Đông y: Giận dữ và ngũ hành

Thứ bảy - 02/05/2015 05:45

Đông y: Giận dữ và ngũ hành

Chúng ta ai mà chẳng có khi giận dữ, phải vậy không? Hẳn nhiên là tôi có thể nổi cơn cáu giận, và tôi chắc hẳn là nhiều bạn cũng có lắm giây phút giận dữ. Thật là đau khi tức giận và nó thường được xem như một thứ cảm xúc cần phải rũ bỏ. Nhưng, Y học Cổ truyền Trung Hoa có một cách nhìn khác về sự giận dữ.
Khác với tây y, đông y dùng ngũ hành để lý giải về giận dữ là khác hẳn

ngu hanh

 

Học thuyết Ngũ Hành trong đông Y cho rằng, mỗi hành trong ngũ hành có một loại cảm xúc đặc biệt liên quan đến nó. Loại cảm xúc của hành Mộc là Giận dữ. Mộc cũng tượng trưng cho mùa Xuân, khiến nó thích hợp để suy tư về hiện tại.

Mộc biểu trưng cho năng lượng của sự tăng trưởng, thay đổi và vượt qua. Đó là một năng lượng rất tích cực cho phép rất nhiều vận động và tiến triển, cả bên trong và bên ngoài. Vào mùa Xuân, chúng ta có thể có thêm năng lượng thúc đẩy các dự án, từ đó mà có được thành ngữ cổ điển “dọn dẹp cửa nhà vào mùa xuân.” Đó là thời điểm tốt trong năm để vượt qua những bế tắc chướng ngại. Chúng ta muốn có được sự vận động thay đổi, vì thế chúng ta có thể dùng đến tất cả năng lượng mạnh mẽ đó. Mùa xuân là thời điểm của hành động, thay đổi và tái sinh.

Mặt khác, khi bị ngăn trở hay ghìm nén, mộc cũng là năng lượng của sự thất vọng, giận dữ và căng thẳng.

Giống như hành Mộc, tức giận có thể khiến chúng ta khăng khăng cứng ngắc và không chịu thay đổi – như cây thà chịu gãy trong gió lớn thay vì xuôi theo chiều.
Vậy thì, chúng ta có thể học được những gì từ hành Mộc? Chìa khóa ở đây là tính linh hoạt. Nếu chúng ta giữ mình quá cứng nhắc, chúng ta sẽ gãy vỡ và sụp đổ. Nếu chúng ta quá phóng túng hay dao động, giống như một cái cây hư rễ, thì sẽ chẳng có được sự phát triển hay tiềm năng thực sự cho sự thay đổi nào. Do vậy, sự cân bằng lành mạnh là duy trì linh hoạt. Bởi vì hành Mộc là biểu trưng cho năng lượng của sự tăng trưởng, nó cũng biểu trưng cho tầm nhìn xa, khả năng lập kế hoạch và đưa ra quyết định, tính thiết yếu cho sự thay đổi sáng tạo. Cố gắng quyết đoán (không giận dữ), linh động (không cứng ngắc), và gắn kết theo sát theo những người và dự án quan trọng trong cuộc sống của mình.

Trong y học Cổ truyền, ngũ hành cũng liên kết với nội tạng trong thân thể. Hành Mộc tương ứng với gan và túi mật. Chức năng gan được xem là kiến trúc sư tài ba cho viễn cảnh tương lai của chúng ta. Gan là trung tâm của việc lên kế hoạch chiến lược. Túi mật được cho là trung tâm năng lực của chúng ta trong việc đưa ra quyết định và phán đoán một cách sáng suốt. Từ các chức năng của gan và túi mật, chúng ta có thể lên kế hoạch và lựa chọn – chúng ta kết hợp những khả năng mới trong tương lai với sự khôn ngoan của quá khứ, và kết quả là, có thể thấy được quá trình phù hợp và rõ ràng để thực hiện.

Tác giả Jennifer Dubowsky, là chuyên gia nghiên cứu được cấp phép với văn phòng tại trung tâm thành phố Chicago, Illinoise, từ 2002. Dubowsky lấy được bằng Cử nhân khoa học về Vận động học cơ thể ở Đại học Illinois tại Chicago, và bằng Thạc sĩ khoa học về Đông y, Đại học Châm cứu Tây Nam tại Boulder, tiểu bang Colorado. Trong khi làm đề tài của mình, cô đã hoàn thành chương trình thực tập tại Bệnh viện Hữu nghị Trung-Nhật tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Dubowsky đã nghiên cứu và viết các bài báo về đông Y và thực hiện nhiều cuộc đàm thoại về chủ đề này. Cô duy trì một blog được nhiều người ưa thích về sức khỏe và đông y tại Blog Châm cứu Chicago. Phiêu lưu trong thế giới Trung Y là cuốn sách đầu tiên của cô. 

Jennifer Dubowsky

Biên dịch: Vĩnh Hải

 

 

Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập190
  • Hôm nay9,503
  • Tháng hiện tại272,665
  • Tổng lượt truy cập35,919,010
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây