“Thiên Chúa có thể ở mọi nơi và chứng tỏ điều đó bằng cách tạo dựng những người mẹ” (God could be everywhe-re and proved it by creating mothers). Hình ảnh này phù hợp với nhận xét của tiểu thuyết gia Hoa Kỳ William Makepeace Thackeray, trong cuốn Vanity Fair (Hội chợ Phù phiếm): “Mẹ là danh xưng đối với Thiên Chúa trên những đôi môi và trong những trái tim của những người con bé bỏng.”
Người mẹ không thể thay thế Thiên Chúa, nhưng hành động như người trung gian chuyển lòng nhân từ của Thiên Chúa sang những người khác. Dĩ nhiên, người ta có thể phản bác rằng người cha cũng làm điều này. Điều này đủ mức thật. Nhưng có điều gì đó trong đặc quyền về cách thức mà người mẹ bộc lộ sự hiện hữu của Thiên Chúa. Theo cách mầu nhiệm nào đó, điều đó như thể người mẹ có được vậy, một kinh nghiệm đối diện của Thiên Chúa. Điều này có thể đáng hoan nghênh hơn nếu chúng ta hiểu vai trò của Đức Mẹ là nguyên mẫu tâm linh của mọi người mẹ.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nhận xét về Đức Mẹ: “Mẹ giữ trong lòng bí mật làm Mẹ Thiên Chúa, là người đầu tiên được thấy Thiên-Chúa-làm-người, hoa trái của lòng mẹ.” Khái niệm về việc Đức Mẹ là người trần tục đầu tiên Mary thấy Thiên Chúa vừa gây ngạc nhiên vừa soi sáng. Là mẫu gương của những người mẹ, kinh nghiệm này gồm cả bản chất làm mẹ và mẫu gương của các phụ nữ đã từng sinh con.
Nếu ông bà nguyên tổ coi Thiên Chúa là Cha nghiêm khắc theo cách nào đó, thì các thế hệ đều tôn kính Đức Mẹ là người hiền từ và dễ gần gũi. Nathaniel Hawthorne bày tỏ tình cảm này đẹp hơn trong cuốn Blithedale Romance khi ông viết: “Tôi luôn ganh tỵ với người Công Giáo về Đức Tin của họ nơi Đức Trinh Nữ thánh thiện và ngọt ngào, Đức Mẹ đứng ở giữa họ và Thiên Chúa, che chắn sự chói lọi uy nghiêm của Ngài, nhưng cho phép Tình Yêu Chúa tuôn đổ trên người thờ kính theo cách hiểu của con người qua vị trung gian của sự dịu dàng nữ tính.”
Thánh Augustinô nói rằng sự dịu dàng từ mẫu đặc biệt này có thể thấy ngay ở những con thú hung dữ – như người Việt nói: “Cọp dữ không ăn thịt con.” Ông nhận xét trong The City of God (Thành phố của Thiên Chúa): “Có con cọp cái nào không thương và không vuốt ve con nó?” Ngược với câu tục ngữ Do Thái nói ở trên, chúng ta có thể ám chỉ câu tục ngữ Tây Ban Nha: “An ounce of mother is worth a ton of priests” (Tạm dịch: “Một lạng người mẹ đáng một tấn linh mục”).
Khái niệm về “sự nhiệt thành” đã thôi miên người Hy Lạp cổ đại. Thế giới không thể là một nơi, như Democritus ước đoán, không có gì hơn một số nguyên tử không thể đếm xuất hiện trong rất nhiều hình thể. Nghĩa là có thể tính toán đối với sự nhiệt thành tìm được sự hưng phấn và niềm vui trong kinh nghiệm sống bằng cách nào? Sự hưng phấn là hoạt động tâm linh không thể giải thích bằng vật chất. Người ta đã nghi ngờ nhiều thứ: nhân đức, chân lý, kiến thức, và ngay cả tình yêu. Nhưng không ai có thể nghi ngờ thực tế khả nghiệm của sự hăng hái. Thế giới hiện đại của chúng ta vẫn liên kết với sự thấu hiểu này của người Hy Lạp cổ đại. Từ ngữ “sự nhiệt thành” theo tiếng Hy Lạp là enthusiasmos, được rút từ chữ entheos có nghĩa là “được Thiên Chúa sở hữu” hoặc “được Thiên Chúa linh ứng.” Người Hy Lạp tin rằng một người có thể hít thở bằng cuộc sống của Thiên Chúa, người đó có thể là người đem đến tinh thần của Ngài. Họ tin rằng con người có thể là “bình chứa” đối với Thiên Chúa. Một trong những từ đối với sự sống là zoe, không ám chỉ sự sống rộn ràng trong mỗi người, mà nói đến sự sống có thể được chia sẻ với người khác. Khái niệm này về sự sống là nền tảng không thể thiếu đối với khái niệm của Kitô giáo về sự sống của Thiên Chúa, hoặc ân sủng, điều có thể chia sẻ trong chúng ta, và với Mẹ Maria và những người mẹ theo cách đặc biệt. Đời sống của Đức Mẹ với Chúa Con là sự sống cao tới mức ưu việt.
Hồng Y Joszef Mindszenty, người can đảm bảo vệ Giáo Hội trong thời gian cộng sản chiếm lĩnh Hungary, đã dành tình cảm mạnh mẽ với cương vị người mẹ. Trong cuốn The Mother (Người Mẹ), ngài viết hùng hồn bày tỏ lòng tôn kính những người mẹ, nhấn mạnh sự gần gũi của họ đối với Thiên Chúa:
“Người quan trọng nhất trên thế gian này là người mẹ. Bà không thể đòi hỏi lòng tôn kính của việc xây dụng Nhà Thờ Đức Bà. Bà không cần. Bà đã xây dựng cái gì đó quan trọng hơn bất cứ Nhà Thờ nào – sự cư ngụ đối với một linh hồn bất tử, sự hoàn hảo gọn gàng của cơ thể đứa trẻ. Các thiên thần không được chúc lành bằng ân sủng như vậy. Các thiên thần không thể chia sẻ phép mầu sáng tạo của Thiên Chúa là đưa những vị Thánh mới vào Thiên Quốc. Chỉ có người mẹ khả thi. Những người mẹ gần gũi với Thiên Chúa Tạo Hóa hơn bất cứ sinh vật nào, Thiên Chúa liên kết các sức mạnh với những người mẹ trong việc sáng tạo. Còn gì vinh quang hơn là được làm mẹ?”
Donald Demarco,
bản dịch của Trầm Thiên Thu từ IntegratedCatholicLife.org
Tục ngữ Do Thái có câu: “Thiên Chúa không thể ở mọi nơi, nên Ngài đã tạo dựng những người mẹ” (God could not be everywhe-re, so He made mothers). Đây là tình cảm lâu dài và tốt đẹp. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nhờ đảo ngược câu nói mà chúng ta đến gần chân lý hơn: “Thiên Chúa có thể ở mọi nơi và chứng tỏ điều đó bằng cách tạo dựng những người mẹ” (God could be everywhe-re and proved it by creating mothers). Hình ảnh này phù hợp với nhận xét của tiểu thuyết gia Hoa Kỳ William Makepeace Thackeray, trong cuốn Vanity Fair (Hội chợ Phù phiếm): “Mẹ là danh xưng đối với Thiên Chúa trên những đôi môi và trong những trái tim của những người con bé bỏng.”
Người mẹ không thể thay thế Thiên Chúa, nhưng hành động như người trung gian chuyển lòng nhân từ của Thiên Chúa sang những người khác. Dĩ nhiên, người ta có thể phản bác rằng người cha cũng làm điều này. Điều này đủ mức thật. Nhưng có điều gì đó trong đặc quyền về cách thức mà người mẹ bộc lộ sự hiện hữu của Thiên Chúa. Theo cách mầu nhiệm nào đó, điều đó như thể người mẹ có được vậy, một kinh nghiệm đối diện của Thiên Chúa. Điều này có thể đáng hoan nghênh hơn nếu chúng ta hiểu vai trò của Đức Mẹ là nguyên mẫu tâm linh của mọi người mẹ.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nhận xét về Đức Mẹ: “Mẹ giữ trong lòng bí mật làm Mẹ Thiên Chúa, là người đầu tiên được thấy Thiên-Chúa-làm-người, hoa trái của lòng mẹ.” Khái niệm về việc Đức Mẹ là người trần tục đầu tiên Mary thấy Thiên Chúa vừa gây ngạc nhiên vừa soi sáng. Là mẫu gương của những người mẹ, kinh nghiệm này gồm cả bản chất làm mẹ và mẫu gương của các phụ nữ đã từng sinh con.
Nếu ông bà nguyên tổ coi Thiên Chúa là Cha nghiêm khắc theo cách nào đó, thì các thế hệ đều tôn kính Đức Mẹ là người hiền từ và dễ gần gũi. Nathaniel Hawthorne bày tỏ tình cảm này đẹp hơn trong cuốn Blithedale Romance khi ông viết: “Tôi luôn ganh tỵ với người Công Giáo về Đức Tin của họ nơi Đức Trinh Nữ thánh thiện và ngọt ngào, Đức Mẹ đứng ở giữa họ và Thiên Chúa, che chắn sự chói lọi uy nghiêm của Ngài, nhưng cho phép Tình Yêu Chúa tuôn đổ trên người thờ kính theo cách hiểu của con người qua vị trung gian của sự dịu dàng nữ tính.”
Thánh Augustinô nói rằng sự dịu dàng từ mẫu đặc biệt này có thể thấy ngay ở những con thú hung dữ – như người Việt nói: “Cọp dữ không ăn thịt con.” Ông nhận xét trong The City of God (Thành phố của Thiên Chúa): “Có con cọp cái nào không thương và không vuốt ve con nó?” Ngược với câu tục ngữ Do Thái nói ở trên, chúng ta có thể ám chỉ câu tục ngữ Tây Ban Nha: “An ounce of mother is worth a ton of priests” (Tạm dịch: “Một lạng người mẹ đáng một tấn linh mục”).
Khái niệm về “sự nhiệt thành” đã thôi miên người Hy Lạp cổ đại. Thế giới không thể là một nơi, như Democritus ước đoán, không có gì hơn một số nguyên tử không thể đếm xuất hiện trong rất nhiều hình thể. Nghĩa là có thể tính toán đối với sự nhiệt thành tìm được sự hưng phấn và niềm vui trong kinh nghiệm sống bằng cách nào? Sự hưng phấn là hoạt động tâm linh không thể giải thích bằng vật chất. Người ta đã nghi ngờ nhiều thứ: nhân đức, chân lý, kiến thức, và ngay cả tình yêu. Nhưng không ai có thể nghi ngờ thực tế khả nghiệm của sự hăng hái. Thế giới hiện đại của chúng ta vẫn liên kết với sự thấu hiểu này của người Hy Lạp cổ đại. Từ ngữ “sự nhiệt thành” theo tiếng Hy Lạp là enthusiasmos, được rút từ chữ entheos có nghĩa là “được Thiên Chúa sở hữu” hoặc “được Thiên Chúa linh ứng.” Người Hy Lạp tin rằng một người có thể hít thở bằng cuộc sống của Thiên Chúa, người đó có thể là người đem đến tinh thần của Ngài. Họ tin rằng con người có thể là “bình chứa” đối với Thiên Chúa. Một trong những từ đối với sự sống là zoe, không ám chỉ sự sống rộn ràng trong mỗi người, mà nói đến sự sống có thể được chia sẻ với người khác. Khái niệm này về sự sống là nền tảng không thể thiếu đối với khái niệm của Kitô giáo về sự sống của Thiên Chúa, hoặc ân sủng, điều có thể chia sẻ trong chúng ta, và với Mẹ Maria và những người mẹ theo cách đặc biệt. Đời sống của Đức Mẹ với Chúa Con là sự sống cao tới mức ưu việt.
Hồng Y Joszef Mindszenty, người can đảm bảo vệ Giáo Hội trong thời gian cộng sản chiếm lĩnh Hungary, đã dành tình cảm mạnh mẽ với cương vị người mẹ. Trong cuốn The Mother (Người Mẹ), ngài viết hùng hồn bày tỏ lòng tôn kính những người mẹ, nhấn mạnh sự gần gũi của họ đối với Thiên Chúa:
“Người quan trọng nhất trên thế gian này là người mẹ. Bà không thể đòi hỏi lòng tôn kính của việc xây dụng Nhà Thờ Đức Bà. Bà không cần. Bà đã xây dựng cái gì đó quan trọng hơn bất cứ Nhà Thờ nào – sự cư ngụ đối với một linh hồn bất tử, sự hoàn hảo gọn gàng của cơ thể đứa trẻ. Các thiên thần không được chúc lành bằng ân sủng như vậy. Các thiên thần không thể chia sẻ phép mầu sáng tạo của Thiên Chúa là đưa những vị Thánh mới vào Thiên Quốc. Chỉ có người mẹ khả thi. Những người mẹ gần gũi với Thiên Chúa Tạo Hóa hơn bất cứ sinh vật nào, Thiên Chúa liên kết các sức mạnh với những người mẹ trong việc sáng tạo. Còn gì vinh quang hơn là được làm mẹ?”
Donald Demarco,
bản dịch của Trầm Thiên Thu từ IntegratedCatholicLife.org
Tác giả bài viết: Donald Demarco,
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn