Fake News: Chúng đầu độc não bộ của chúng ta như thế nào và đây là cách để tránh

Thứ sáu - 17/05/2019 09:52

Fake News: Chúng đầu độc não bộ của chúng ta như thế nào và đây là cách để tránh

Ở thời điểm hiện tại, mạng xã hội và truyền thông chính thống các nước đang hết sức nỗ lực để loại bỏ sự tồn tại tin fake, nhưng không có nhiều hiệu quả. Các bản tin giả thường nhắm vào cảm xúc nên có thể đạt độ lan tỏa rất nhanh trong thời gian ngắn, khiến bất kỳ ai cũng dễ dàng trở thành nạn nhân mà không hay.
Fake News: Chúng đầu độc não bộ của chúng ta như thế nào và đây là cách để tránh - Ảnh 1.

Vậy chúng ta phải làm gì để tránh được các tin tức loại này? Theo Julian Matthews - chuyên gia thần kinh học nhận thức từ ĐH Monash (Úc), mọi thứ cần được nhìn ở góc độ tâm lý học. Chúng ta phải hiểu bằng cách nào tin tức giả có thể dễ dàng gây được sự chú ý, và từ đó tìm cách khiến bản thân miễn nhiễm với chúng.

Fake news làm biến dạng trí nhớ

Theo Matthews, tin fake sở dĩ có thể lan tỏa được là nhờ một khái niệm gọi là "misattribution" (tạm dịch: phân phối sai). Có nghĩa là chúng ta tin tưởng vào một thông tin có trong ký ức, nhưng không thể nhớ được nguồn gốc tin ấy là ở đâu.

Phân phối sai chính là một trong những lý do khiến các chiến dịch quảng cáo trở nên hiệu quả hơn. Bạn nhìn thấy một sản phẩm ở ngoài và có cảm giác nó rất quen thuộc, nhưng thực ra bạn chỉ nhìn thấy nó trên biển quảng cáo mà thôi.

Fake News: Chúng đầu độc não bộ của chúng ta như thế nào và đây là cách để tránh - Ảnh 2.

Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ vào năm 2016 đã chứng minh điều này.

Theo đó thì chỉ cần nhìn thấy tiêu đề của một bản tin - chưa cần biết đúng hay sai, lần thứ 2 nhìn thấy nó ở một nơi khác sẽ khiến niềm tin vào nội dung bên trong tăng lên rất nhiều.

Nói ngắn gọn hơn, việc liên tục chạm mặt các bản tin giả sẽ khiến bạn có cảm giác rằng chúng là thật. Dần dần, cả một cộng đồng sẽ cảm thấy tin tưởng vào bản tin ấy, thậm chí ngay cả khi không biết nguồn gốc thực sự của luồng thông tin là ở đâu.

Trí nhớ của con người là sự thiên vị nặng nề, và nó thích tin fake

Nhiều người vẫn luôn cho rằng ký ức của chúng ta được cất vào một khu vực nào đó trong não bộ, rồi khi cần sẽ được lấy ra. Nhưng thực ra không phải như vậy.

 

Mỗi lần muốn nhớ lại, não sẽ hoạt động như khi hình thành một ký ức mới. Chính vì thế, độ chân thực của ký ức sẽ chịu ảnh hưởng bởi chính suy nghĩ và quan điểm của chúng ta.

Việc ký ức chịu ảnh hưởng của suy nghĩ và quan điểm sẽ gây ảnh hưởng đến sự lan tỏa của các thông tin giả.

Trên thực tế thì ai cũng cho rằng thông tin mình đang tin tưởng đến từ một nguồn chính thống và đáng tin cậy.

Fake News: Chúng đầu độc não bộ của chúng ta như thế nào và đây là cách để tránh - Ảnh 4.

Đây cũng chính là lý do vì sao thi thoảng chúng ta thấy có những trường hợp tranh cãi đến kịch liệt về một thông tin trong quá khứ, không bên nào nhận sai. Kỳ thực, mọi chuyện chỉ là do ký ức của họ khác nhau, còn con người lại có xu hướng đấu tranh cho những gì mình tin tưởng.

  •  

Các bản tin giả đánh đúng vào tâm lý này để lan tỏa. Chúng được thiết kế để thu được sự chú ý, có thể định hình thái độ và hành vi của người đọc. Và đáng lo hơn, hiệu ứng này vẫn tồn tại ngay cả sau khi bị lật tẩy, bởi các tin đính chính thường không đem lại nhiều cảm xúc như cách tin fake đã làm.

Cách để tránh tin tức giả

Thực chất thì với cách não bộ và ký ức hoạt động, thật khó để miễn nhiễm hoàn toàn với các tin tức giả. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tìm cách để giảm thiểu rủi ro "tin nhầm" vào một fake news.

Julian Matthews cho biết, trước mỗi luồng thông tin gặp phải, bạn cần phải tự hỏi một số điều trước khi tiến hành chia sẻ chúng:

- Đây là loại nội dung gì: Trên thực tế, nhiều người hiện nay xem mạng xã hội là nơi tổng hợp tin tức chính. Vậy nên bạn cần phải phân loại được tính chất của nội dung đang đọc: Đó là quan điểm cá nhân, hay châm biếm, hay trích dẫn...? Tất cả đều góp phần tác động đến ký ức của bạn.

- Nguồn gốc của tin tức ấy: Điều quan trọng nhất là bạn phải biết được nguồn thông tin đang đọc đến từ đâu, đặc biệt là khi đó là một thông tin mang tính chất nghiêm trọng. Hãy nhớ, tin càng lớn, càng nghiêm trọng, sẽ càng có nhiều nguồn thông tin chính thống đề cập đến. Nếu không có thì khả năng thông tin bạn đang đọc là tin giả.

Một số người dễ tin vào các bản tin fake, bởi họ có xu hướng dễ dãi trước các nhận định mang tính chất cá nhân. Nếu không muốn bản thân mình cũng như vậy, bạn cần phải học cách tư duy phản biện sao cho thành phản xạ. Nguồn thông tin ở đâu, có phù hợp với hiểu biết của bản thân, và nếu quá nghi ngờ thì nên hỏi những người đáng tin cậy.

 

 
 

Nguồn tin: Tham khảo: Conversation, BBC, Science Alert

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập354
  • Hôm nay11,830
  • Tháng hiện tại277,880
  • Tổng lượt truy cập36,332,435
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây