha mẹ, sự lạnh nhạt của cha mẹ sẽ khiến con trẻ cảm thấy chúng không nên hỏi gì cả, hoặc không nên hỏi những điều như thế, làm cho trẻ mất đi tự tin vào khả năng của mình.

Sự qua loa của cha mẹ còn sẽ khiến con trẻ dần dần mất đi sự ham thích học hỏi và tò mò; hiểu nửa vời, trả lời cho có. Trẻ luôn rất tin tưởng lời nói của cha mẹ, bạn cho con câu trả lời sai, nhưng con lại ghi nhớ, một khi quan niệm không đúng đã vào đầu thì rất khó sửa lại. Bạn nói rằng bạn không có thời gian trả lời câu hỏi của con, đó chỉ là cái cớ, không thể là lý do được.

Nếu như cha mẹ không có thời gian trả lời ngay thì trước tiên nên làm rõ vấn đề của con, sau đó giải thích cho trẻ rằng bạn thật sự rất bận rộn, đồng thời hứa với trẻ khi nào có câu trả lời chính xác thì sẽ trả lời câu hỏi của con.

6. Không chào đón bạn của con.

Các con cũng mong có những người bạn thân, cùng con chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống và phụ huynh cũng hy vọng con mình giỏi giao tiếp. Thế nhưng có những bậc phụ huynh có thể không thích bạn của con bởi những khuyết điểm như: không được lễ phép lắm, quá tính toán, thích bắt nạt, hay nói dối…

Nhưng đối với các con, cùng với sự phát triển tâm sinh lý, các con hy vọng người lớn đối xử với chúng như “người lớn”, tôn trọng ý kiến cá nhân của các con trong việc lựa chọn bạn bè. Nếu cha mẹ luôn cứ quản giáo và không ngừng tỏ ra rằng mình không thích bạn thân của con thì sẽ sinh ra tâm lý chống đối ở các con, từ đó mà khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày một lớn dần.


Các bậc cha mẹ nên tôn trọng sự lựa chọn bạn bè của các con, nên đứng trên góc độ của con để nhìn bạn con. Hãy thay đổi góc nhìn và suy ngẫm, tôn trọng sự lựa chọn của các con. Cha mẹ phải chấp nhận sự khác biệt trong việc chọn bạn của bản thân và con cái, cũng như tôn trọng sự khác biệt này. Tất nhiên, cha mẹ cũng có thể định hướng cho các con trong việc “chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà học”.

7. Bỏ quên ưu điểm của trẻ.

Làm cha mẹ, ai cũng luôn mong những điều tốt đẹp nhất cho con của mình. Thế nhưng trong mắt nhiều bậc phụ huynh, các con mình lại luôn không bằng “con của người khác”. Rốt cuộc vì sao lại như vậy?

Điều này bắt nguồn từ tâm lý cha mẹ “mong con thành rồng”. Thế nhưng mỗi người đều có ưu điểm và khuyết điểm, các con cũng vậy. Cha mẹ sống cùng các con mỗi ngày nên dường như chỉ nhìn thấy khuyết điểm mà bỏ quên ưu điểm của chúng.

Trong cuộc sống thực tế, cha mẹ thường xuyên hạ thấp con của mình và so sánh, thậm chí là khoa trương và mỹ miều hóa về con của người khác, vốn dĩ nghĩ là muốn con mình xem đó là tấm gương, thế nhưng thực tế lại gây nên tổn thương rất lớn đối với các con, thậm chí sẽ ảnh hưởng đến các con cả đời.

Là người lớn, đừng chỉ dựa vào vẻ ngoài, thành tích… để nhận định con mình không bằng người khác, không xuất sắc. Cha mẹ nên tìm ra được ưu điểm của con, nhận ra điều khác biệt của con so với người khác, phải luôn tin tưởng con mình rất ưu tú, hãy khen ngợi con để trẻ tiếp tục phát triển ưu điểm và sở trưởng theo những lời khen đó.

8. Khiển trách con trước mặt khách.

Có rất nhiều bậc cha mẹ thích kể lỗi của con trước mặt người khác giống như đang kể khổ, rằng mình nuôi dạy một đứa bé thế này khó khăn như thế nào. Thế nhưng lại không biết rằng bản thân chỉ biết chỉ ra những khuyết điểm của con trước mặt người khác để được họ khen ngợi mà vô hình chung khiến các con cảm thấy mình kém cỏi, không được ai xem trọng, ví như học hành, vẻ ngoài, giao tiếp, làm việc nhà đều kém cỏi khiến gia đình mệt mỏi và cảm thấy cha mẹ không hài lòng với mình, dần dần khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng xa.

Từ 8 điều cha mẹ làm khiến trẻ sợ hãi trên đây không khó để thấy rằng trong mắt các con thì “cha mẹ tốt, gia đình hạnh phúc” là cần phải có tình yêu thương, thoải mái, bao dung, bình đẳng, không khí vui vẻ và tôn trọng lẫn nhau.

* Theo trithưcvn

Dưới đây là 8 điều khiến các bé lo lắng nhất, các bậc cha mẹ nên cố gắng đừng lặp lại để tránh làm tâm hồn của trẻ bị tổn thương.

1. Cha mẹ cãi nhau.

Một cơ quan nghiên cứu tâm lý trẻ em đã tiến hành một cuộc điều tra tình hình tâm lý của 3.000 trẻ nhỏ ở độ tuổi nhi đồng, trong đó có một câu hỏi: “Cháu sợ nhất điều gì ở cha mẹ?”, câu trả lời nhiều nhất đó là: “Cháu sợ cha mẹ tức giận, sợ họ cãi nhau nhất”. Có một câu trả lời rất sinh động: “Cháu sợ nhất là khi cha tức giận, khi đó cha rất dữ! Làm cho mẹ khóc, cháu giống như một con chuột nhắt sợ hãi vậy, tim đập thình thịch, cơm cũng không ăn nổi nữa…”.

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng con cái còn nhỏ, những lời nói, hành động giữa hai vợ chồng sẽ không có liên quan gì đến con. Sự thật là những đôi mắt hồn nhiên trong sáng của các bé đều ghi nhớ hết những lời nói, hành động của cha mẹ.

Có những gia đình hai vợ chồng không ngừng cãi nhau, mở miệng ra là nói tục chửi bậy, thậm chí còn động tay động chân, không khí gia đình thường xuyên căng thẳng, điều này đã hình thành áp lực vô cùng to lớn trong lòng đứa trẻ.

Có những bậc phụ huynh không hòa hợp lâu ngày, trong gia đình không nói với nhau câu nào, các bé sống trong hoàn cảnh gia đình như thế này sẽ bị ức chế, lâu dần sẽ gây tổn thương đến sức khỏe tinh thần của các bé, sẽ khiến chúng trở nên lạnh nhạt, cô đơn, bướng bỉnh, cọc cằn, hình thành tâm lý bất ổn.

Vì thế, cho con một không khí gia đình đầm ấm là điều mà các ông bố bà mẹ biết yêu thương con cái cần phải ghi nhớ.

2. Cha mẹ nổi giận.

Trẻ con ngây thơ lại vừa nghịch ngợm, khi đã nhắc nhở nhiều lần rồi mà các bé vẫn không chịu ngồi yên, các bậc cha mẹ sẽ rất khó khống chế được cảm xúc sau một ngày mệt mỏi, và sẽ la mắng các con. Tức giận với con thật sự sẽ khiến các bé sợ hãi. Trong lúc hoảng sợ, các bé sẽ không làm những việc khiến cha mẹ phiền nữa. Nhưng rồi sẽ ra sao? Có những khả năng này sẽ xảy ra:

–  Ngoan ngoãn nghe lời, cha mẹ bảo làm gì làm đó.

– Các bé bị dọa sợ hãi, chỉ đứng im không nhúc nhích.

– Khóc lớn lên, không làm những việc mà cha mẹ không muốn chúng làm và cũng không làm cả những việc cha mẹ yêu cầu.

– Bắt chước cha mẹ tức giận, ném bình hoa thích nhất xuống đất.

Trẻ em rất nhạy cảm với cảm xúc của người khác. Vì thế cha mẹ tức giận nhất định sẽ ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc của con trẻ. Thế nhưng, các bé không hiểu được vì sao cha mẹ lại tức giận. Cũng có nghĩa là khi rất nhiều bậc phụ huynh tức giận, con trẻ tuy sẽ dừng những việc mà cha mẹ không thích, nhưng các bé hoàn toàn không biết rốt cuộc bản thân mình đã làm gì sai.

Trong cuộc sống, tốt nhất là đừng nên nổi giận với các con, nhưng nếu như thật sự vô tình bất cẩn nổi nóng với con thì sau đó cần phải giải thích rõ ràng với các bé rốt cuộc vấn đề là gì, nên làm thế nào, đồng thời cũng phải để các bé cảm nhận được sự quan tâm và yêu thương của bạn.

Nếu có thể, trước khi tức giận, tốt nhất là cha mẹ hãy cảnh báo trước, ví dụ như: “Cha/ mẹ sẽ giận đấy, con hãy nhanh chóng…”, “Hôm nay tâm trạng của cha/mẹ không tốt, tốt nhất là con đừng…”.

Thế nhưng cha mẹ cũng không được vì cảm giác tự trách, hối hận sau khi nổi giận mà thả lỏng, nuông chiều các con được, điều gì cần kiên trì thì phải kiên trì, cần giáo dục con lý trí.

3. Cha mẹ thiên vị, không dành tình yêu thương công bằng cho các con.

Có một bộ phim điện ảnh kể về một trận động đất, trong trận động đất này, bé trai và bé gái cùng bị kẹt dưới hầm, đối mặt với việc chỉ cứu được một người, người mẹ đã chọn cứu đứa con trai, rất may là sau đó cô bé cũng được cứu sống và được một đôi vợ chồng nhận làm con nuôi. Nhưng cô bé lại oán trách người mẹ thiên vị, thế nên dù ở bên ngoài có chịu khổ cực thế nào cũng không muốn quay về nhận người thân, chia cắt với gia đình suốt 32 năm.

Sự thiên vị khiến nhiều đứa trẻ từ nhỏ đến lớn không được cha mẹ quan tâm, cùng là con trong gia đình nhưng cha mẹ đối xử lại khác nhau, điều này sẽ gây ám ảnh khi đứa trẻ trưởng thành.

Một nghiên cứu cho thấy sự thiên vị của cha mẹ sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe tâm lý của trẻ em, dẫn đến những vấn đề về hành vi ở trong quá trình trưởng thành của trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, dù cho sau khi lớn các em có sống xa gia đình, có gia đình riêng thì tác động trước đây vẫn còn đó. Hơn nữa, dù là các bé được thiên vị hoặc bị lạnh nhạt, chỉ cần cảm thấy được sự thiên vị của cha mẹ thì đều sẽ bị tổn thương. Những đứa trẻ bị lạnh nhạt sẽ oán hận cha mẹ hoặc người được cưng chiều. Các bé được cưng chiều lại sẽ bị anh chị em ghen ghét.

4. Cha mẹ nói dối.

Lời nói dối của cha mẹ đa phần là xuất phát từ việc học hành của con, có những bậc phụ huynh tùy tiện hứa hẹn điều kiện nào đó, nhưng khi con trẻ hoàn thành yêu cầu thì lại ra sức từ chối. Ví như có cha mẹ nói: “Mau làm bài tập đi, làm xong thì xem TV”, nhưng khi con làm xong bài tập, lại cho thêm nhiệm vụ bắt con phải tiếp tục học; có gia đình hứa hẹn với con chỉ cần kết quả thi đứng top đầu thì sẽ có thưởng, đến khi con thật sự thi tốt thì lại không thấy phần thưởng đâu cả. Trẻ em rất ghét việc cha mẹ nói mà không giữ lời, lời nói không đáng tin, đùa giỡn với các em.

Thất tín đồng nghĩa với mất uy tín, lời cha mẹ nói không có giá trị chẳng những đánh mất uy tín của chính mình trong mắt con trẻ mà còn không có lợi cho sự phát triển của các con, thậm chí còn sẽ ảnh hưởng đến hình tượng bản thân đứa trẻ. Điều này sẽ hình thành quan niệm về việc giữ lời ở con trẻ, khiến trẻ cảm thấy một người nói chuyện không cần chịu trách nhiệm, hứa chuyện gì với người khác cũng có thể không làm. Như vậy thì rất dễ hình thành thói quen xấu “hời hợt”, “không đáng tin cậy”. Sau khi trưởng thành, thói quen “thất tín” này sẽ khiến bản thân trẻ mất đi rất nhiều bạn bè và cơ hội.

Là một người đáng tin cậy thường sẽ không dễ dàng hứa hẹn, đừng vì đạt được mục đích trước mắt mà tùy tiện hứa với con trẻ. Khi các con yêu cầu, cha mẹ phải suy nghĩ kỹ càng xem yêu cầu này có hợp lý hay không, có thực hiện được hay không. Nếu như hợp lý và khả thi thì phải hứa hẹn nghiêm túc, thực hiện nghiêm túc.

5. Trả lời câu hỏi của con một cách thiếu kiên nhẫn.

Tò mò là bản tính của con người, đặc biệt là khi còn nhỏ tuổi thì sẽ càng tò mò. Thế nhưng có không ít các bậc phụ huynh không xem trọng các câu hỏi của con, không làm tốt vai trò “người thầy đầu tiên” trong đời các con.

Có cha mẹ chê con phiền phức, chỉ nói hai ba câu là đuổi con ra chỗ khác chơi. Tuy trẻ còn nhỏ nhưng chúng cũng có thể cảm nhận được thái độ của cha mẹ, sự lạnh nhạt của cha mẹ sẽ khiến con trẻ cảm thấy chúng không nên hỏi gì cả, hoặc không nên hỏi những điều như thế, làm cho trẻ mất đi tự tin vào khả năng của mình.

Sự qua loa của cha mẹ còn sẽ khiến con trẻ dần dần mất đi sự ham thích học hỏi và tò mò; hiểu nửa vời, trả lời cho có. Trẻ luôn rất tin tưởng lời nói của cha mẹ, bạn cho con câu trả lời sai, nhưng con lại ghi nhớ, một khi quan niệm không đúng đã vào đầu thì rất khó sửa lại. Bạn nói rằng bạn không có thời gian trả lời câu hỏi của con, đó chỉ là cái cớ, không thể là lý do được.

Nếu như cha mẹ không có thời gian trả lời ngay thì trước tiên nên làm rõ vấn đề của con, sau đó giải thích cho trẻ rằng bạn thật sự rất bận rộn, đồng thời hứa với trẻ khi nào có câu trả lời chính xác thì sẽ trả lời câu hỏi của con.

6. Không chào đón bạn của con.

Các con cũng mong có những người bạn thân, cùng con chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống và phụ huynh cũng hy vọng con mình giỏi giao tiếp. Thế nhưng có những bậc phụ huynh có thể không thích bạn của con bởi những khuyết điểm như: không được lễ phép lắm, quá tính toán, thích bắt nạt, hay nói dối…

Nhưng đối với các con, cùng với sự phát triển tâm sinh lý, các con hy vọng người lớn đối xử với chúng như “người lớn”, tôn trọng ý kiến cá nhân của các con trong việc lựa chọn bạn bè. Nếu cha mẹ luôn cứ quản giáo và không ngừng tỏ ra rằng mình không thích bạn thân của con thì sẽ sinh ra tâm lý chống đối ở các con, từ đó mà khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày một lớn dần.


Các bậc cha mẹ nên tôn trọng sự lựa chọn bạn bè của các con, nên đứng trên góc độ của con để nhìn bạn con. Hãy thay đổi góc nhìn và suy ngẫm, tôn trọng sự lựa chọn của các con. Cha mẹ phải chấp nhận sự khác biệt trong việc chọn bạn của bản thân và con cái, cũng như tôn trọng sự khác biệt này. Tất nhiên, cha mẹ cũng có thể định hướng cho các con trong việc “chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà học”.

7. Bỏ quên ưu điểm của trẻ.

Làm cha mẹ, ai cũng luôn mong những điều tốt đẹp nhất cho con của mình. Thế nhưng trong mắt nhiều bậc phụ huynh, các con mình lại luôn không bằng “con của người khác”. Rốt cuộc vì sao lại như vậy?

Điều này bắt nguồn từ tâm lý cha mẹ “mong con thành rồng”. Thế nhưng mỗi người đều có ưu điểm và khuyết điểm, các con cũng vậy. Cha mẹ sống cùng các con mỗi ngày nên dường như chỉ nhìn thấy khuyết điểm mà bỏ quên ưu điểm của chúng.

Trong cuộc sống thực tế, cha mẹ thường xuyên hạ thấp con của mình và so sánh, thậm chí là khoa trương và mỹ miều hóa về con của người khác, vốn dĩ nghĩ là muốn con mình xem đó là tấm gương, thế nhưng thực tế lại gây nên tổn thương rất lớn đối với các con, thậm chí sẽ ảnh hưởng đến các con cả đời.

Là người lớn, đừng chỉ dựa vào vẻ ngoài, thành tích… để nhận định con mình không bằng người khác, không xuất sắc. Cha mẹ nên tìm ra được ưu điểm của con, nhận ra điều khác biệt của con so với người khác, phải luôn tin tưởng con mình rất ưu tú, hãy khen ngợi con để trẻ tiếp tục phát triển ưu điểm và sở trưởng theo những lời khen đó.

8. Khiển trách con trước mặt khách.

Có rất nhiều bậc cha mẹ thích kể lỗi của con trước mặt người khác giống như đang kể khổ, rằng mình nuôi dạy một đứa bé thế này khó khăn như thế nào. Thế nhưng lại không biết rằng bản thân chỉ biết chỉ ra những khuyết điểm của con trước mặt người khác để được họ khen ngợi mà vô hình chung khiến các con cảm thấy mình kém cỏi, không được ai xem trọng, ví như học hành, vẻ ngoài, giao tiếp, làm việc nhà đều kém cỏi khiến gia đình mệt mỏi và cảm thấy cha mẹ không hài lòng với mình, dần dần khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng xa.

Từ 8 điều cha mẹ làm khiến trẻ sợ hãi trên đây không khó để thấy rằng trong mắt các con thì “cha mẹ tốt, gia đình hạnh phúc” là cần phải có tình yêu thương, thoải mái, bao dung, bình đẳng, không khí vui vẻ và tôn trọng lẫn nhau.

 


Tác giả bài viết: Nguyen van Thanh

Nguồn tin: * Theo trithucvn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập142
  • Hôm nay14,491
  • Tháng hiện tại270,097
  • Tổng lượt truy cập35,916,442
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây