Viết gửi con 3 câu trước khi chết

Thứ sáu - 24/11/2017 22:09

Viết gửi con 3 câu trước khi chết

Ngụy Diên Chính được đánh giá là một người thành công khi tuổi đời còn rất trẻ khi công tác tại trường Đại học Bắc Kinh - một ngôi trường danh tiếng bậc nhất Trung Quốc.

Anh là Ngụy Diên Chính, người được mệnh danh là tài tử của một trường đại học trứ danh Trung Quốc – Đại học Bắc Kinh.

Ngụy Diên Chính sinh năm 1975. Vào tháng 2/2011, anh được chẩn đoán mắc bệnh Sarcom tế bào sáng – một dạng ung thư có thể khiến 80% người bệnh chết sau 3 năm mắc bệnh. Khi đó, anh chỉ mới vừa cưới vợ được nửa năm và vợ anh đang mang thai.

Để chống chọi với bệnh tật, anh đã phải cắt bỏ chân phải. Trong vòng nửa năm, anh thực hiện 3 lần tuyệt thực kéo dài gần 3 tháng, tiếp nhận một lượng lớn hóa chất vào cơ thể. Cuối cùng sau 5 năm kiên trì gian khổ, anh đã ra đi vào ngày 8/8/2016.

Vài ngày trước khi qua đời, anh và cậu con trai 4 tuổi đã có cuộc nói chuyện mà chỉ nghe lại thôi, nhiều người sẽ rơi nước mắt: 

"Nếu như không còn bố, nếu như con rất nhớ bố, bố có về không?" - "Bố không thể về được" – "Nếu như con rất nhớ rất nhớ rất nhớ bố thì sao?" – "Bố cũng không thể về được"…

Ngụy Diên Chính ôm con trai thật chặt vào lòng, anh biết thời gian của mình không còn nhiều nữa. "Mình nên để lại cho con cái gì đây?" Và anh đã quyết định viết cho con đúng ba câu với hy vọng, lời dặn dò của anh sẽ có tác dụng cổ vũ con trai suốt cuộc đời.  

Ngay lập tức, ba câu nói ấy được chia sẻ điên cuồng trên mạng xã hội Wechat của Trung Quốc, khiến hầu hết những người đọc rơi lệ.

Lật giở blog của anh, những người theo dõi đã không thể không bị con người kiên cường ấy làm cho cảm động! Anh bị ung thư, quá trình chống chọi lại bệnh tật đã cho anh hiểu sâu sắc về cuộc đời, cảm ngộ về tình yêu, phân tích rõ hơn về giáo dục và đáng để mỗi người ngẫm nghĩ.

Viết gửi con 3 câu trước khi chết, tài tử ĐH Bắc Kinh khiến nhiều người đàn ông nghẹn ngào - Ảnh 1.

 

Ngụy Diên Chính được đánh giá là một người thành công khi tuổi đời còn rất trẻ khi công tác tại trường Đại học Bắc Kinh - một ngôi trường danh tiếng bậc nhất Trung Quốc.

Câu thứ nhất: "Trí lực, nghị lực"

Ngụy Diên Chính giải thích với cậu con trai còn chưa hiểu chuyện đời của mình rằng: 

Trí lực chính là việc con có thông minh hay không, nghị lực là việc con phải quyết tâm đến cùng, trải qua năm dài tháng rộng, vượt qua khó khăn thử thách để hoàn thành một việc chưa làm tốt, nhất định phải hoàn thành việc đó một cách tốt nhất mới thôi.

Nghị lực và trí lực là hai yếu tố hỗ trợ cho nhau, giúp con người đạt được thành công. 

Không có ai sinh ra đã thông minh cả đời. Khi nhỏ có thể thông minh nhưng nếu không có nghị lực để cố gắng duy trì và phát huy sẽ khó có thể khái thác và phát huy hết khả năng trời sinh đó. Chỉ có những người có nghị lực mới có thể giúp mình ngày càng thông minh hơn mà thôi.

Câu thứ hai: "Bạn bè, sự giúp đỡ"

Trẻ con sau khi trưởng thành sẽ phải tự sống, tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình, bước vào đời, đầu tiên phải học làm người, sau đó mới học làm việc, đối xử với bạn bè phải bằng trái tim chân thành.

Câu thứ ba: "Tầm nhìn, chắc chắn, bình tĩnh"

Tầm nhìn là năng lực của một người trở nên lớn hơn, mạnh hơn, có thể làm nhiều việc hơn. Và như thế, sẽ có nhiều người tìm đến người đó, có nhiều việc cần đến người đó.

Tuy nhiên cần phải nhớ rằng, trong số những việc cần đến mình, có cả việc tốt lẫn việc xấu, thậm chí trong những việc tốt có tiềm ẩn cả những việc xấu mà chỉ trong thời gian ngắn, khó có thể phát hiện ra.

Khi đó, con cần phải kiểm soát được bản thân, giữ mình tránh xa cám dỗ, ít phạm sai lầm, làm nhiều việc tốt. Đó gọi là khả năng làm việc chắc chắn, bình tĩnh.

Trên thế giới này, phần lớn chúng ta chỉ mới làm được việc "có bạn bè, có sự giúp đỡ", chỉ một số ít có thể có được tầm nhìn lớn, có khả năng hơn người về mặt bình tĩnh, chắc chắn trong việc xử lý mọi việc.

Viết gửi con 3 câu trước khi chết, tài tử ĐH Bắc Kinh khiến nhiều người đàn ông nghẹn ngào - Ảnh 2.

 

Bên con những ngày chống chọi với bệnh tật.

 

Trích dẫn vài dòng nhật ký về quá trình chống chọi với bệnh tật của Ngụy Diên Chính

1. Sự cổ vũ, động viên của người thân giúp anh chống chọi với căn bệnh ung thư

 Sau khi biết mình mắc ung thư, tôi và vợ cả đêm chẳng thể nhắm mắt, cũng chẳng ai nói với ai, cả hai đang cố ngăn nước mắt rơi, sợ người kia không chịu được.  

Rồi vợ vác bụng ra vào bệnh viện giúp tôi liên lạc với các chuyên gia: "Bác sĩ nói, bệnh nhân có thể lựa chọn cắt nửa hoặc cắt cả chân phải".

Tôi suy sụp.

Trên tàu điện ngầm, nhận được tin nhắn của bố vợ: "Tiểu tử, đời người luôn có phong ba, ở tuổi của con, con đã rất cừ rồi. Chúng ta đều là hậu phương vững chắc và kiên cường của con, ta tin con nhất định sẽ chiến thắng tất cả! Vợ con và con trai con cần con, sau này nó nhất định sẽ xuất sắc hơn con!"

Còn chưa đọc xong tin nhắn, không thể kìm được nước mắt, cứ để nó rơi ngay giữa tàu điện ngầm.

Viết gửi con 3 câu trước khi chết, tài tử ĐH Bắc Kinh khiến nhiều người đàn ông nghẹn ngào - Ảnh 3.

 

Bệnh tật và sự ra đi của anh đã gây ra những cú sốc quá lớn đối với người thân.

2. Người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, bố mẹ hai lần tổn thương

Để tránh gây cú sốc lớn cho bố mẹ tuổi đã cao, trước đây tôi hạn chế hết sức không để lộ bất cứ thông tin nào về bệnh tình của mình cho các cụ cho đến khi phải làm phẫu thuật cắt bỏ chân. 

Kết thúc quá trình xạ trị, tôi mới vượt ngàn trùng xa, trở về bên bố mẹ ở Tân Cương và nói cho họ tình hình sức khỏe của mình.

Hai cụ đã không tránh khỏi một cú sốc lớn như tôi đã dự liệu, liên tục lẩm bẩm trong miệng: "Không thể nào, không thể nào! Ung thư là bệnh chỉ người già mới mắc thôi!"

Cuộc đời này, bố mẹ tôi đã phải chịu tổn thương một lần, đó là khi tôi học lớp 12, anh trai tôi khi đó là sinh viên năm thứ hai đại học đột ngột qua đời vì một sự cố bất ngờ.

Tôi mắc bệnh, họ lại một lần nữa chịu thêm đau đớn…

3. Nửa năm, ba lần tuyệt thực tổng cộng 74 ngày

Sau khi mắc bệnh, tôi không ngừng tự điều chỉnh bản thân, trong đó có việc tuyệt thực, chỉ để đạt được một mục đích cuối cùng, đó là cắt đứt nguồn dinh dưỡng của tế bào ung thư trong cơ thể hay nói cách khác là để tế bào ung thư chết đói.

4. Sau khi cắt bỏ chân, vợ trở thành một bên chân của tôi

 Vì tế bào ung thư trong người tôi thuộc diện hiếm gặp và ngoan cố nên lượng thuốc trị bệnh mà cơ thể tiếp nhận rất lớn và tất nhiên, tôi cũng phải chịu đau đớn nhiều hơn những người khác rất nhiều.

Vợ luôn ở bên động viên, cổ vũ tôi, chưa một lần than thở. Đó là may mắn lớn trong đời!

Tôi biết những lúc đó, cô ấy rất cần sự an ủi của tôi… Thực ra tôi cũng vậy! Chúng tôi động viên lẫn nhau. Nếu như nói sau khi cắt bỏ chân phải, tôi chỉ còn một chân trái thì cô ấy chính là bên chân mà tôi thiếu hụt.
 

 

Tác giả bài viết: Võ Thạnh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập751
  • Hôm nay11,129
  • Tháng hiện tại281,026
  • Tổng lượt truy cập36,335,581
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây