Những sai lầm chiến lược của Tập Cận Bình.

Thứ bảy - 18/05/2019 09:29

Những sai lầm chiến lược của Tập Cận Bình.

hững sai lầm chiến lược của Tập Cận Bình. 
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ.                                
image.jpeg

 

Tập Cận Bình (Xi Jinping) được mô tả là một lãnh đạo đầy tham vọng và nhiều thủ đoạn chính trị củng cố quyền lực với kỳ tích chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi”, phát triển quân đội QĐNDTQ (PLA) để phục vụ cho chủ nghĩa bành trướng. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của TC khiến Tập Cận Bình tự tin có đủ khả năng chiếm lĩnh trong trật tự thế giới. Nhiều nhà phân tích cho rằng, trong quá trình phát triển tòan diện của TC từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… để đưa ra kết luận rằng, mặc dù Bắc Kinh đang sở hữu nhiều lợi thế vượt trội song vẫn chưa đủ tuổi vuợt Hoa Kỳ và phương Tây để trở thành siêu cường hàng đầu, thống lĩnh trật tự thế giới trong thế kỷ 21.

Tập Cận Bình bị đóng khung trong “Giấc mộng Trung Hoa”, nôn nóng với giấc mơ bá chủ của chủng tộc Hán, có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử Trung Hoa trong quá khứ đã từng xưng “bá chủ thiên hạ”. Cho tới thời điểm hiện nay, giấc mơ thống trị thế giới vẫn nằm ngoài tầm tay của Tập Cận Bình khi so sánh tương quan lực lượng giữa TC và Mỹ. Cuối cùng chính “giấc mộng Trung Hoa” đã khiến Tập Cận Bình bị mắc kẹt giữa tư duy về củng cố quyền lực theo kiểu cũ là bành trướng lãnh thổ, chiếm lĩnh đất đai, khai thác tài nguyên các quốc gia thuộc địa; thay vì mở rộng ảnh hưởng thông qua giá trị của “quyền lực mềm” như Hoa Kỳ về văn hóa, thể thao, tư tưởng, chính trị…

Với sự phát triển của “luật pháp quốc tế” hiện hành, đặc biệt liên quan tới chủ quyền bất khả xâm phạm của các quốc gia nhược tiểu, có thể nói tư duy chiến lược dùng sức mạnh cơ bắp để bành trướng lãnh thổ của Tập Cận Bình đã trở nên lỗi thời, khiến cho Bắc Kinh không thể đạt tới vị trí thống trị thế giới trong thế kỷ 21. Những sai lầm chiến lược của Tập Cận Bình phải trả giá hiện nay, được phân tích như sau:

CHỦ QUAN KHINH ĐỊCH:

Trong những tháng đầu tiên sau khi TT D. Trump nhậm chức, một số chuyên gia và báo chí TQ đã gọi tân TT Trump là con hổ giấy, người kém về thủ đoạn chính trị…riêng Tập Cận Bình đã lạc quan tếu, tuyên bố: “Trung Quốc sẽ lãnh đạo thế giới sớm hơn 10 năm” và lên tiếng bác bỏ những lời “tuyên chiến” và cho rằng, “tất cả những lời đe dọa chiến tranh thương mại với Bắc Kinh chỉ là sự thổi phòng của con hổ giấy”.

Một vài tuần sau đó, sau khi TT Trump tuyên bố công nhận chính sách “Một Trung Quốc”, Bắc Kinh cho rằng “TT Trump đã thua cuộc và từ bỏ thế đối đầu với chính sách “Một Trung Quốc” của Bắc Kinh. Tập Cận Bình càng lạc quan cho rằng, TT Trump đã không thực hiện lời hứa khi tranh cử về việc cứng rắn với TC. Ngoài ra, TT Trump còn đưa ra nhiều quyết định đặc biệt có lợi cho Bắc Kinh như tuyên bố rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tháng 1/2018, tờ The New Yorker đăng một bài viết của Kim Nhất Nam - một chiến lược gia của ĐH Quốc Phòng TQ (NDU) - cho rằng, việc rút Mỹ ra khỏi TPP, ông TT Trump đã tặng cho TC một món quà quý giá và cho rằng Mỹ đã rút về ở ẩn, đã tới thời TC tỏa sáng. Ba tháng sau đó, tờ Atlantic (Mỹ) dẫn lời của ông Thẩm Đinh Lập - Giáo sư ĐH Phúc Đán, Thượng Hải - khẳng định rằng: “Quá dễ dàng để Trung Quốc đối phó với ông Trump và người TQ quá may mắn vì nưóc Mỹ có vị tổng thống lái buôn như vậy.”

Nhưng sau 2 năm cầm quyền, TT Donald Trump ngày càng không giống “một vị tổng thống dễ dàng bị Bắc Kinh đối phó hay hổ giấy như nhiều người lầm tưởng. Bên cạnh việc phát động “chiến tranh thương mại” với TC từ tháng 6/2018, chính quyền TT Trump còn áp dụng biện pháp cứng rắn hơn trong nhiều mặt trận quan trọng khác bao gồm: an ninh mạng, nhân quyền, quân sự…và những vấn đề địa chính trị nóng bỏng khác như Đài Loan, Biển Đông & Hoa Đông.

TT D. Trump không chỉ cứng rắn với Bắc Kinh, vị tổng thống Mỹ này còn rất khó đoán và tính khí bất thường rất đáng ngại cho Bắc Kinh vấp phải vô số vấn đề khó khăn, gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế của Bắc Kinh và kế hoạch của Tập Cận Bình nói riêng. Thí dụ như kế hoạch lớn của Tập Cân Bình là “MADE IN CHINA 2025”, một chiến lược đầy tham vọng đưa TC trở thành “đầu tàu thế giới trong khoa học và công nghệ”. Nếu một năm trước đây, nhiều người Hoa nghĩ rằng, TT Trump là “hổ giấy”, thì có lẽ giờ đây rất ít người còn giữ quan điểm như vậy. TT Trump chính là nguyên nhân khiến cho Bắc Kinh ngày hôm nay lâm vào cảnh bế tắc toàn diện trong cuộc chiến đấu trên nhiều mặt trận với Hoa Kỳ.

GIƯƠNG NANH VUỐT QUÁ SỚM:

Đây là nước cờ sai lầm của Tập Cận Bình chính là nguyên nhân là tăng thêm “cơn thịnh nộ” của TT Trump. Tờ báo Nikkei của Nhật lý giải, đỉnh điểm là lời tuyên bố của Tập Cận Bình tại Đại hội Toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ vào tháng 10/2017 rằng, đất nước TQ về cơ bản sẽ hiện đại hóa vào năm 2035. Điều này có nghĩa là TC sẽ bắt kịp Mỹ, ít nhất về mặt kinh tế trong vòng 17 năm nữa. “Made in China 2025” có nghĩa là vào năm 2025, TC sẽ tiếp quản kinh tế thế giới. Điều này sẽ không xảy ra”, TT Trump nói.

Cách đây hơn 40 năm, Đặng Tiểu Bình là một nhà mưu sĩ kiệt xuất của Tàu Cộng sau Mao Trạch Đông. Trước khi chết, ông ta đã cảnh báo đám lãnh đạo ĐCSTQ thuộc những thế hệ kế tiếp những lời di huấn “Thao quang dưỡng hối”:

·        Bất dương kỳ: Chớ phất lá cờ của  mình.

·        Bất đương đầu: Đừng dính vào tranh chấp.

·        Giấu năng lực và chờ đợi thời gian.

Ông ta đã khởi xướng chính sách kinh tế “cải cách và mở cửa”. Về mặt đối ngoại, ủng hộ chính sách “ẩn mình chờ thời” là giữ cái đầu lạnh, che giấu móng vuốt và không bao giờ cố gắng ở vị trí dẫn đầu. Nhưng kể từ khi nhậm chức vào năm 2012, Tập Cận Bình nghiêng về chính sách quyền lực nước lớn, đặt TC là một cường quốc tương đương với Mỹ. Tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đã công khai lên tiếng gọi Trung Quốc là con voi không thể ẩn mình chờ thời nữa. Tập Cận Bình đã thay đổi chính sách rõ rệt từ “giấu mình chờ thời” sang chính sách “tích cực lộ diện” và Bắc Kinh đang trả giá đắt vì giương nanh vuốt quá sớm.

Vì thế, con trai lãnh đạo quá cố của Đặng Tiểu Bình là ông Đặng Phác Phương có những cảnh báo với chính sách đối ngoại quân sự quyết liệt của Bắc Kinh, đồng thời khẳng định những chính sách mà cha của ông đã vạch ra không thể đảo ngược. Ông đã thúc giục chính phủ Bắc Kinh “giữ tỉnh táo” và biết vị trí của mình. Ông Đặng Phác Phương khơi lại nhận định từ chính sách của cha ông khi nhắc đến chính sách đối ngoại của TQ: “Thao quang dưỡng hối” hay được hiểu là “giấu mình chờ thời”, thể hiện kiềm chế và không bao giờ đi đầu trong các sự vụ quốc tế. Ông Đặng Phác Phương kết luận: “Trung Quốc vẫn còn con đường dài phía trước phải đi”.

BÀNH TRƯỚNG QUÁ SỨC:

Chính phủ Bắc Kinh dễ bị tổn thương vào thời điểm này vì nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, đang đứng trước nguy cơ bên bờ vực khủng hoảng nợ. Cùng lúc đó, Bắc Kinh đang bị kéo căng quá mức, nguyên nhân chủ yếu là do tầm nhìn chiến lược bành trướng của Tập Cận Bình. Các hành động thách thức của Bắc Kinh đang khiến các nước khác, hình thành một liên minh chống lại Bắc kinh.

Bắc Kinh đang đứng trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ. Kể cả mức tăng trưởng 6,7% - hay 6,9% như đã công bố vào năm 2017. TC đang mắc nợ nhanh gấp 3 lần so với tốc độ nước này sản xuất và ít nhất trong một thời gian dài Bắc Kinh tiếp tục tích lũy nợ với tốc độ điên rồ. Sự suy thoái nghiêm trọng đó, cho dù nền kinh tế TC được điều chỉnh như thế nào, thì Bắc Kinh cũng không có khả năng bắt kịp với nền kinh tế Hoa Kỳ lớn hơn và hiện đang trên đà phục hồi vào bất kỳ thời điểm nào trong nửa thế kỷ này.

Không chỉ ngoại tệ đang chảy ra khỏi TC mà còn cả chính người dân  nước này, lần lượt cho thấy gần một nửa tầng lớp giàu có của quốc gia có kế hoạch di cư trong khoảng thời gian 5 năm tới. Làn sóng di cư ồ ạt này, được thể hiện trong sự xuất hiện ngày càng nhiều khuôn mặt “đại gia” tại các thành phố lớn trên thế giới ở Âu Châu, Australia, Canada…đã phản ảnh không chỉ lo lắng về thất bại sắp tới của nền kinh tế Đại Lục. Tập Cận Bình đang đưa TC đi theo phương hướng đặc biệt đáng lo ngại. Việc họ Tập không ngừng theo đuổi quyền kiểm soát đã làm rối loạn ĐCSTQ.

Dân chúng Hoa Lục nghĩ rằng, họ có thể tiến tới sân khấu trung tâm như Tập Cận Bình mạnh dạn tuyên bố trong báo cáo dài 3 tiếng 23 phút của ông ta tại phiên khai mạc Đại Hội XIX của ĐCSTQ vào tháng 10/2017. Nhưng, tới một thời điểm nào đó, Tập Cận Bình đã không thực hiện đầy đủ các cam kết và do đó khiến vị trí lãnh đạo của Tập Cận Bình bị lung lay. Sử gia Paul Kennedy - ĐH Yale - đã gọi đó là “sự dàn trải quá mức của đế quốc” và Bắc Kinh hiện đang ở trong tình trạng này, nhưng ở mức độ tệ hơn.  

“MỘT VÀNH ĐAI - MỘT CON ĐƯỜNG” SẼ ĐI VỀ ĐÂU?

Tại Đại Hội XIX của ĐCSTQ, Tập Cận Bình đã đưa tuyên bố về “kỷ nguyên mới” và “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”. Sáng kiến “Một vành đai - Một con đường” là biểu tượng của chính sách đối ngoại tự tin, khác xa với chiến lược “Thao quang dưỡng hối” của Đặng Tiểu Bình. Tham vọng của Tập Cận Bình là muốn Trung Hoa trỗi dậy như một Tân Đế Quốc Thế Kỷ XXI: “Mặt trời sẽ không bao giờ lặn trên Đế quốc Trung Hoa”. Nhưng tại Đại Lục, một số chính trị gia, học giả phê phán rằng, TQ đã vươn ra quá xa và mở rộng sáng kiến quá nhanh, bỏ qua các vấn đề trong nước để ưu tiên các cơ hội kinh doanh và phát triển ở nước ngoài và tuyệt đại dân chúng còn quá nghèo đói.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á đến năm 2030, chỉ riêng tại châu Á đã cần tới 26.000 tỷ USD cho đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng hiện tại. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tại các khu vực khác của BRI như châu Mỹ LaTinh và châu Phi, thiếu cơ sở hạ tầng tương xứng là một trong rào cản lớn nhất đối với tăng trưởng và phát triển. Khi xét tới quy mô của nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng trên thế giới, BRI chỉ như muối bỏ bể.

Ông Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) nhận định: “Trong tình trạng kinh tế bị trì hoãn vì chiến tranh thương mại với Mỹ và phải đối mặt với sự chỉ trích từ các quốc gia nhận tiền “Vành đai - Con đờng” những người hoài nghi dự án này, bao gồm các học giả, nhà kinh doanh và doanh nhân đang lặng lẽ hỏi, liệu chính phủ đang xử dụng đúng đắn nguồn lực khan hiếm của quốc gia hay không?” ông nói. “Các dự án vĩ đại được hình thành khi ngoại hối còn đầy (4.000 tỷUSD), nay phải được Bắc Kinh đánh giá lại, tham vọng ban đầu của Tập Cận Bình đang bị đẩy lùi khỏi tầm nhìn của công chúng. Sẽ không ngạc nhiên, nếu cuối cùng Bắc Kinh để cho Vành đai - Con đường chết một một cái chết lặng lẽ.”

Nhận định của ông Bùi Mẫn Hân rất chính xác, nếu theo lời ông Kevin Lai - chuyên gia Kinh tế trưởng về Châu Á - món nợ 3.000 tỷ USD của TQ, đặc biệt nguy hại vì sự thắt chặt thanh khoản USD, đồng nhân dân tệ đang suy yếu và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra. Số nợ của các công ty Đại Lục và các nhà thầu của họ ở Hồng Kông, Singapore và Caribe chiếm 25% tương đương 3.000 tỷ USD.

Theo Arthur Waldron - Chuyên gia tại ĐH Pennsylvania - nhận định: “Các nhà lãnh đạo TQ thực sự tin rằng, TQ là quốc gia mạnh nhất trong lịch sử thế giới,” ông nói. “Thế nhưng, mọi việc diễn ra không như kế hoạch. Tập Cận Bình có những bước đi rất chậm chạp trong nỗ lực cải cách lĩnh vực kinh tế mà chính phủ vốn đang trì trệ, cũng như xử lý nguy cơ về một cuộc khủng hoảng nợ ở Đại Lục. Họ Tập ưu tiên tăng trưởng ngắn hạn hơn là mục tiêu dài hạn và chỉ lo tập trung vào cuộc chiến “chống tham nhũng” để củng cố quyền lực, hơn là giải quyết các vấn đề của nền kinh tế.

XÂY ĐẢO NHÂN TẠO TRÊN BIỂN ĐÔNG LÀ “CHIẾN LƯỢC TỒI”:

Trong vấn đề Biển Đông, Tập Cận Bình đích thân ra quyết định xây đảo nhân tạo và bồi đấp bất hợp pháp các bãi đá. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền phi pháp đối với hầu hết diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là “đường 9 đoạn” và các đảo nhân tạo trái phép trên 7 thực thể trên đảo Trường Sa & Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Tờ báo QĐGPNDTQ (PLA) hết lời ca ngợi lãnh tụ Tập Cận Bình có những chỉ đạo chiến lược đã làm thay đổi cục diện trên Biển Đông. Tập Cận Bình tự hào bỏ ra hàng chục tỷ USD xây các đảo nhân tạo trên Biển Đông là chiến lược hoàn hảo, nó được ví các tàu sân bay không bao giờ chìm.

Tôi cho rằng, xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông của Tập Cận Bình là một “chiến lược tồi”. Khi có chiến tranh xảy ra, nó trở thành mục tiêu cố định đầu tiên bị Mỹ oanh tạc phá tan nát, các phi đạo sẽ dễ dàng bị vô hiệu hóa ngay lập tức, các chiến đấu cơ sẽ nằm ụ không cất cách được. Một sân bay muốn duy trì lâu dài còn phải phụ thuộc vào các vật liệu và trang thiết bị để sửa chữa ngay sau khi bị Mỹ tấn công bằng hỏa tiển Tomahawk để tiếp tục hoạt động? Các hòn đảo nhân tạo không thể di động như các tàu sân bay và cũng không đủ rộng lớn để che giấu các phương tiện chiến tranh như các tên lửa, radar, các kho dự trữ hậu cần… khắc tinh của các đảo nhân tạo này là B-52, các tàu khu trục Zumwalt trang bị các hệ thống vũ khí tiên tiến nhất trên thế giới, cho phép tàu này tấn công các căn cứ trên đảo nhân tạo của TC nằm trong phạm vi hoạt động của nó.

Học giả người Pháp GS Jean-Francois Huchet - Viện Nghiên Cứu Quốc gia Pháp (INALCO) - Bắc Kinh cần thận trọng, nếu không muốn mắc sai lầm chiến lược khi làm cho Việt Nam và nhiều nước láng giềng phẫn nộ vì những hành động “khiêu khích & thách thức” chủ quyền. Sai lầm chiến lược này có thể xảy ra, khi hàng loạt các quốc gia láng giềng ở khu vực bị Bắc Kinh đẩy vào tình thế phải bắt tay nhau hình thành một liên minh mới, được Mỹ hậu thuẫn để đối phó với TC và nước này sẽ trở thành “siêu cường cô đơn nhất” (The loneliest superpower).

Bắc Kinh thừa biết chỉ có Mỹ mới có đủ thế và lực chống TC. Hơn nữa, Mỹ và các đồng minh như Anh, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc, Đài Loan…tạo thành liên minh chống TC. Tham vọng của Tập Cận Bình “giấc mộng Trung Hoa” là làm bá chủ châu Á - TBD và từ đó bành trướng ra thế giới với chiến lược “Một vành đai - Một con đường” và khống chế hệ thống viễn thông thế giới bằng thế hệ 5G của TC. Vì thế, Hải quân & Không quân Mỹ và các đồng minh truyền thống đã tăng cường các cuộc tuần tra trên biển và trên không nhằm bảo đảm cho một Ấn Độ - TBD rộng mở, tự do hàng không hàng hải.

THAM VỌNG TRỞ THÀNH HOÀNG ĐẾ TRUNG HOA:

Đại hội XIX vào ngày 18 - 24/10/2017, đã đưa tư tưởng rác của Tập Cận Bình vào cương lĩnh Đảng. Quốc hội đã sửa chửa Hiến pháp bỏ điều khoản giới hạn 2 nhiệm kỳ Chủ tịch nuớc để Tập Cận Bình trở thành “Hoàng đế Trung Hoa”. Trước đó, Đặng Tiểu Bình cho rằng lãnh đạo tập thể dựa trên đồng thuận tốt hơn là do “một người lãnh đạo” dựa trên độc tài cá nhân. Tập Cận Bình lại muốn khôi phục mô hình độc tài toàn trị. Họ Tập đã trở thành “Chủ tịch của mọi thứ” (chairman of everything).

Có thể nói, Tập Cận Bình đã làm ngược lại di huấn của Đặng Tiểu Bình, khôi phục sự “sùng bái cá nhân” như thời Mao Trạch Đông và làm cách mạng giật lùi. Người ta nói quyền lực tuyệt đối, dẫn đến tham nhũng tuyệt đối. Nghịch lý của Tập Cận Bình là ông đang biến những kỳ tích của mình thành sai lầm lớn. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung làm bộc lộ những sai lầm mà khi Tập Cận Bình nhận biết được thì đã quá muộn vì khinh thường TT Trump. David Shambaugh có lý khi dự báo Bắc Kinh trong màn chót “end game”. Còn Minxin Pei cho rằng Trung Quốc là “người khổng lồ chân đất sét” (a giant with feet of clay), Tập Cận Bình đang “lầm đường lạc lối”, chế độ độc đảng sẽ không bền vững và chắc chắn sẽ thất bại.

Theo Liz Economy, dưới thời Tập Cận Bình những vụ vi phạm nhân quyền ngày càng nhiều, có khoảng 200 luật sư đã bị bắt và tống giam. Điển hình là Giáo sư Luật Hứa Chươg Nhuận (Xu Zhangrun) vừa bị Đại học Thanh Hoa danh tiếng ở TQ đình chỉ công tác vì dám phê bình “tệ sùng bái cá nhân” và chính sách của ĐCSTQ. Ông nói, “Tự do ở Trung Quốc thời Tập Cận Bình đã giảm sút lại còn giảm sút hơn”. Trong bài viết năm ngoái, ông Hứa cũng cảnh báo về tệ nạn sùng bái cá nhân và quyết định của Quốc hội TQ hủy bỏ kỳ hạn cho chức “chủ tịch nước”. Dù bị đình chỉ công tác, bà GS Quách Dư Hoa và nhà văn Chương Di Hòa là hai nhà trí thức lên tiếng ủng hộ, theo tờ báo Hồng Kông.

Tiếp đó là ông Lâu Kế Vĩ (Lou Jiwei) cựu Bộ trưởng Tài chánh TQ này rất nổi tiếng và được kính trọng trong giới tài chánh. Tuy nhiên hồi đầu tháng này, chính phủ Bắc Kinh  không đưa ra lý do sa thải ông Lou vì ông Lou gần đây đã nổi tiếng như một nhà phê bình thẳng thắn về chính sách công nghiệp đầy tham vọng của TC, có tên là “Made in China 2025”, ông gọi nó là một sự lãng phí tiền công. Kế hoạch này là một trong yếu tố thúc đẩy cuộc chiến thương mại của TT Trump đối với Bắc Kinh. Người dân đã chứng kiến việc đàn áp tàn bạo tất cả những tiếng nói đối lập, xã hội Đại Lục còn chấp nhận tình trạng này bao lâu nữa?  

Việc kiểm soát công dân được tối ưu hóa qua “hệ thống tín nhiệm xã hội”. Các biện pháp khen thưởng hay trừng phạt sẽ tùy thuộc người dân được cho điểm tín nhiệm cao hay thấp. Đặc biệt tại các khu tự trị tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông đang bị đối xử tàn bạo dưới một chế độ công an trị hà khắc với những vụ bắt bớ hàng loạt và dồn họ vào một mạng lưới gồm các trại tập trung cải tạo dầy đặc.

ẢO TƯỞNG VỀ SỰ VĨ ĐẠI CỦA TẬP CẬN BÌNH:

Trong phiên họp Quốc Hội gần đây đã xuất hiện một cách hiểu mới là Tập Cận Bình có thể là một trong những nhà lãnh đạo TQ mạnh nhất trên giấy tờ, giữ hàng loạt danh hiệu và có khả năng dập tắt mọi bất đồng chánh kiến, gần như bất cứ lúc nào ông ta muốn. Chẳng hạn, Tập Cận Bình thường được so sánh với Đặng Tiểu Bình, người từng điều hành Trung Quốc trong khoảng thời gian 20 năm. Đặng có tiếng là nhà lãnh đạo nổi bật trong thế kỷ 20, không chỉ nhờ khả năng giữ vững quyền kiểm soát của ĐCSTQ mà còn bởi việc thử nghiệm các chính sách kinh tế đầy táo bạo như giải phóng nông dân khỏi các hợp tác xã nhà nước kém hiệu quả, đóng cửa các nhà máy lạc hậu và đưa đất nước gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

Từ khi lên nắm chánh quyền, Tập Cận Bình cũng đưa ra một cải cách rộng lớn tương tự. Họ Tập theo đuổi một chính sách bành trướng, chiếm đóng và quân sự hóa các vùng lãnh thổ rộng lớn, trong khi tiêu diệt tham nhũng và thúc đẩy các giá trị truyền thống ở trong nước là tăng cường quyền kiểm soát của Tập. Tại Hội nghị Trung ương ĐCSTQ mùa thu năm 2017, Tập Cận Bình được nâng lên hàng nhà lãnh đạo “nồng cốt”, có vị trí cao hơn các nhà lãnh đạo tiền nhiệm.

Quá trình “đô thị hóa” đã bắt đầu, nhưng là dựa trên việc chiếm đất với giá rẻ mạt, thấp hơn giá thị trường. Nông dân vẫn không sở hữu đất đai và cũng không có quyền chuyển nhượng đất thực tế. Người dân nông thôn vẫn khó lòng đạt được đầy đủ quyền lợi ở các khu vực thành thị. Sự ủng hộ mà người dân dành cho ông ta có thể giảm đi nếu như nền kinh tế vẫn tiếp tục trì trệ, trong khi giá bất động sản vẫn tiếp tục nằm ngoài tầm với của những người dân thường. Nhưng, rõ ràng là hình ảnh của Tập Cận Bình như một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, quyết đoán đang trở nên ngày càng khó tin.

KẾT LUẬN:

Bởi những sai lầm chiến luợc của Tập Cận Bình mà tôi vừa kể trên, sẽ dẫn đến “SỰ ĐỔ VỠ SẮP TỚI CỦA TRUNG QUỐC” (The Coming Chinese Crackup). Đó là tựa đề trong bài phân tích của giáo sư Đại Học George Washington là ông David Shambaugh. Tác giả không phải là người đầu tiên dự đoán sự sụp đổ của ĐCSTQ. Trước đó đã có một số bình luận gia theo “Trường phái sụp đổ” (Collapsist). GS Gordon Chang xuất bản cuốn sách “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc” (The Coming Collapse of China).

Những dấu hiệu sụp đổ toàn diện của ĐCSTQ ngày càng lộ rõ cho chúng ta thấy:

·        GDP GIẢM: Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2018 giảm xuống dưới 6%.

·        SẢN XUẤT SỤT GIẢM: Ngành sản xuất trong năm 2018 tăng trưởng yếu nhất trong vòng 2 năm. Đặc biệt ngành nhôm và thép.

·        DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN PHÁ SẢN: Ngày 22/10, trang NetEase công bố con số 5,04 triệu doanh nghiệp đóng cửa trong nửa năm đầu 2018.

·        NẠN THẤT NGHIỆP GIA TĂNG: Vì số doanh nghiệp tư nhân đóng cửa, khiến nạn thất nghiệp bùng phát gây bất ổn xã hội.

·        DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI THÁO CHẠY: Nhiều doanh nghiệp nước ngoài như: Samsung, Toshiba, Sony, LG…rời khỏi Đại Lục vì Mỹ áp thuế gia tăng liên tục lên Bắc Kinh.

·        NHỮNG KHOẢNG NỢ KHỔNG LỒ: Báo cáo IMF cho thấy, khoản nợ khổng lồ của TC đã đạt tới mức độ nguy hiểm hơn 3.000 tỷ USD.

·        CHỨNG KHOÁN SỤP ĐỔ: Từ khi cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ - TC nổ ra chỉ trong vòng 4 tháng, khiến TTCK tại Đại Lục đã sụt giảm 27%. Tình hình kinh tế sẽ xấu khi Mỹ lên kế hoạch tăng thuế quan từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD và có thể đẩy lên đến 500 tỷ USD hàng nhập cảng của Bắc Kinh.

·        HỦY HOẠI MÔI TRƯỜNG SỐNG: Một số chuyên gia xã hội dân sự ước tính có tới 450 làng ung thư và hiện tượng này còn lan trên diện rộng.

Và ĐCSTQ dần bị thế giới cô lập, TQ sẽ trở thành cường quốc không bạn bè…sẽ tiến tới sụp đổ toàn diện. TQ chỉ là con hổ giấy không có gì đáng sợ cả !

            Tổng hợp & Nhận định

            Nguyễn Vĩnh Long Hồ

                       12/5/2019

NGUYỄN VĨNH LONG HỒ.                                
image.jpeg

 

Tập Cận Bình (Xi Jinping) được mô tả là một lãnh đạo đầy tham vọng và nhiều thủ đoạn chính trị củng cố quyền lực với kỳ tích chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi”, phát triển quân đội QĐNDTQ (PLA) để phục vụ cho chủ nghĩa bành trướng. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của TC khiến Tập Cận Bình tự tin có đủ khả năng chiếm lĩnh trong trật tự thế giới. Nhiều nhà phân tích cho rằng, trong quá trình phát triển tòan diện của TC từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… để đưa ra kết luận rằng, mặc dù Bắc Kinh đang sở hữu nhiều lợi thế vượt trội song vẫn chưa đủ tuổi vuợt Hoa Kỳ và phương Tây để trở thành siêu cường hàng đầu, thống lĩnh trật tự thế giới trong thế kỷ 21.

Tập Cận Bình bị đóng khung trong “Giấc mộng Trung Hoa”, nôn nóng với giấc mơ bá chủ của chủng tộc Hán, có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử Trung Hoa trong quá khứ đã từng xưng “bá chủ thiên hạ”. Cho tới thời điểm hiện nay, giấc mơ thống trị thế giới vẫn nằm ngoài tầm tay của Tập Cận Bình khi so sánh tương quan lực lượng giữa TC và Mỹ. Cuối cùng chính “giấc mộng Trung Hoa” đã khiến Tập Cận Bình bị mắc kẹt giữa tư duy về củng cố quyền lực theo kiểu cũ là bành trướng lãnh thổ, chiếm lĩnh đất đai, khai thác tài nguyên các quốc gia thuộc địa; thay vì mở rộng ảnh hưởng thông qua giá trị của “quyền lực mềm” như Hoa Kỳ về văn hóa, thể thao, tư tưởng, chính trị…

Với sự phát triển của “luật pháp quốc tế” hiện hành, đặc biệt liên quan tới chủ quyền bất khả xâm phạm của các quốc gia nhược tiểu, có thể nói tư duy chiến lược dùng sức mạnh cơ bắp để bành trướng lãnh thổ của Tập Cận Bình đã trở nên lỗi thời, khiến cho Bắc Kinh không thể đạt tới vị trí thống trị thế giới trong thế kỷ 21. Những sai lầm chiến lược của Tập Cận Bình phải trả giá hiện nay, được phân tích như sau:

CHỦ QUAN KHINH ĐỊCH:

Trong những tháng đầu tiên sau khi TT D. Trump nhậm chức, một số chuyên gia và báo chí TQ đã gọi tân TT Trump là con hổ giấy, người kém về thủ đoạn chính trị…riêng Tập Cận Bình đã lạc quan tếu, tuyên bố: “Trung Quốc sẽ lãnh đạo thế giới sớm hơn 10 năm” và lên tiếng bác bỏ những lời “tuyên chiến” và cho rằng, “tất cả những lời đe dọa chiến tranh thương mại với Bắc Kinh chỉ là sự thổi phòng của con hổ giấy”.

Một vài tuần sau đó, sau khi TT Trump tuyên bố công nhận chính sách “Một Trung Quốc”, Bắc Kinh cho rằng “TT Trump đã thua cuộc và từ bỏ thế đối đầu với chính sách “Một Trung Quốc” của Bắc Kinh. Tập Cận Bình càng lạc quan cho rằng, TT Trump đã không thực hiện lời hứa khi tranh cử về việc cứng rắn với TC. Ngoài ra, TT Trump còn đưa ra nhiều quyết định đặc biệt có lợi cho Bắc Kinh như tuyên bố rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tháng 1/2018, tờ The New Yorker đăng một bài viết của Kim Nhất Nam - một chiến lược gia của ĐH Quốc Phòng TQ (NDU) - cho rằng, việc rút Mỹ ra khỏi TPP, ông TT Trump đã tặng cho TC một món quà quý giá và cho rằng Mỹ đã rút về ở ẩn, đã tới thời TC tỏa sáng. Ba tháng sau đó, tờ Atlantic (Mỹ) dẫn lời của ông Thẩm Đinh Lập - Giáo sư ĐH Phúc Đán, Thượng Hải - khẳng định rằng: “Quá dễ dàng để Trung Quốc đối phó với ông Trump và người TQ quá may mắn vì nưóc Mỹ có vị tổng thống lái buôn như vậy.”

Nhưng sau 2 năm cầm quyền, TT Donald Trump ngày càng không giống “một vị tổng thống dễ dàng bị Bắc Kinh đối phó hay hổ giấy như nhiều người lầm tưởng. Bên cạnh việc phát động “chiến tranh thương mại” với TC từ tháng 6/2018, chính quyền TT Trump còn áp dụng biện pháp cứng rắn hơn trong nhiều mặt trận quan trọng khác bao gồm: an ninh mạng, nhân quyền, quân sự…và những vấn đề địa chính trị nóng bỏng khác như Đài Loan, Biển Đông & Hoa Đông.

TT D. Trump không chỉ cứng rắn với Bắc Kinh, vị tổng thống Mỹ này còn rất khó đoán và tính khí bất thường rất đáng ngại cho Bắc Kinh vấp phải vô số vấn đề khó khăn, gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế của Bắc Kinh và kế hoạch của Tập Cận Bình nói riêng. Thí dụ như kế hoạch lớn của Tập Cân Bình là “MADE IN CHINA 2025”, một chiến lược đầy tham vọng đưa TC trở thành “đầu tàu thế giới trong khoa học và công nghệ”. Nếu một năm trước đây, nhiều người Hoa nghĩ rằng, TT Trump là “hổ giấy”, thì có lẽ giờ đây rất ít người còn giữ quan điểm như vậy. TT Trump chính là nguyên nhân khiến cho Bắc Kinh ngày hôm nay lâm vào cảnh bế tắc toàn diện trong cuộc chiến đấu trên nhiều mặt trận với Hoa Kỳ.

GIƯƠNG NANH VUỐT QUÁ SỚM:

Đây là nước cờ sai lầm của Tập Cận Bình chính là nguyên nhân là tăng thêm “cơn thịnh nộ” của TT Trump. Tờ báo Nikkei của Nhật lý giải, đỉnh điểm là lời tuyên bố của Tập Cận Bình tại Đại hội Toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ vào tháng 10/2017 rằng, đất nước TQ về cơ bản sẽ hiện đại hóa vào năm 2035. Điều này có nghĩa là TC sẽ bắt kịp Mỹ, ít nhất về mặt kinh tế trong vòng 17 năm nữa. “Made in China 2025” có nghĩa là vào năm 2025, TC sẽ tiếp quản kinh tế thế giới. Điều này sẽ không xảy ra”, TT Trump nói.

Cách đây hơn 40 năm, Đặng Tiểu Bình là một nhà mưu sĩ kiệt xuất của Tàu Cộng sau Mao Trạch Đông. Trước khi chết, ông ta đã cảnh báo đám lãnh đạo ĐCSTQ thuộc những thế hệ kế tiếp những lời di huấn “Thao quang dưỡng hối”:

·        Bất dương kỳ: Chớ phất lá cờ của  mình.

·        Bất đương đầu: Đừng dính vào tranh chấp.

·        Giấu năng lực và chờ đợi thời gian.

Ông ta đã khởi xướng chính sách kinh tế “cải cách và mở cửa”. Về mặt đối ngoại, ủng hộ chính sách “ẩn mình chờ thời” là giữ cái đầu lạnh, che giấu móng vuốt và không bao giờ cố gắng ở vị trí dẫn đầu. Nhưng kể từ khi nhậm chức vào năm 2012, Tập Cận Bình nghiêng về chính sách quyền lực nước lớn, đặt TC là một cường quốc tương đương với Mỹ. Tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đã công khai lên tiếng gọi Trung Quốc là con voi không thể ẩn mình chờ thời nữa. Tập Cận Bình đã thay đổi chính sách rõ rệt từ “giấu mình chờ thời” sang chính sách “tích cực lộ diện” và Bắc Kinh đang trả giá đắt vì giương nanh vuốt quá sớm.

Vì thế, con trai lãnh đạo quá cố của Đặng Tiểu Bình là ông Đặng Phác Phương có những cảnh báo với chính sách đối ngoại quân sự quyết liệt của Bắc Kinh, đồng thời khẳng định những chính sách mà cha của ông đã vạch ra không thể đảo ngược. Ông đã thúc giục chính phủ Bắc Kinh “giữ tỉnh táo” và biết vị trí của mình. Ông Đặng Phác Phương khơi lại nhận định từ chính sách của cha ông khi nhắc đến chính sách đối ngoại của TQ: “Thao quang dưỡng hối” hay được hiểu là “giấu mình chờ thời”, thể hiện kiềm chế và không bao giờ đi đầu trong các sự vụ quốc tế. Ông Đặng Phác Phương kết luận: “Trung Quốc vẫn còn con đường dài phía trước phải đi”.

BÀNH TRƯỚNG QUÁ SỨC:

Chính phủ Bắc Kinh dễ bị tổn thương vào thời điểm này vì nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, đang đứng trước nguy cơ bên bờ vực khủng hoảng nợ. Cùng lúc đó, Bắc Kinh đang bị kéo căng quá mức, nguyên nhân chủ yếu là do tầm nhìn chiến lược bành trướng của Tập Cận Bình. Các hành động thách thức của Bắc Kinh đang khiến các nước khác, hình thành một liên minh chống lại Bắc kinh.

Bắc Kinh đang đứng trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ. Kể cả mức tăng trưởng 6,7% - hay 6,9% như đã công bố vào năm 2017. TC đang mắc nợ nhanh gấp 3 lần so với tốc độ nước này sản xuất và ít nhất trong một thời gian dài Bắc Kinh tiếp tục tích lũy nợ với tốc độ điên rồ. Sự suy thoái nghiêm trọng đó, cho dù nền kinh tế TC được điều chỉnh như thế nào, thì Bắc Kinh cũng không có khả năng bắt kịp với nền kinh tế Hoa Kỳ lớn hơn và hiện đang trên đà phục hồi vào bất kỳ thời điểm nào trong nửa thế kỷ này.

Không chỉ ngoại tệ đang chảy ra khỏi TC mà còn cả chính người dân  nước này, lần lượt cho thấy gần một nửa tầng lớp giàu có của quốc gia có kế hoạch di cư trong khoảng thời gian 5 năm tới. Làn sóng di cư ồ ạt này, được thể hiện trong sự xuất hiện ngày càng nhiều khuôn mặt “đại gia” tại các thành phố lớn trên thế giới ở Âu Châu, Australia, Canada…đã phản ảnh không chỉ lo lắng về thất bại sắp tới của nền kinh tế Đại Lục. Tập Cận Bình đang đưa TC đi theo phương hướng đặc biệt đáng lo ngại. Việc họ Tập không ngừng theo đuổi quyền kiểm soát đã làm rối loạn ĐCSTQ.

Dân chúng Hoa Lục nghĩ rằng, họ có thể tiến tới sân khấu trung tâm như Tập Cận Bình mạnh dạn tuyên bố trong báo cáo dài 3 tiếng 23 phút của ông ta tại phiên khai mạc Đại Hội XIX của ĐCSTQ vào tháng 10/2017. Nhưng, tới một thời điểm nào đó, Tập Cận Bình đã không thực hiện đầy đủ các cam kết và do đó khiến vị trí lãnh đạo của Tập Cận Bình bị lung lay. Sử gia Paul Kennedy - ĐH Yale - đã gọi đó là “sự dàn trải quá mức của đế quốc” và Bắc Kinh hiện đang ở trong tình trạng này, nhưng ở mức độ tệ hơn.  

“MỘT VÀNH ĐAI - MỘT CON ĐƯỜNG” SẼ ĐI VỀ ĐÂU?

Tại Đại Hội XIX của ĐCSTQ, Tập Cận Bình đã đưa tuyên bố về “kỷ nguyên mới” và “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”. Sáng kiến “Một vành đai - Một con đường” là biểu tượng của chính sách đối ngoại tự tin, khác xa với chiến lược “Thao quang dưỡng hối” của Đặng Tiểu Bình. Tham vọng của Tập Cận Bình là muốn Trung Hoa trỗi dậy như một Tân Đế Quốc Thế Kỷ XXI: “Mặt trời sẽ không bao giờ lặn trên Đế quốc Trung Hoa”. Nhưng tại Đại Lục, một số chính trị gia, học giả phê phán rằng, TQ đã vươn ra quá xa và mở rộng sáng kiến quá nhanh, bỏ qua các vấn đề trong nước để ưu tiên các cơ hội kinh doanh và phát triển ở nước ngoài và tuyệt đại dân chúng còn quá nghèo đói.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á đến năm 2030, chỉ riêng tại châu Á đã cần tới 26.000 tỷ USD cho đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng hiện tại. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tại các khu vực khác của BRI như châu Mỹ LaTinh và châu Phi, thiếu cơ sở hạ tầng tương xứng là một trong rào cản lớn nhất đối với tăng trưởng và phát triển. Khi xét tới quy mô của nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng trên thế giới, BRI chỉ như muối bỏ bể.

Ông Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) nhận định: “Trong tình trạng kinh tế bị trì hoãn vì chiến tranh thương mại với Mỹ và phải đối mặt với sự chỉ trích từ các quốc gia nhận tiền “Vành đai - Con đờng” những người hoài nghi dự án này, bao gồm các học giả, nhà kinh doanh và doanh nhân đang lặng lẽ hỏi, liệu chính phủ đang xử dụng đúng đắn nguồn lực khan hiếm của quốc gia hay không?” ông nói. “Các dự án vĩ đại được hình thành khi ngoại hối còn đầy (4.000 tỷUSD), nay phải được Bắc Kinh đánh giá lại, tham vọng ban đầu của Tập Cận Bình đang bị đẩy lùi khỏi tầm nhìn của công chúng. Sẽ không ngạc nhiên, nếu cuối cùng Bắc Kinh để cho Vành đai - Con đường chết một một cái chết lặng lẽ.”

Nhận định của ông Bùi Mẫn Hân rất chính xác, nếu theo lời ông Kevin Lai - chuyên gia Kinh tế trưởng về Châu Á - món nợ 3.000 tỷ USD của TQ, đặc biệt nguy hại vì sự thắt chặt thanh khoản USD, đồng nhân dân tệ đang suy yếu và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra. Số nợ của các công ty Đại Lục và các nhà thầu của họ ở Hồng Kông, Singapore và Caribe chiếm 25% tương đương 3.000 tỷ USD.

Theo Arthur Waldron - Chuyên gia tại ĐH Pennsylvania - nhận định: “Các nhà lãnh đạo TQ thực sự tin rằng, TQ là quốc gia mạnh nhất trong lịch sử thế giới,” ông nói. “Thế nhưng, mọi việc diễn ra không như kế hoạch. Tập Cận Bình có những bước đi rất chậm chạp trong nỗ lực cải cách lĩnh vực kinh tế mà chính phủ vốn đang trì trệ, cũng như xử lý nguy cơ về một cuộc khủng hoảng nợ ở Đại Lục. Họ Tập ưu tiên tăng trưởng ngắn hạn hơn là mục tiêu dài hạn và chỉ lo tập trung vào cuộc chiến “chống tham nhũng” để củng cố quyền lực, hơn là giải quyết các vấn đề của nền kinh tế.

XÂY ĐẢO NHÂN TẠO TRÊN BIỂN ĐÔNG LÀ “CHIẾN LƯỢC TỒI”:

Trong vấn đề Biển Đông, Tập Cận Bình đích thân ra quyết định xây đảo nhân tạo và bồi đấp bất hợp pháp các bãi đá. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền phi pháp đối với hầu hết diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là “đường 9 đoạn” và các đảo nhân tạo trái phép trên 7 thực thể trên đảo Trường Sa & Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Tờ báo QĐGPNDTQ (PLA) hết lời ca ngợi lãnh tụ Tập Cận Bình có những chỉ đạo chiến lược đã làm thay đổi cục diện trên Biển Đông. Tập Cận Bình tự hào bỏ ra hàng chục tỷ USD xây các đảo nhân tạo trên Biển Đông là chiến lược hoàn hảo, nó được ví các tàu sân bay không bao giờ chìm.

Tôi cho rằng, xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông của Tập Cận Bình là một “chiến lược tồi”. Khi có chiến tranh xảy ra, nó trở thành mục tiêu cố định đầu tiên bị Mỹ oanh tạc phá tan nát, các phi đạo sẽ dễ dàng bị vô hiệu hóa ngay lập tức, các chiến đấu cơ sẽ nằm ụ không cất cách được. Một sân bay muốn duy trì lâu dài còn phải phụ thuộc vào các vật liệu và trang thiết bị để sửa chữa ngay sau khi bị Mỹ tấn công bằng hỏa tiển Tomahawk để tiếp tục hoạt động? Các hòn đảo nhân tạo không thể di động như các tàu sân bay và cũng không đủ rộng lớn để che giấu các phương tiện chiến tranh như các tên lửa, radar, các kho dự trữ hậu cần… khắc tinh của các đảo nhân tạo này là B-52, các tàu khu trục Zumwalt trang bị các hệ thống vũ khí tiên tiến nhất trên thế giới, cho phép tàu này tấn công các căn cứ trên đảo nhân tạo của TC nằm trong phạm vi hoạt động của nó.

Học giả người Pháp GS Jean-Francois Huchet - Viện Nghiên Cứu Quốc gia Pháp (INALCO) - Bắc Kinh cần thận trọng, nếu không muốn mắc sai lầm chiến lược khi làm cho Việt Nam và nhiều nước láng giềng phẫn nộ vì những hành động “khiêu khích & thách thức” chủ quyền. Sai lầm chiến lược này có thể xảy ra, khi hàng loạt các quốc gia láng giềng ở khu vực bị Bắc Kinh đẩy vào tình thế phải bắt tay nhau hình thành một liên minh mới, được Mỹ hậu thuẫn để đối phó với TC và nước này sẽ trở thành “siêu cường cô đơn nhất” (The loneliest superpower).

Bắc Kinh thừa biết chỉ có Mỹ mới có đủ thế và lực chống TC. Hơn nữa, Mỹ và các đồng minh như Anh, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc, Đài Loan…tạo thành liên minh chống TC. Tham vọng của Tập Cận Bình “giấc mộng Trung Hoa” là làm bá chủ châu Á - TBD và từ đó bành trướng ra thế giới với chiến lược “Một vành đai - Một con đường” và khống chế hệ thống viễn thông thế giới bằng thế hệ 5G của TC. Vì thế, Hải quân & Không quân Mỹ và các đồng minh truyền thống đã tăng cường các cuộc tuần tra trên biển và trên không nhằm bảo đảm cho một Ấn Độ - TBD rộng mở, tự do hàng không hàng hải.

THAM VỌNG TRỞ THÀNH HOÀNG ĐẾ TRUNG HOA:

Đại hội XIX vào ngày 18 - 24/10/2017, đã đưa tư tưởng rác của Tập Cận Bình vào cương lĩnh Đảng. Quốc hội đã sửa chửa Hiến pháp bỏ điều khoản giới hạn 2 nhiệm kỳ Chủ tịch nuớc để Tập Cận Bình trở thành “Hoàng đế Trung Hoa”. Trước đó, Đặng Tiểu Bình cho rằng lãnh đạo tập thể dựa trên đồng thuận tốt hơn là do “một người lãnh đạo” dựa trên độc tài cá nhân. Tập Cận Bình lại muốn khôi phục mô hình độc tài toàn trị. Họ Tập đã trở thành “Chủ tịch của mọi thứ” (chairman of everything).

Có thể nói, Tập Cận Bình đã làm ngược lại di huấn của Đặng Tiểu Bình, khôi phục sự “sùng bái cá nhân” như thời Mao Trạch Đông và làm cách mạng giật lùi. Người ta nói quyền lực tuyệt đối, dẫn đến tham nhũng tuyệt đối. Nghịch lý của Tập Cận Bình là ông đang biến những kỳ tích của mình thành sai lầm lớn. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung làm bộc lộ những sai lầm mà khi Tập Cận Bình nhận biết được thì đã quá muộn vì khinh thường TT Trump. David Shambaugh có lý khi dự báo Bắc Kinh trong màn chót “end game”. Còn Minxin Pei cho rằng Trung Quốc là “người khổng lồ chân đất sét” (a giant with feet of clay), Tập Cận Bình đang “lầm đường lạc lối”, chế độ độc đảng sẽ không bền vững và chắc chắn sẽ thất bại.

Theo Liz Economy, dưới thời Tập Cận Bình những vụ vi phạm nhân quyền ngày càng nhiều, có khoảng 200 luật sư đã bị bắt và tống giam. Điển hình là Giáo sư Luật Hứa Chươg Nhuận (Xu Zhangrun) vừa bị Đại học Thanh Hoa danh tiếng ở TQ đình chỉ công tác vì dám phê bình “tệ sùng bái cá nhân” và chính sách của ĐCSTQ. Ông nói, “Tự do ở Trung Quốc thời Tập Cận Bình đã giảm sút lại còn giảm sút hơn”. Trong bài viết năm ngoái, ông Hứa cũng cảnh báo về tệ nạn sùng bái cá nhân và quyết định của Quốc hội TQ hủy bỏ kỳ hạn cho chức “chủ tịch nước”. Dù bị đình chỉ công tác, bà GS Quách Dư Hoa và nhà văn Chương Di Hòa là hai nhà trí thức lên tiếng ủng hộ, theo tờ báo Hồng Kông.

Tiếp đó là ông Lâu Kế Vĩ (Lou Jiwei) cựu Bộ trưởng Tài chánh TQ này rất nổi tiếng và được kính trọng trong giới tài chánh. Tuy nhiên hồi đầu tháng này, chính phủ Bắc Kinh  không đưa ra lý do sa thải ông Lou vì ông Lou gần đây đã nổi tiếng như một nhà phê bình thẳng thắn về chính sách công nghiệp đầy tham vọng của TC, có tên là “Made in China 2025”, ông gọi nó là một sự lãng phí tiền công. Kế hoạch này là một trong yếu tố thúc đẩy cuộc chiến thương mại của TT Trump đối với Bắc Kinh. Người dân đã chứng kiến việc đàn áp tàn bạo tất cả những tiếng nói đối lập, xã hội Đại Lục còn chấp nhận tình trạng này bao lâu nữa?  

Việc kiểm soát công dân được tối ưu hóa qua “hệ thống tín nhiệm xã hội”. Các biện pháp khen thưởng hay trừng phạt sẽ tùy thuộc người dân được cho điểm tín nhiệm cao hay thấp. Đặc biệt tại các khu tự trị tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông đang bị đối xử tàn bạo dưới một chế độ công an trị hà khắc với những vụ bắt bớ hàng loạt và dồn họ vào một mạng lưới gồm các trại tập trung cải tạo dầy đặc.

ẢO TƯỞNG VỀ SỰ VĨ ĐẠI CỦA TẬP CẬN BÌNH:

Trong phiên họp Quốc Hội gần đây đã xuất hiện một cách hiểu mới là Tập Cận Bình có thể là một trong những nhà lãnh đạo TQ mạnh nhất trên giấy tờ, giữ hàng loạt danh hiệu và có khả năng dập tắt mọi bất đồng chánh kiến, gần như bất cứ lúc nào ông ta muốn. Chẳng hạn, Tập Cận Bình thường được so sánh với Đặng Tiểu Bình, người từng điều hành Trung Quốc trong khoảng thời gian 20 năm. Đặng có tiếng là nhà lãnh đạo nổi bật trong thế kỷ 20, không chỉ nhờ khả năng giữ vững quyền kiểm soát của ĐCSTQ mà còn bởi việc thử nghiệm các chính sách kinh tế đầy táo bạo như giải phóng nông dân khỏi các hợp tác xã nhà nước kém hiệu quả, đóng cửa các nhà máy lạc hậu và đưa đất nước gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

Từ khi lên nắm chánh quyền, Tập Cận Bình cũng đưa ra một cải cách rộng lớn tương tự. Họ Tập theo đuổi một chính sách bành trướng, chiếm đóng và quân sự hóa các vùng lãnh thổ rộng lớn, trong khi tiêu diệt tham nhũng và thúc đẩy các giá trị truyền thống ở trong nước là tăng cường quyền kiểm soát của Tập. Tại Hội nghị Trung ương ĐCSTQ mùa thu năm 2017, Tập Cận Bình được nâng lên hàng nhà lãnh đạo “nồng cốt”, có vị trí cao hơn các nhà lãnh đạo tiền nhiệm.

Quá trình “đô thị hóa” đã bắt đầu, nhưng là dựa trên việc chiếm đất với giá rẻ mạt, thấp hơn giá thị trường. Nông dân vẫn không sở hữu đất đai và cũng không có quyền chuyển nhượng đất thực tế. Người dân nông thôn vẫn khó lòng đạt được đầy đủ quyền lợi ở các khu vực thành thị. Sự ủng hộ mà người dân dành cho ông ta có thể giảm đi nếu như nền kinh tế vẫn tiếp tục trì trệ, trong khi giá bất động sản vẫn tiếp tục nằm ngoài tầm với của những người dân thường. Nhưng, rõ ràng là hình ảnh của Tập Cận Bình như một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, quyết đoán đang trở nên ngày càng khó tin.

KẾT LUẬN:

Bởi những sai lầm chiến luợc của Tập Cận Bình mà tôi vừa kể trên, sẽ dẫn đến “SỰ ĐỔ VỠ SẮP TỚI CỦA TRUNG QUỐC” (The Coming Chinese Crackup). Đó là tựa đề trong bài phân tích của giáo sư Đại Học George Washington là ông David Shambaugh. Tác giả không phải là người đầu tiên dự đoán sự sụp đổ của ĐCSTQ. Trước đó đã có một số bình luận gia theo “Trường phái sụp đổ” (Collapsist). GS Gordon Chang xuất bản cuốn sách “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc” (The Coming Collapse of China).

Những dấu hiệu sụp đổ toàn diện của ĐCSTQ ngày càng lộ rõ cho chúng ta thấy:

·        GDP GIẢM: Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2018 giảm xuống dưới 6%.

·        SẢN XUẤT SỤT GIẢM: Ngành sản xuất trong năm 2018 tăng trưởng yếu nhất trong vòng 2 năm. Đặc biệt ngành nhôm và thép.

·        DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN PHÁ SẢN: Ngày 22/10, trang NetEase công bố con số 5,04 triệu doanh nghiệp đóng cửa trong nửa năm đầu 2018.

·        NẠN THẤT NGHIỆP GIA TĂNG: Vì số doanh nghiệp tư nhân đóng cửa, khiến nạn thất nghiệp bùng phát gây bất ổn xã hội.

·        DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI THÁO CHẠY: Nhiều doanh nghiệp nước ngoài như: Samsung, Toshiba, Sony, LG…rời khỏi Đại Lục vì Mỹ áp thuế gia tăng liên tục lên Bắc Kinh.

·        NHỮNG KHOẢNG NỢ KHỔNG LỒ: Báo cáo IMF cho thấy, khoản nợ khổng lồ của TC đã đạt tới mức độ nguy hiểm hơn 3.000 tỷ USD.

·        CHỨNG KHOÁN SỤP ĐỔ: Từ khi cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ - TC nổ ra chỉ trong vòng 4 tháng, khiến TTCK tại Đại Lục đã sụt giảm 27%. Tình hình kinh tế sẽ xấu khi Mỹ lên kế hoạch tăng thuế quan từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD và có thể đẩy lên đến 500 tỷ USD hàng nhập cảng của Bắc Kinh.

·        HỦY HOẠI MÔI TRƯỜNG SỐNG: Một số chuyên gia xã hội dân sự ước tính có tới 450 làng ung thư và hiện tượng này còn lan trên diện rộng.

Và ĐCSTQ dần bị thế giới cô lập, TQ sẽ trở thành cường quốc không bạn bè…sẽ tiến tới sụp đổ toàn diện. TQ chỉ là con hổ giấy không có gì đáng sợ cả !

            Tổng hợp & Nhận định           

                       12/5/2019


Tác giả bài viết: Nguyễn Vĩnh Long Hồ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập127
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm126
  • Hôm nay14,491
  • Tháng hiện tại270,873
  • Tổng lượt truy cập35,917,218
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây