Chúng ta đang đánh đổi môi trường để thu hút đầu tư nước ngoài?

Thứ tư - 11/05/2016 23:06

Chúng ta đang đánh đổi môi trường để thu hút đầu tư nước ngoài?

Với một người nhìn xa, thì những điều đang diễn ra trong nền kinh tế và xã hội Việt Nam những ngày qua là điều đã được dự đoán từ trước. Chẳng hạn như vấn đề ô nhiễm hiện nay ở các vùng biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.
 

TS Trần Hiếu Nhuệ, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật nước và Công nghệ môi trường, đánh giá “vụ Formosa là nguyên nhân của mọi nguyên nhân”. Lý giải, TS Nhuệ cho rằng: “Đó là vì chúng ta tham về kinh tế quá, nóng vội lợi nhuận kinh tế quá mà giờ mắc bẫy. Hy sinh bao nhiêu tiền giải phóng mặt bằng để đổi lại như thế”. Về giải pháp, TS Nhuệ cho rằng ý thức của chủ đầu tư các dự án có vai trò là rất lớn bởi nếu họ không nhận thức được thì chúng ta không đủ thời gian, nhân lực, phương tiện để kiểm soát được.

Việt Nam đang thực sự đánh đổi môi trường để thu hút đầu tư?

Với một người nhìn xa, thì những điều đang diễn ra trong nền kinh tế và xã hội Việt Nam những ngày qua là điều đã được dự đoán từ trước. Chẳng hạn như vấn đề ô nhiễm hiện nay ở các vùng biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. 

Dù vẫn chưa có kết quả phân tích và kiểm tra cuối cùng về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm, nhưng khi các cơ quan chức năng đã loại trừ nguyên nhân do ảnh hưởng bởi các hiện tượng tự nhiên thì về logic nó chỉ có thể đến từ các hoạt động xả thải của con người. Và khi đó, mọi ánh mắt đều đổ về các khu công nghiệp FDI đang có tần suất tương đối lớn ở dọc theo bờ biển các tỉnh miền Trung.

 

Vụ cá biển chết ở miền Trung: “Mất 60-70 năm chưa chắc đã phục hồi”

 

Các thợ lặn phát hiện hàu, vẹm, hải sâm... chết nhiều dưới đáy biển Quảng Bình, đang trong quá trình phân hủy (Ảnh: Đặng Tài)

Trao đổi với phóng viên Dân trí, PGS.TSKH Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, cho rằng: “Đây không chỉ là thảm họa đối môi trường mà còn là thảm họa đối với sự phát triển của một nền kinh tế. Hệ sinh thái này, mất 60-70 chưa chắc đã phục hồi”.

Xả thải thẳng ra biển, nếu có sai lầm sẽ không dừng được!

“Bây giờ chúng ta mới yêu cầu kết nối nguồn xả thải ra với hệ thống quan trắc môi trường của Hà Tĩnh, còn trước đây họ xả thải ra cái gì chúng ta không biết. Tất cả mọi chuyện chúng ta không hề hay biết thế nào cả. Chắc chắn câu chuyện kiểm tra, giám sát, thanh tra đặt ra trong hệ thống pháp luật khá chu đáo nhưng thực hiện trong thực tế qua vụ việc Formosa đã cho thấy rằng rất rời rạc, gần như không có kết nối giữa trung ương với địa phương, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm không kết nối với nhau”- Ông Võ khẳng định tiếp - “Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh đang thể hiện cái gì đấy hơi thiếu trách nhiệm”.

Từ cá chết miền Trung, nhìn lại 'vụ Vedan' năm nào

 

Hình ảnh xác hàng nghìn con cá chết trôi dạt vào bờ biển của các tỉnh miền Trung thời gian qua khiến dư luận nhớ về vụ án sông Thị Vải (Đồng Nai) năm nào. 8 năm trước, con sông này đục ngầu chất thải, hàn ngàn hecta thủy hải sản bị thiệt hại. Dòng Thị Vải bị “bức tử” như thế nào sau khi Vedan Việt Nam lén lút xả hàng nghìn tấn nước thải chưa qua xử lý? VietNamNet mời quý độc giả trở lại con sông Thị Vải...

2.

THÔNG TIN TỔNG HỢP.

*Bình Thuận: Cá chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân ở đảo Phú Quý

 

 Từ (9/5) đến nay, tại khu nuôi trồng thủy sản của bà con ngư dân huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận đã xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, ước tổng thiệt hại nhiều tỷ đồng.

*Hà Nội: Dừng hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc: Điều Vinaconex chưa làm 

Ngày 25/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (khi đó là Phó Thủ tướng) đã yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát toàn bộ quá trình thực hiện dự án.

 

Ông Phúc cũng yêu cầu Hà Nội đánh giá, làm rõ những thông tin liên quan đến dự án, phải báo cáo kết quả quả trước ngày 31/3. Thậm chí, theo văn bản trên của Hà Nội thì trong tháng 4, chủ đầu tư là Công ty Viwasupco - đơn vị thành viên của Tổng công ty Vinaconex phải báo cáo đầy đủ các nội dung liên quan đến dự án. Tuy nhiên, cho đến nay chủ đầu tư vẫn chưa đưa ra bất kỳ một thông tin nào liên quan đến dự án.

*Vũng Tàu:Cá chết, 33 hộ dân kiện doanh nghiệp xả thải

 

 Các hộ dân nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và ở xã Long Sơn, TP Vũng Tàu đã cùng đứng đơn chuẩn bị thủ tục để kiện ra tòa 14 doanh nghiệp xả thải làm cá nuôi của họ chết.

*Thanh Hoá:+Tỉnh Thanh Hóa: 'Cá chết trên sông Lạch Bạng do tàu thuyền ra vào'

 

Ngày 10/5, UBND tỉnh Thanh Hóa công bố kết luận ban đầu về nguyên nhân cá lồng chết hàng loạt tại cửa sông Lạch Bạng (huyện Tĩnh Gia). Theo đó, hoạt động của tàu thuyền ra vào cầu cảng là nguyên nhân gây ô nhiễm nước dẫn đến cá chết. Cơ quan chức năng cũng cho rằng việc nuôi cá tại khu vực này là không đúng nơi quy định.

+Kiến nghị dừng hoạt động nhà máy mía đường làm cá chết

 

Chiều 9-5, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đức Quyền - phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa - cho biết tỉnh vừa có công văn báo cáo Thủ tướng về vụ cá chết hàng loạt trên sông Bưởi (huyện Thạch Thành) những ngày qua. 

*Bộ Y tế:100 mẫu hải sản miền Trung an toàn

 

 Ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, trong 9 ngày (từ 28/4 - 6/5), Cục đã phối hợp với Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia xét nghiệm 97 mẫu hải sản tươi sống và 42 mẫu nước, rau tại 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

*Tây Nguyên:Thương lái Trung Quốc ồ ạt mua thảo dược quý với giá bằng mớ rau

 

Thời gian gần đây, trên địa bàn 2 tỉnh Gia lai và Kon Tum, nhiều người dân ồ ạt vào rừng tìm cây dược liệu quý bán cho thương lái với giá rẻ. 

Trong khi đó, chính quyền bất lực nhìn thương lái thu mua nguồn thảo dược. Rừng bị tàn phá. Ghi nhận của PV trên tuyến đường từ huyện Ngọc Hồi đến cửa khẩu bờ Y (Kon Tum, người dân chất đống cây Cu Li với nhiều kích cỡ khác nhau và được thương lái thuê lát mỏng, để phơi khô, sau đó cho vào máy thổi hết lông và đóng bao để chuyển đến cửa khẩu bán sang Trung Quốc

 

 
Với một người nhìn xa, thì những điều đang diễn ra trong nền kinh tế và xã hội Việt Nam những ngày qua là điều đã được dự đoán từ trước. Chẳng hạn như vấn đề ô nhiễm hiện nay ở các vùng biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.

1.

Vấn đề xả thải ở miền Trung: Chúng ta ham lợi ích kinh tế quá

TS Trần Hiếu Nhuệ, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật nước và Công nghệ môi trường, đánh giá “vụ Formosa là nguyên nhân của mọi nguyên nhân”. Lý giải, TS Nhuệ cho rằng: “Đó là vì chúng ta tham về kinh tế quá, nóng vội lợi nhuận kinh tế quá mà giờ mắc bẫy. Hy sinh bao nhiêu tiền giải phóng mặt bằng để đổi lại như thế”. Về giải pháp, TS Nhuệ cho rằng ý thức của chủ đầu tư các dự án có vai trò là rất lớn bởi nếu họ không nhận thức được thì chúng ta không đủ thời gian, nhân lực, phương tiện để kiểm soát được.

Việt Nam đang thực sự đánh đổi môi trường để thu hút đầu tư?

Với một người nhìn xa, thì những điều đang diễn ra trong nền kinh tế và xã hội Việt Nam những ngày qua là điều đã được dự đoán từ trước. Chẳng hạn như vấn đề ô nhiễm hiện nay ở các vùng biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. 

Dù vẫn chưa có kết quả phân tích và kiểm tra cuối cùng về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm, nhưng khi các cơ quan chức năng đã loại trừ nguyên nhân do ảnh hưởng bởi các hiện tượng tự nhiên thì về logic nó chỉ có thể đến từ các hoạt động xả thải của con người. Và khi đó, mọi ánh mắt đều đổ về các khu công nghiệp FDI đang có tần suất tương đối lớn ở dọc theo bờ biển các tỉnh miền Trung.

 

Vụ cá biển chết ở miền Trung: “Mất 60-70 năm chưa chắc đã phục hồi”

 

Các thợ lặn phát hiện hàu, vẹm, hải sâm... chết nhiều dưới đáy biển Quảng Bình, đang trong quá trình phân hủy (Ảnh: Đặng Tài)

Trao đổi với phóng viên Dân trí, PGS.TSKH Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, cho rằng: “Đây không chỉ là thảm họa đối môi trường mà còn là thảm họa đối với sự phát triển của một nền kinh tế. Hệ sinh thái này, mất 60-70 chưa chắc đã phục hồi”.

Xả thải thẳng ra biển, nếu có sai lầm sẽ không dừng được!

“Bây giờ chúng ta mới yêu cầu kết nối nguồn xả thải ra với hệ thống quan trắc môi trường của Hà Tĩnh, còn trước đây họ xả thải ra cái gì chúng ta không biết. Tất cả mọi chuyện chúng ta không hề hay biết thế nào cả. Chắc chắn câu chuyện kiểm tra, giám sát, thanh tra đặt ra trong hệ thống pháp luật khá chu đáo nhưng thực hiện trong thực tế qua vụ việc Formosa đã cho thấy rằng rất rời rạc, gần như không có kết nối giữa trung ương với địa phương, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm không kết nối với nhau”- Ông Võ khẳng định tiếp - “Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh đang thể hiện cái gì đấy hơi thiếu trách nhiệm”.

Từ cá chết miền Trung, nhìn lại 'vụ Vedan' năm nào

 

Hình ảnh xác hàng nghìn con cá chết trôi dạt vào bờ biển của các tỉnh miền Trung thời gian qua khiến dư luận nhớ về vụ án sông Thị Vải (Đồng Nai) năm nào. 8 năm trước, con sông này đục ngầu chất thải, hàn ngàn hecta thủy hải sản bị thiệt hại. Dòng Thị Vải bị “bức tử” như thế nào sau khi Vedan Việt Nam lén lút xả hàng nghìn tấn nước thải chưa qua xử lý? VietNamNet mời quý độc giả trở lại con sông Thị Vải...

2.

THÔNG TIN TỔNG HỢP.

*Bình Thuận: Cá chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân ở đảo Phú Quý

 

 Từ (9/5) đến nay, tại khu nuôi trồng thủy sản của bà con ngư dân huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận đã xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, ước tổng thiệt hại nhiều tỷ đồng.

*Hà Nội: Dừng hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc: Điều Vinaconex chưa làm 

Ngày 25/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (khi đó là Phó Thủ tướng) đã yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát toàn bộ quá trình thực hiện dự án.

 

Ông Phúc cũng yêu cầu Hà Nội đánh giá, làm rõ những thông tin liên quan đến dự án, phải báo cáo kết quả quả trước ngày 31/3. Thậm chí, theo văn bản trên của Hà Nội thì trong tháng 4, chủ đầu tư là Công ty Viwasupco - đơn vị thành viên của Tổng công ty Vinaconex phải báo cáo đầy đủ các nội dung liên quan đến dự án. Tuy nhiên, cho đến nay chủ đầu tư vẫn chưa đưa ra bất kỳ một thông tin nào liên quan đến dự án.

*Vũng Tàu:Cá chết, 33 hộ dân kiện doanh nghiệp xả thải

 

 Các hộ dân nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và ở xã Long Sơn, TP Vũng Tàu đã cùng đứng đơn chuẩn bị thủ tục để kiện ra tòa 14 doanh nghiệp xả thải làm cá nuôi của họ chết.

*Thanh Hoá:+Tỉnh Thanh Hóa: 'Cá chết trên sông Lạch Bạng do tàu thuyền ra vào'

 

Ngày 10/5, UBND tỉnh Thanh Hóa công bố kết luận ban đầu về nguyên nhân cá lồng chết hàng loạt tại cửa sông Lạch Bạng (huyện Tĩnh Gia). Theo đó, hoạt động của tàu thuyền ra vào cầu cảng là nguyên nhân gây ô nhiễm nước dẫn đến cá chết. Cơ quan chức năng cũng cho rằng việc nuôi cá tại khu vực này là không đúng nơi quy định.

+Kiến nghị dừng hoạt động nhà máy mía đường làm cá chết

 

Chiều 9-5, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đức Quyền - phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa - cho biết tỉnh vừa có công văn báo cáo Thủ tướng về vụ cá chết hàng loạt trên sông Bưởi (huyện Thạch Thành) những ngày qua. 

*Bộ Y tế:100 mẫu hải sản miền Trung an toàn

 

 Ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, trong 9 ngày (từ 28/4 - 6/5), Cục đã phối hợp với Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia xét nghiệm 97 mẫu hải sản tươi sống và 42 mẫu nước, rau tại 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

*Tây Nguyên:Thương lái Trung Quốc ồ ạt mua thảo dược quý với giá bằng mớ rau

 

Thời gian gần đây, trên địa bàn 2 tỉnh Gia lai và Kon Tum, nhiều người dân ồ ạt vào rừng tìm cây dược liệu quý bán cho thương lái với giá rẻ. 

Trong khi đó, chính quyền bất lực nhìn thương lái thu mua nguồn thảo dược. Rừng bị tàn phá. Ghi nhận của PV trên tuyến đường từ huyện Ngọc Hồi đến cửa khẩu bờ Y (Kon Tum, người dân chất đống cây Cu Li với nhiều kích cỡ khác nhau và được thương lái thuê lát mỏng, để phơi khô, sau đó cho vào máy thổi hết lông và đóng bao để chuyển đến cửa khẩu bán sang Trung Quốc

 

Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập72
  • Hôm nay17,025
  • Tháng hiện tại331,331
  • Tổng lượt truy cập36,385,886
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây