Khi trở nên quen thuộc với món đồ đã mua thì mức độ hài lòng của bạn về chúng sẽ dần giảm xuống, khiến bạn cảm thấy muốn mua những món đồ thú vị khác. Và rồi, cái vòng luẩn quẩn “mua rồi chán” cứ thế lặp đi lặp lại.
Vấn đề với loại nghiện này chính là bạn đang cố gắng mua hạnh phúc. Thật không may, tiền chỉ có thể làm cho cuộc sống dễ dàng và ít căng thẳng hơn, chứ không thể khiến bạn thỏa mãn lâu dài.
Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Cornell, có một cách có thể phá vỡ chu kỳ gây hại đó. Tiến sĩ, Giáo sư tâm lý học Thomas Gilovich đã tiết lộ rằng mọi người thường có cùng mức độ hạnh phúc khi mua đồ mới và khi đi du lịch. Điều quan trọng là, trong khi niềm hạnh phúc có được từ việc mua hàng giảm dần theo thời gian, thì những ký ức về chuyến đi bạn được trải nghiệm vẫn giúp bạn cảm thấy hạnh phúc trong một thời gian dài.
Nhưng tại sao lại như vậy?
Giáo sư Gilovich giải thích rằng sự thích nghi chính là yếu tố gây ra hiện tượng này. Bạn mua những thứ khiến bạn hạnh phúc nhưng nó chỉ có tác dụng trong chốc lát. Chẳng mấy chốc, bạn sẽ dần thích nghi với những thứ đã từng mang lại hạnh phúc cho bạn.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi mua một món đồ mới, cảm giác thích thú sẽ dần mờ nhạt khiến bạn muốn mua món khác. (Ảnh qua bandt.com.au)Đó chính là trải nghiệm.
Mặc dù mua đồ mới có thể mang lại cho bạn cảm giác mới lạ, nhưng nó vẫn thiếu đi một thành phần quan trọng để duy trì hạnh phúc.
Như Tiến sĩ Gilovich nói, trải nghiệm chính là một phần trong con người bạn, lớn hơn nhiều so với những món đồ vật chất. Có thể bạn thực sự thích món đồ đó đến mức nghĩ rằng nó đã trở thành một phần của bạn, tuy nhiên, chúng lại tách biệt với con người bạn. Mặt khác, trải nghiệm du lịch chính là một phần của con người bạn.
Những kỷ niệm đáng nhớ và đáng trân trọng nhất không đến từ hàng hóa vật chất mà bạn đã mua, thay vào đó là kinh nghiệm sống mà bạn đã trải qua.
Du lịch đưa bạn đến với những nền văn hóa và những nơi chốn mới. Trong môi trường mới lạ như thế, mọi thứ xung quanh trở nên phong phú hơn. Bộ não và cơ thể sẽ đồng thời quên mất khái niệm thời gian vì bạn quá chú tâm vào việc tiếp thu những điều mới mẻ.
Khi bạn tạm rời khỏi môi trường quen thuộc để đến với một môi trường mới mẻ khác sẽ tạo ra những ký ức hạnh phúc lâu dài, khó có thể quên và thay thế được.
Robert Waldinger, người dẫn đầu một nghiên cứu 80 năm tại Đại học Harvard, khá am hiểu về hạnh phúc. Kết quả từ một nghiên cứu cho thấy, những cá nhân kết nối nhiều nhất với gia đình, bạn bè, cộng đồng và những người khác là những người khỏe mạnh và hạnh phúc nhất.
Những người kết nối nhiều nhất với gia đình, bạn bè, cộng đồng… là những người khỏe mạnh và hạnh phúc nhất. (Ảnh qua Inner Engineering)Với kết quả đó, Waldinger nói rằng bạn cần nuôi dưỡng mối quan hệ với mọi người xung quanh sâu đậm hơn bằng cách cùng họ trải nghiệm những điều mới mẻ. Ông tiếp tục giải thích rằng những trải nghiệm có khả năng kết nối bạn với người khác theo cách mà những thứ vật chất không thể làm được. Đối với Waldinger, một số trải nghiệm quan trọng nhất trong cuộc đời ông chính là du lịch. Ông bật mí, đi du lịch đã đưa ông xích lại gần hơn với gia đình.
Tham gia các môn thể thao, học các kỹ năng mới hoặc đi đến các sự kiện mới lạ sẽ mang đến niềm vui và những điều đáng học hỏi cho bạn. Một chiếc xe hơi hay một món đồ tiện ích mới cuối cùng cũng trở nên thật bình thường, cũ kỹ và lỗi thời. Trái lại, những ký ức bạn có được lại trở thành nguồn hạnh phúc thực sự đi theo bạn suốt cuộc đời.
Vì vậy, hãy đầu tư khoản tiền mình vất vả kiếm được vào những trải nghiệm, như vậy sẽ đồng nghĩa với việc bạn đang đầu tư cho hạnh phúc và sự mãn nguyện lâu dài của mình.
Bảo San (Theo The Healthy Archive)
Con người mệt mỏi vì nội tâm quá phức tạp
Lúc đang trong cuộc rượu, mọi người nâng ly chúc mừng lẫn nhau, thông thường cứ sau khi mời một bàn rượu xong là lại trao đổi danh thiếp với nhau, để rồi sau đó không nhớ nổi danh thiếp nào là của ai nữa. Nhớ lại lúc xã giao với người khác, anh anh em em, nịnh nọt chế nhạo lẫn nhau, muốn thân thiện cũng không được, luôn có một cảm giác lộn xộn không sao tả được.
Còn nhớ nhiều năm về trước, tôi đi theo một ông anh đến Hong Kong tham gia một bữa tiệc thương nghiệp, mọi người trao đổi danh thiếp với nhau. Lúc nhìn thấy tên của tôi, có người rất chân thành nói một câu: “Luật sư Trần, ngưỡng mộ đã lâu!”. Tiếp theo nói một tràng khen ngợi tôi.
Tôi giật mình, nghĩ thầm tôi chỉ là một luật sư mới ra nghề chưa tới nửa năm, lúc ấy còn chưa từng thông qua môi giới, hơn nữa còn là luật sư Đài Loan, làm thế nào mà người ta lại có thể “ngưỡng mộ đã lâu”? Có lẽ người ta chỉ xuất phát từ khách khí mà nịnh nọt vài câu, cũng có thể là do nhìn thấy ông anh của tôi chăng? Nhưng tôi cảm thấy không vui chút nào, tôi tin rằng nhiều người cũng có “cảm giác buồn nôn” khi được người khác khen ngợi quá đáng như vậy.
Trên thương trường, khi tranh đoạt quyền lực và lợi ích càng lớn, sẽ càng khiến chúng ta lâm vào những tình huống khó xử, phân tranh cao thấp, rơi vào vòng xoáy đấu đá, thậm chí khi chúng ta bị người mà mình tin tưởng phản bội, lại càng dễ làm chúng ta mất đi niềm tin vào người khác, cũng khiến chúng ta trở nên phòng bị.
Tôi đã từng vì điều này mà tâm lực quá mệt mỏi, vẫn có những thắc mắc quanh quẩn trong tâm, con người với nhau sao cứ phải trải qua những thứ phức tạp, khổ sở đến thế? Về sau, tôi nhờ hai đứa con gái yêu của mình, bị ảnh hưởng bởi sự chân thành, tha thiết của chúng, cuối cùng tôi đã tìm ra đáp án.
Mỗi khi những màn xã giao của tôi kết thúc, tôi lại mang theo cái cảm giác giả tạo và buồn nôn về nhà. Nhưng bất kể thể xác và tinh thần mệt mỏi như thế nào, chỉ cần hai cô con gái yêu vừa cười vừa chạy tới ôm lấy tôi, thì trong nháy mắt cảm giác buồn chán và mệt mỏi của tôi đều biến mất, điều này khó có thể nói lên lời, giống như được thanh lọc vậy.
Tôi nhận ra, trước sự ngây thơ, lương thiện của con nhỏ, chúng ta cũng sẽ trở nên ngây thơ, lương thiện, tâm phức tạp của chúng ta sẽ trở nên yếu ớt, không cần che giấu nụ cười chân thực trên khuôn mặt, cảm xúc tiêu cực của chúng ta không còn tồn tại nữa, bị quét sạch hoàn toàn rồi. Sự lương thiện của con nhỏ tựa như ánh sáng, có khả năng xua tan hết những suy nghĩ đen tối của con người.
Người không có kẻ thù mới là người mạnh mẽ nhất
Rất nhiều người nói: “Con người chỉ có một cái đầu, nhưng lại vô cùng phức tạp, biến hóa vô cùng”. Nhưng mà tôi cho rằng, người có thể rất phức tạp, cũng có thể trở nên rất đơn giản, hết thảy đều được quyết định tại tâm của chúng ta.
Khi chúng ta dùng “tâm phức tạp” đi đối đãi với hết thảy sự việc, đi phỏng đoán người khác, nhân tâm đương nhiên sẽ phức tạp. Nếu như chúng ta có thể giữ được “tâm đơn giản”, hết thảy mọi thứ bên ngoài sẽ tự chuyển hóa, còn người dùng tâm phức tạp đối đãi với những sự tình xảy đến, thì cũng phức tạp không thoát ra được.
Người có thể rất phức tạp, cũng có thể trở nên rất đơn giản, hết thảy đều được quyết định tại tâm của chúng ta. (Ảnh: Pinterest)Bất kể là ai, đã từng đối diện với một đứa bé đáng yêu, cái tâm phức tạp cũng không thể nào ngăn cản được đứa bé hồn nhiên tươi cười, cái này gọi là sức mạnh của “đơn giản”.
Có người mà mọi người cho là “người xấu”, có lẽ cũng không có xấu như là chúng ta tưởng tượng, nếu như bọn họ thực sự hư hỏng như vậy, thì dù bọn họ có đối diện với bất kỳ ai đi chăng nữa cũng sẽ đều bị coi là xấu, nhưng mà, điều này không đúng. Ít nhất thì người nhà của họ cũng không nhất định là sẽ thấy xấu như chúng ta.
Suy nghĩ sâu hơn, vì sao trước mặt chúng ta họ lại biểu hiện “cái mặt xấu” kia ra? Hoặc là, vì sao trong cuộc sống của chúng ta, lại tràn đầy những người mà chúng ta nhận định là “kẻ xấu” như vậy?
Chúng ta nhận định một người là tốt thì cũng không nhất định là tốt như vậy, chúng ta nhận định một người là xấu thì cũng không nhất định là hư hỏng như vậy.
Đối với người khác không nên kết luận quá nhanh về cái xấu của người ta, thực tế thì không nên để người khác tác động đến suy nghĩ của chúng ta, làm ảnh hưởng đến cách nhìn của chúng ta đối với một người.
Một người khi đối diện với những người khác nhau, tất nhiên sẽ biểu hiện ra những kiểu khác nhau. Giống như, trước mặt chúng ta họ biểu hiện là tốt hoặc xấu, tùy thuộc vào cách nghĩ của họ về chúng ta.
Nếu như họ nhận định chúng ta là người tốt hoặc là có suy nghĩ tốt về họ, họ sẽ biểu hiện ra mặt tốt, nếu như họ nhận định chúng ta là người xấu hoặc là có suy nghĩ xấu về họ, họ sẽ biểu hiện mặt xấu kia ra.
Bởi vậy, ngay lúc bên cạnh toàn những người xấu như chúng ta nhận định, vậy cũng không cần vội vã trách tội người khác, có lẽ chúng ta trước tiên phải xem lại chính mình, phải chăng đối với người khác có quan điểm gì tiêu cực? Chỉ cần chúng ta giữ khư khư cách nghĩ xấu về người khác, dù là rất nhỏ, người ta nhất định rồi cũng nhận ra được.
Suy nghĩ một chút, nếu như hôm nay có người giữ mối thâm thù với chúng ta, chúng ta sẽ cảm thấy sao? Chúng ta sẽ biểu hiện ra sắc mặt như thế nào?
Một người trong tâm không có kẻ thù, đó mới là người mạnh mẽ nhất. Mà người không có kẻ thù, không phải là vì người đó chiến thắng tất cả mọi người khác, mà đó chính là sự thiện lương!
Tựa như những đứa bé đáng yêu, ngây thơ, chúng không có tiền tài, quyền lực, địa vị để đi chinh phục tất cả mọi người, nhưng chúng lại có sức mạnh vô cùng to lớn của lương thiện, giúp cảm hóa người khác. Hai chữ “vô địch” đúng là hoàn hảo nhất dành cho sự thiện lương này.
Chân Chân (Theo NTDTV)
Tác giả bài viết: Chân Chân (Theo NTDTV)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn