Lướt một vòng Facebook, tivi, internet báo chí, đều thấy quảng cáo các "thuốc" giải độc gan và giải độc cơ thể, hẳn quý vị sẽ thắc mắc vì sao bây giờ nhiều người bị nhiễm độc quá. Gan mình có thật sự bị độc không? Uống "thuốc" giải độc gan có thực sự tốt? Bài viết này cập nhật các nghiên cứu mới nhất về giải độc gan nhằm làm rõ những truyền thuyết và chứng cứ khoa học về giải độc gan.
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất và làm việc chăm chỉ nhất từ lúc quý vị sinh ra đến lúc mất đi. Gan có nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có giải độc các chất tích tụ trong cơ thể. Các chất độc ở đây thường là vi khuẩn, rượu, chất thải từ tế bào, thuốc lá, thuốc các loại (trị bệnh mãn tính), các loại mỡ thừa, vitamin liều cao…
Nhìn chung, "chất độc" cho gan thường là đồ ăn và thức uống ngon trong các bữa tiệc. Thông thường, các chất độc vào gan qua đường ruột, hấp thụ vào máu, và được dẫn đến gan liên tục. Gan giải độc bằng cách lọc những chất này, làm chất độc có thể hoà vào nước và thải ra ngoài bằng đường tiêu hoá hoặc tiết niệu.
Truyền thuyết số 1: Giải độc gan tốt cho mọi người
Ở người khoẻ mạnh, gan chúng ta có thể lọc hết các chất độc ra ngoài và không có chất độc gì tích tụ lại bên trong gan. Vì vậy, không cần phải uống "thuốc" giải độc nếu quý vị khỏe mạnh. Cách tốt nhất để phòng ngừa gan bị bị độc (để khỏi phải giải độc) là không ăn uống các chất độc như trên.
Gan chúng ta được tạo ra để làm rất tốt việc thanh lọc. TS Stella L. Volpe, từ bệnh viện Đại học Drexel University tại Philadelphia (Hoa Kỳ) nhấn mạnh, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy việc thanh lọc (cleanses) là có lợi cho sức khoẻ.
Đối với các bệnh nhân uống rượu bia thường xuyên hoặc bị các bệnh mãn tính về gan (viêm siêu vi B, C hoặc bệnh miễn nhiễm), chức năng thanh lọc bị suy giảm do các tế bào gan bị tổn thương.
Các chất độc do đó có thể tích tụ theo thời gian làm tổn thương gan càng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, phần lớn gan sẽ tự phục hồi nều các chất độc vào gan giảm đi như trường hợp bỏ rượu bia hoặc chữa khỏi viêm gan siêu vi.
Trong trường hợp gan bị tốn thương và chức năng lọc bị yếu đi, có một số thảo dược được cho là giúp thanh lọc gan mặc dù có rất ít các nghiên cứu lâm sàng chứng minh cho điều này.
BS Andrew Weil, chuyên viên dinh dưỡng và là giám đốc trung tâm y khoa tổng hợp bệnh viện ĐH Arizona, cho biết có 2 loại dược thảo có thể có tác dụng tốt trong trường hợp gan bị tổn thương. Đó là chiết xuất hạt từ cây kế sữa (cúc gai) Milk thistle (Silybum marianum) và Ngũ vị tử Schizandra (Schizandra chinensis).
Chất Silybum, chiết xuất dưới dạng Silibinin, thường thấy trong nhiều loại dược thảo quảng cáo là giải độc gan. Vì vậy, nếu quý vị muốn thật sự mua dược thảo có tác dụng (ít) với gan thì nên tìm tên này.
Hạt Ngũ vị tử được dùng nhiều trong thuốc Bắc và có tác dụng nhất định trong bệnh về gan. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy tác dụng của hạt này trong việc bảo vệ gan nhiễm mỡ.
Truyền thuyết số 2: Nhiều bệnh phát sinh do độc tố trong gan tích tụ
Thực tế không đúng. Các công ty thực phẩm chức năng và nhà thuốc hay viện cớ này để khuyến mãi sản phẩm và khuyến khích mọi người uống "thuốc" giải độc gan để ngăn ngừa bệnh. BS Weil cũng chỉ ra rất nhiều bệnh không phải do độc tố trong gan tích tụ.
Trong một số trường hợp ngược lại, các bệnh này có thể dẫn đến thêm độc tố trong gan nên nếu chỉ uống thuốc giảm độc gan mà quên tìm ra lý do các căn bênh này thì rất nguy hiểm.
Truyền thuyết số 3: "Thuốc" giải độc gan không có tác dụng phụ
Hằng năm, số lượng bệnh nhân bị ngộ độc gan do dùng thuốc bổ khá nhiều, chiếm đến 10%-16% trong tổng số các ca tổn thương gan cho mạng lưới tổn thương gan do thuốc (Drug Induced Liver Injuried Network).
Nói cách khác, cứ 10 bệnh nhân bị tổn thương gan tại Mỹ do thuốc thì có 1 bệnh nhân là do tự uống thuốc bổ giải độc gan. Tại Mỹ, có hẳn một trang web của chính phủ https://livertox.nih.gov/ liệt kê trên 700 loại thuốc hoặc dược thảo để bệnh nhân có thể xem hoặc báo các biến chứng từ thuốc cho gan.
Trái với dự đoán là uống thuốc bổ gan làm tốt cho gan, nghiên cứu từ Trường Y khoa Hawaii cho thấy dùng nhiểu các loại "thuốc bổ" có thể gây tổn hại đến gan.
Các loại dược thảo thường gây tổn thương cho gan nhất là Thảo mộc mãn xinh (black cohosh), Chi hồ tiêu, (kava extract), trà xanh đậm đặc (green tea extract). Lưu ý trà xanh đậm đặc (concentrated green tea) chứ không phải trà xanh thường.
Truyền thuyết số 4: "Thuốc" giải độc gan là thuốc đã được chấp thuận
Hiện nay, "thuốc" giải độc gan bán trên thị trường Mỹ và Việt Nam thường là thuốc bổ, thực phẩm chức năng và vitamin. Do đó không cần sự kiểm soát của các cơ quan chức năng (như FDA tại Mỹ).
Vì vậy, quý vị nên tìm hiểu kỹ thuốc bổ mình sẽ mua vì có những tác dụng phụ nhất định trong khi tác dụng chính thì chưa được chứng minh. Tốt nhất quý vị nên thảo luận với BS của mình, nhất là trong trường hợp có bệnh về gan.
Tóm lại, nếu khoẻ mạnh và không có bệnh về gan, quý vị không cần phải giải độc gì cả.
Quý vị nên phòng ngừa chất độc bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả trái cây tươi là cách tốt nhất, không uống rượu bia, không thuốc lá, và ăn uống cân bằng đều độ trong các ngày lễ.
Nếu có bệnh về gan, quý vị nên tìm cách chữa trị bệnh hơn là dùng thuốc giải độc gan vì thực phẩm chức năng (không phải thuốc) để giải độc gan chỉ là tạm thời.
Nguy hiểm hơn, do tâm lý đã có thuốc "giải độc", bảo vệ gan nên nhiều người chủ quan, càng thỏa sức uống bia rượu nhiều hơn dẫn đến tổn thương gan thêm nghiêm trọng.
Linh Chi |
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) định nghĩa thực phẩm chế biến là những mặt hàng nông sản thô đã được chế biến thông qua các hình thức như đóng hộp, rút nước, nghiền nhỏ.
Ngoài ra, các thực phẩm chế biến cũng đã bị thay đổi bằng các thành phần nhân tạo, chất phụ gia và thành phần hóa học khác. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến chúng ta tăng cân, gây bệnh tật và rút ngắn tuổi thọ của con người.
Dưới đây là một số sự thật về các loại thực phẩm chế biến bạn vẫn ăn hàng ngày mà không biết
1. 70% lượng calo nạp vào cơ thể có nguồn gốc từ các thực phẩm chế biến
Theo cựu phóng viên của tờ New York Time Melanie Warner, tác giả của cuốn sách Pandora’s Lunchbox: How Processed Food Took Over the American Meal nhận định, một thực tế đáng buồn rằng, 7 trong số 10 loại thực phẩm hầu hết mọi người ăn hàng ngày đã bị chế biến và thêm các thành phần hóa học.
2. Thực phẩm chế biến có thể gây nghiện
Thêm một lý do nữa khiến bạn không nên ăn quá nhiều các loại đồ ăn nhẹ có chứa đường hay muối, bởi chúng được chế biến để kích thích bạn thèm ăn trở lại. Thực phẩm chế biến kích thích sản xuất dopamine - chất dẫn truyền thần kinh giúp tăng cường tâm trạng.
Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chế biến dựa vào điều này và đưa ra thị trường các sản phẩm của họ để kích thích người tiêu dùng.
Trong cuốn sách Salt Sugar Fat: How the Food Giants Hooked Us, nhà báo Michael Moss nhận định: "Một vài công ty lớn đang áp dụng thuật quét não để nghiên cứu cách con người phản ứng thần kinh với một số loại thực phẩm nhất định, đặc biệt là đường. Họ đã phát hiện ra rằng, bộ não nhạy cảm hơn với đường tương tự như khi dùng chất gây nghiện cocain".
3. Thực phẩm chế biến chứa hàng ngàn chất phụ gia
Trong cuốn sách Pandora’s Lunchbox: How Processed Food Took Over the American Meal, tác giả Melania Warner đề cập đến thông tin hiện nay có khoảng 5.000 chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm chế biến, con số này vẫn tiếp tục tăng lên hàng năm.
4. Thực phẩm chế biến có chứa các thành phần rất độc hại
- Titanium dioxide – hóa chất thường được sử dụng trong sơn và kem chống nắng cũng được tìm thấy trong nhiều loại salad trộn, kem pha cà phê và kem làm bánh.
- Một trong những thành phần chủ yếu trong nhiều loại thực phẩm đóng hộp và thực phẩm ăn nhanh là có chứa ớt là silicone dioxide, hay còn gọi là cát.
- Lanolin – chất dầu có trong lông cừu là chất phụ gia được dùng trong các loại kẹo cao su.
- Cellulose hay còn gọi là các vụn bột gỗ thường được sử dụng làm nguyên liệu cho các loại hộp đựng phomat.
- Natri bisulfit – một thành phần có trong các loại chất tẩy rửa nhà vệ sinh cũng được sử dụng trong các loại khoai tây chiên.
5. Thực phẩm chế biến có thể rút ngắn tuổi thọ của con người
Tin buồn nhất là chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến đã được chứng minh là có thể rút ngắn nhiều năm tuổi thọ của bạn. Do vậy, đây là lý do bạn nên hạn chế bớt các thực phẩm chế biến hơn trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình.
6. Chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẽ khiến bạn tăng cân
Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến ở các nước phương Tây như Mỹ, Anh và Úc có thể tăng xu hướng chất béo tích tụ trong cơ thể. Khoai tây chiên, đồ uống có đường, ngũ cốc tinh chế, đồ ăn nhẹ đường phố… có thể gây tăng cân trong thời gian ngắn nhất.
7. Thực phẩm chế biến là nguyên do gốc rễ của hầu hết các căn bệnh hiện đại
Một nghiên cứu toàn diện dự trên kết quả của 172 nghiên cứu lâm sàng được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ kết luận rằng, hầu như tất cả các bệnh mãn tính đề do chế độ ăn uống hiện đại của chúng ta gây ra.
8. Ăn các thực phẩm chế biến khiến cơ thể khó đốt cháy calo hơn
Ăn chế độ ăn với lượng lớn thực phẩm chế biến là nguyên nhân khiến cơ thể đốt cháy lượng calo ít hơn 50%.
9. Thực phẩm chế biến gây ra sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột
Các sinh vật sống trong đường đường ruột tạo thành "hệ sinh thái vi khuẩn" ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe của bạn. Thực phẩm chế biến có thể phá vỡ sự cân bằng hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa, từ đó dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
10. Thực phẩm chế biến có thể tăng nguy cơ nhiều bệnh mãn tính
Thịt xông khói, xúc xích, salami, pizza, thịt sấy khô… là những loại thực phẩm ngon miệng, tiện lợi nhưng ảnh hưởng của các loại thịt chế biến này đến sức khỏe rất nghiêm trọng.
Các nghiên cứu cho thấy, ăn các loại thịt chế biến nhiều có thể làm gia tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh đái tháo đường tuýp II và rút ngắn tuổi thọ của bạn.Tác giả bài viết: BS Wynn Huynh Tran |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn