Sr. Ruth Pfau được gọi là “Mẹ Teresa của Pakistan”

Chủ nhật - 19/05/2019 01:18

Sr. Ruth Pfau được gọi là “Mẹ Teresa của Pakistan”

Trước khi nữ tu Ruth Pfau đến Pakistan vào thập niên 1960, cuộc sống của những nạn nhân phong cùi ở đất nước này đầy rẫy đau khổ và bị tẩy chay. Ngoài sự khó chịu của chính căn bệnh biến dạng này, nạn nhân thường sẽ bị cách ly khỏi xã hội bởi những người khác sợ lây bệnh.

 

 

Nhưng công việc của Sr. Pfau - một nhà truyền giáo Công giáo gốc người Đức, người đã dành cả đời của mình để trừ bệnh phong cùi ở Pakistan - đã thay đổi cuộc sống của hàng ngàn nạn nhân, gây ảnh hưởng ở đất nước mà bà được biết đến với tên gọi “Mẹ Teresa của Pakistan.”

 

Đó là do cuộc đấu tranh bất tận của bà mà Pakistan đã đánh bại bệnh phong, Lãnh sự quán Đức tại thành phố Karachi nói trên Facebook sau khi Sr. Pfau qua đời năm 2017.

 

Sr. Pfau được sinh ra ở Leipzig năm 1929, nhưng ngôi nhà thời thơ ấu của bà đã bị bom tàn phá trong Thế chiến II. Sau chiến tranh, gia đình bà đã trốn chế độ cộng sản ở Đông Đức và chuyển đến Tây Đức, nơi Sr. Pfau học y khoa.

 

Sau khi tham gia Hội dòng Nữ Tử Mẫu Tâm, Sr. Pfau được gửi đến Ấn Độ để tham gia sứ vụ vào năm 1960. Trên đường đến đó, bà bị giam giữ vì vấn đề visa trong một thời gian tại Karachi, nơi bà lần đầu tiên gặp bệnh phong cùi, một bệnh truyền nhiễm gây ra các vết loét da nghiêm trọng, làm biến dạng và tổn thương thần kinh ở cánh tay, chân và các vùng da xung quanh cơ thể.

 

Năm 1961, Sr. Pfau tới Ấn Độ nơi bà được đào tạo về điều trị và quản lý bệnh phong cùi. Sau đó, bà quay trở lại Karachi để tổ chức và mở rộng Chương trình kiểm soát bệnh phong. Bà đã thành lập Trung tâm Phong cùi Marie Adelaide tại thành phố Karachi, bệnh viện đầu tiên của Pakistan chuyên điều trị căn bệnh này, ngày nay có 157 chi nhánh trên khắp đất nước và đã điều trị cho hơn 50.000 nạn nhân phong cùi.

 

“Vâng, nếu đầu tiên bạn không đến với nó, tôi nghĩ nó sẽ không bao giờ đến với bạn,”

bà đã nói với BBC vào năm 2010 về cuộc gặp gỡ đầu tiên của bà với bệnh phong cùi.

 

“Thực ra bệnh nhân đầu tiên thực sự khiến tôi quyết định là một người Pathan trẻ tuổi. Anh ta bò bằng tay và chân vào trạm xá này, hành động như thể điều này khá bình thường, như thể ai đó phải bò ở đó qua chất nhờn và bụi bẩn trên tay và chân, giống như một con chó.”

 

“Điều quan trọng nhất là chúng ta trả lại cho họ phẩm giá,” bà nói với BBC vào lúc đó.

 

Bà còn được biết đến với việc giải cứu những đứa trẻ mắc bệnh phong cùi, những trẻ đã bị cha mẹ của chúng đưa vào hang động và chuồng gia súc trong nhiều năm, vì sợ mắc phải căn bệnh này.

 

Sr. Pfau đã đào tạo nhiều bác sĩ điều trị bệnh phong, và vào năm 1996, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố rằng bệnh phong đã được kiểm soát ở nước này. Vào năm 2016, số bệnh nhân đang điều trị bệnh phong ở Pakistan đã giảm xuống còn 531, giảm so với 19.398 vào những năm 1980, theo tờ Dawn Daily Dawn.

 

Nữ tu này đã đạt được nhiều danh hiệu và giải thưởng cho công việc của mình, cả từ Pakistan và Đức. Năm 1979, chính phủ Pakistan đã bổ nhiệm bà là Cố vấn Liên bang về Bệnh phong cho Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội.

 

Chính phủ Pakistan cũng vinh danh bà với Hilal-e-Imtiaz, một trong những giải thưởng cao nhất dành cho công dân, năm 1979, và Hilal-e-Pakistan năm 1989. Bà đã được cấp quốc tịch Pakistan năm 1988. Năm 2002, bà giành được Giải thưởng Ramon Magsaysay, được coi là giải thưởng Nobel của Á châu.

 

Bà còn là tác giả của một số cuốn sách về những trải nghiệm của mình, gồm có “To Light A Candle/ Ánh nến,” tác phẩm này đã được dịch sang tiếng Anh, và “The Last Word is Love: Adventure, Medicine, War and God/ Lời cuối là tình yêu: Phiêu lưu, Y học, Chiến tranh và Thiên Chúa.

 

Sr. Pfau đã qua đời vào ngày 10 tháng 8 năm 2017 sau khi nhập viện ở Karachi vài ngày trước đó, do các biến chứng liên quan đến tuổi tác. Bà thọ 87 tuổi.

 

Các nhà lãnh đạo Pakistan thương tiếc cái chết của bà, ca ngợi sự đóng góp của bà cho sự thịnh vượng của đất nước họ.

 

Tổng thống Pakistan Mamnoon Hussein đã gọi việc làm của Sr. Pfau không thể nào quên, nói rằng, “Bà đã rời quê hương và biến Pakistan thành quê hương của mình để phục vụ nhân loại.”

 

Harald Meyer-Porzky từ Quỹ Ruth Pfau ở Wurzburg nói Sr. Pfau “đã trao cho hàng trăm ngàn người một cuộc sống nhân phẩm.”

 

Tang lễ của Sr. Pfau được tổ chức vào ngày 19 tháng 8 năm 2017 và bà được mai táng tại nghĩa trang Thiên Chúa giáo ở thành phố Karachi.

 

 

Tác giả bài viết: Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập98
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm97
  • Hôm nay14,491
  • Tháng hiện tại267,866
  • Tổng lượt truy cập35,914,211
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây