Có tới hơn 90% các bệnh nhân tử vong vì ung thư là do nguyên nhân di căn này.
Sau khi di căn, ung thư làm giảm sức miễn dịch của bệnh nhân, thải ra độc tố và cạnh tranh dinh dưỡng với các bộ phận khác khiến con người chết dần, chết mòn. Theo thống kê, có tới hơn 90% các bệnh nhân tử vong vì ung thư là do nguyên nhân này.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ mới đây đã phát hiện ra một phương cách có thể "khóa trái" tế bào ung thư, ngăn không cho chúng lây lan khắp cơ thể.
Các chuyên gia đã tiến hành thử nghiệm điều trị trên chuột có tế bào ung thư. Kết quả là những khối u lớn nhưng không lây lan đến phổi, gan hay xương.
Đứng đầu nghiên cứu - giáo sư Kay Macleod thuộc ĐH Chicago cho hay, quá trình này được gọi là autophagy tế bào ung thư.
Autophagy đóng vai trò vệ sinh tế bào khỏe mạnh, phá vỡ thành phần tế bào không cần thiết thành khối năng lượng hay protein để sử dụng, giúp loại bỏ tác nhân gây bệnh và chống lại bệnh ung thư.
Nhưng khi các gene liên quan autophagy bị đánh bật ra khỏi tế bào ung thư, chúng sẽ ngăn cản tế bào di chuyển.
Sau khi các tế bào bám vào một bộ phận nào đó, các protein sẽ tự động tách ra, và bị autophagy phá vỡ. Nhưng nếu quá trình này trục trặc, tế bào ung thư vẫn bám dính tại nơi đó.
Giáo sư MacLeod chia sẻ: "Tôi cho rằng, việc ức chế autophagy sẽ có thể ngăn chặn sự di căn của khối u. Đây sẽ là phương pháp hiệu quả giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh ung thư hoặc chứng di căn ở bệnh nhân".
Nell Barrie thuộc Viện nghiên cứu Ung thư Anh cho biết: "Sẽ không hề dễ khi ta điều trị căn bệnh ung thư, đặc biệt là khi nó đã di căn. Do đó, việc có thể kìm hãm sự lây lan tế bào ung thư ra các bộ phận khác là cực kỳ quan trọng".
Nghiên cứu này vẫn đang ở giai đoạn đầu và cần phải tiếp tục tiến hành thử nghiệm lâm sàng nhiều trước khi đưa vào điều trị ung thư cho người.
Tác giả bài viết: Theo Vyka
Nguồn tin: Nguồn: Independent
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn