Khác biệt trong mua sắm giữa Sài gòn & Hà Nội.

Thứ hai - 20/01/2020 08:55

Khác biệt trong mua sắm giữa Sài gòn & Hà Nội.

Với chị em, mua sắm có lẽ là một trong những thú giải trí thú vị nhất. Hãy cùng xem những khác biệt thú vị trong chuyện mua sắm ở Hà Nội và Sài Gòn nhé!
Thời gian mua sắm

1

Một trong những khác biệt đầu tiên giữa mua sắm ở Hà Nội và Sài Gòn là thời gian. Ngoại trừ các chợ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, người sống ở Hà Nội thường bắt đầu mua sắm muộn, thường khoảng 10 giờ 30 sáng trở đi. Chẳng có quy định nào trong chuyện này, nhưng buổi sáng sớm thường là khoảng thời gian “rỗng” trong việc kinh doanh ở Hà Nội, nhất là với các mặt hàng như trang phục, mỹ phẩm… Người bán hàng có lẽ ngại khách đến buổi sáng mà không chọn được mặt hàng nào sẽ làm xúi quẩy cả ngày kinh doanh, còn người mua hàng có lẽ cũng ngại phải là người “mở hàng”, khó có thể xem hàng rồi bỏ đi mà không mua gì. Nắm bắt được tâm lý này, một số trung tâm thương mại cố tình mở cửa lúc 10 giờ sáng, thay vì 8 giờ sáng như giờ hành chính.

Mua sắm ở Sài Gòn thì trái lại, không kể sáng trưa chiều tối, miễn là bạn thích và có thời gian, lúc nào cũng có thể là thời điểm “vàng” để shopping. Bạn là người mở hàng hay là khách hàng thứ n trong ngày, đến mua lúc cửa hàng vừa mở cửa hay gần giờ ăn trưa cũng chẳng quan trọng, bạn vẫn được người bán hàng chào đón nhiệt tình.

Cách phục vụ

2

Nếu “nhỡ” vào xem hàng lúc cửa hàng chưa bán được món nào, ngắm nghía, xem xét một hồi, hỏi giá và đi ra mà không mua gì ở Hà Nội, bạn sẽ không còn là “thượng đế” nữa. Phương châm “khách hàng là thượng đế” không phải lúc nào cũng chính xác ở Hà Nội. Nhẹ thì một cái lườm, một câu lẩm bẩm không vừa ý, nặng hơn, bạn có thể bị nhân viên cửa hàng nói “mát” hoặc “đốt vía” vì sự hồn nhiên của mình.

Ở Sài Gòn thoải mái hơn. Bạn có thể sà vào quầy bán hàng hỏi giá cả, yêu cầu nhân viên tư vấn sản phẩm, thử một lúc dăm bảy chiếc váy rồi quyết định không mua gì mà chẳng ai dám nặng lời với bạn. Thậm chí, nhân viên vẫn tươi cười, cúi đầu chào khi bạn bước ra cửa hàng với lời dặn dò: “Dạ, cảm ơn anh chị đã xem hàng. Lần sau lại ghé em nha!”

 Giá cả

3

Ở Hà Nội, một số ít cửa hàng niêm yết giá sản phẩm và bán đúng giá, còn nhiều chợ và cửa hàng vẫn giữ thói quen nói thách (nói giá sản phẩm cao hơn giá bán). Khách mua hàng phải tự định mức giá mình cho là hợp lý và mặc cả với cửa hàng. Mặc cả khéo, mua được sản phẩm tốt với giá “hời” là một trong những niềm vui và sự tự hào của chị em khi mua sắm ở Hà Nội.

Người bán hàng ở Sài Gòn dường như ít khi nói thách mà nói giá khá sát, vì thế, gần như không có chuyện mặc cả khi bạn đi mua sắm tại đây. Dầu vậy, nhân viên cửa hàng có thể bớt cho bạn một chút đỉnh so với giá bán nếu bạn mua nhiều sản phẩm.

Quán café 

4

Phong cách phục vụ chuyên nghiệp có lẽ là điều rất nhiều người ấn tượng khi đến Sài Gòn. Nếu bạn vào một quán café và gọi đồ uống, nhân viên thường bê ra một khay to, trên đó có đồ uống của bạn, một ly đá to đùng bên ngoài kèm thêm rất nhiều trà đá. Ở một số quán, nhân viên còn chăm sóc khách đến mức, chỉ cần đá trong ly trà đá của bạn bị tan, họ sẽ thay cho bạn ly mới. Thậm chí, ngay cả bạn đi cùng nhóm bạn và gọi nước ít hơn số lượng người, nhân viên vẫn nhiệt tình với bạn như với các khách khác.

Ở Hà Nội, nhân viên phục vụ quán café có vẻ “thật thà” hơn và thường chỉ đem ra đồ uống mà bạn gọi, không phải lúc nào cũng kèm theo nước lọc hay trà đá. Bạn thường phải yêu cầu nếu muốn có phục vụ kèm theo này. Ngay cả ở những quán chú ý đến phần nước lọc, trà đá cho khách, họ thường chỉ phục vụ lần đầu. Đi uống café cùng bạn bè ở Hà Nội, bạn cũng khó có “can đảm” không uống gì, vì có thể vấp phải sự khó chịu của nhân viên phục vụ.

Nhà sách

5

Đi “coi cọp” sách là thú vui của nhiều người Sài Gòn, nhất là trẻ nhỏ và sinh viên. Cảnh thường thấy ở các nhà sách tại Sài Gòn là các quầy sách có đông người đứng đọc tại chỗ, trẻ con thậm chí còn ngồi bệt xuống đất say sưa đọc các quyển truyện yêu thích mà chẳng bị nhắc nhở gì. Nhiều nhà sách thậm chí còn bố trí khu vực riêng, có ghế ngồi cho trẻ em thỏa sức khám phá thế giới sách. Đi nhà sách, vì thế là một trong những thú giải trí, niềm vui của trẻ nhỏ Sài Gòn, nhất là trong những ngày hè.

Ở Hà Nội, cảnh tượng trên rất hiếm thấy. Ít nhà sách ở Hà Nội có không gian rộng để người đọc có thể nhẩn nha đọc sách trước khi mua. Nếu trẻ con Hà Nội muốn đọc sách miễn phí, chúng có thể vào thư viện, thay vì các nhà sách.

Nơi mua sắm

6

Nếu có nơi nào thể hiện rõ nhất phong cách mua sắm ở Hà Nội, có lẽ đó chính là các chợ cóc ven đường. Chợ có thể mọc lên ở các ngõ ngách, ở ven đường, trong các khu dân sinh quanh Hà Nội, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Người Hà Nội đi chợ cũng theo một cách rất độc đáo và tranh thủ, đôi khi họ ngồi ngay trên yên xe máy để xem và mua hàng.

Chợ ở Sài Gòn cũng không thiếu, nhưng ở thành phố này, siêu thị có vẻ thông dụng hơn với người dân. Các siêu thị vì thế cũng có giá cả rất hợp ly, thường xuyên có chương trình khuyến mại, giảm giá để thu hút khách hàng. Nhiều người Sài Gòn bận rộn đi siêu thị để mua thực phẩm cho cả tuần, chủ yếu là hàng đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn hoặc tẩm ướp sẵn cho tiện nấu nướng.

Định lượng thực phẩm ở chợ

7

Một điểm thú vị khác là ở chợ Hà Nội, nhiều thực phẩm vẫn được định lượng theo kiểu “quê”, nhất là các loại rau thông dụng như rau muống, cải, rau gia vị… thường được bó thành các mớ, ước lượng theo khẩu phần ăn phù hợp gia đình. Thực phẩm bán ở chợ Sài Gòn thì được cân theo kg, dù là rau củ hay thịt cá.

Chợ đêm 

8

Chợ đêm cũng là một nét mua sắm thú vị mà cả hai thành phố đều có. Ở Hà Nội, chợ đêm nổi tiếng nhất là chợ đêm Đồng Xuân ở phố cổ. Do chỉ mở cửa từ 18.00 – 23.00 vào những ngày cuối tuần (thứ sáu – chủ nhật), lượng người đến chợ đêm mua sắm, tham quan thường rất đông. Chợ đêm nổi tiếng nhất Sài Gòn là chợ đêm Bến Thành (trước đây còn có chợ đêm Kỳ Hòa) luôn nhộn nhịp, đông người đến mua sắm, tham quan, nhưng không đến mức quá tải, bởi chợ đêm này hoạt động tất cả các ngày trong tuần.

Subject: Fwd: Khác biệt trong mua sắm giữa Sài gòn & Hà Nội.
 

Khác biệt trong mua sắm giữa Sài gòn & Hà Nội.

Với chị em, mua sắm có lẽ là một trong những thú giải trí thú vị nhất. Hãy cùng xem những khác biệt thú vị trong chuyện mua sắm ở Hà Nội và Sài Gòn nhé!

Thời gian mua sắm

1

Một trong những khác biệt đầu tiên giữa mua sắm ở Hà Nội và Sài Gòn là thời gian. Ngoại trừ các chợ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, người sống ở Hà Nội thường bắt đầu mua sắm muộn, thường khoảng 10 giờ 30 sáng trở đi. Chẳng có quy định nào trong chuyện này, nhưng buổi sáng sớm thường là khoảng thời gian “rỗng” trong việc kinh doanh ở Hà Nội, nhất là với các mặt hàng như trang phục, mỹ phẩm… Người bán hàng có lẽ ngại khách đến buổi sáng mà không chọn được mặt hàng nào sẽ làm xúi quẩy cả ngày kinh doanh, còn người mua hàng có lẽ cũng ngại phải là người “mở hàng”, khó có thể xem hàng rồi bỏ đi mà không mua gì. Nắm bắt được tâm lý này, một số trung tâm thương mại cố tình mở cửa lúc 10 giờ sáng, thay vì 8 giờ sáng như giờ hành chính.

Mua sắm ở Sài Gòn thì trái lại, không kể sáng trưa chiều tối, miễn là bạn thích và có thời gian, lúc nào cũng có thể là thời điểm “vàng” để shopping. Bạn là người mở hàng hay là khách hàng thứ n trong ngày, đến mua lúc cửa hàng vừa mở cửa hay gần giờ ăn trưa cũng chẳng quan trọng, bạn vẫn được người bán hàng chào đón nhiệt tình.

Cách phục vụ

2

Nếu “nhỡ” vào xem hàng lúc cửa hàng chưa bán được món nào, ngắm nghía, xem xét một hồi, hỏi giá và đi ra mà không mua gì ở Hà Nội, bạn sẽ không còn là “thượng đế” nữa. Phương châm “khách hàng là thượng đế” không phải lúc nào cũng chính xác ở Hà Nội. Nhẹ thì một cái lườm, một câu lẩm bẩm không vừa ý, nặng hơn, bạn có thể bị nhân viên cửa hàng nói “mát” hoặc “đốt vía” vì sự hồn nhiên của mình.

Ở Sài Gòn thoải mái hơn. Bạn có thể sà vào quầy bán hàng hỏi giá cả, yêu cầu nhân viên tư vấn sản phẩm, thử một lúc dăm bảy chiếc váy rồi quyết định không mua gì mà chẳng ai dám nặng lời với bạn. Thậm chí, nhân viên vẫn tươi cười, cúi đầu chào khi bạn bước ra cửa hàng với lời dặn dò: “Dạ, cảm ơn anh chị đã xem hàng. Lần sau lại ghé em nha!”

 Giá cả

3

Ở Hà Nội, một số ít cửa hàng niêm yết giá sản phẩm và bán đúng giá, còn nhiều chợ và cửa hàng vẫn giữ thói quen nói thách (nói giá sản phẩm cao hơn giá bán). Khách mua hàng phải tự định mức giá mình cho là hợp lý và mặc cả với cửa hàng. Mặc cả khéo, mua được sản phẩm tốt với giá “hời” là một trong những niềm vui và sự tự hào của chị em khi mua sắm ở Hà Nội.

Người bán hàng ở Sài Gòn dường như ít khi nói thách mà nói giá khá sát, vì thế, gần như không có chuyện mặc cả khi bạn đi mua sắm tại đây. Dầu vậy, nhân viên cửa hàng có thể bớt cho bạn một chút đỉnh so với giá bán nếu bạn mua nhiều sản phẩm.

Quán café 

4

Phong cách phục vụ chuyên nghiệp có lẽ là điều rất nhiều người ấn tượng khi đến Sài Gòn. Nếu bạn vào một quán café và gọi đồ uống, nhân viên thường bê ra một khay to, trên đó có đồ uống của bạn, một ly đá to đùng bên ngoài kèm thêm rất nhiều trà đá. Ở một số quán, nhân viên còn chăm sóc khách đến mức, chỉ cần đá trong ly trà đá của bạn bị tan, họ sẽ thay cho bạn ly mới. Thậm chí, ngay cả bạn đi cùng nhóm bạn và gọi nước ít hơn số lượng người, nhân viên vẫn nhiệt tình với bạn như với các khách khác.

Ở Hà Nội, nhân viên phục vụ quán café có vẻ “thật thà” hơn và thường chỉ đem ra đồ uống mà bạn gọi, không phải lúc nào cũng kèm theo nước lọc hay trà đá. Bạn thường phải yêu cầu nếu muốn có phục vụ kèm theo này. Ngay cả ở những quán chú ý đến phần nước lọc, trà đá cho khách, họ thường chỉ phục vụ lần đầu. Đi uống café cùng bạn bè ở Hà Nội, bạn cũng khó có “can đảm” không uống gì, vì có thể vấp phải sự khó chịu của nhân viên phục vụ.

Nhà sách

5

Đi “coi cọp” sách là thú vui của nhiều người Sài Gòn, nhất là trẻ nhỏ và sinh viên. Cảnh thường thấy ở các nhà sách tại Sài Gòn là các quầy sách có đông người đứng đọc tại chỗ, trẻ con thậm chí còn ngồi bệt xuống đất say sưa đọc các quyển truyện yêu thích mà chẳng bị nhắc nhở gì. Nhiều nhà sách thậm chí còn bố trí khu vực riêng, có ghế ngồi cho trẻ em thỏa sức khám phá thế giới sách. Đi nhà sách, vì thế là một trong những thú giải trí, niềm vui của trẻ nhỏ Sài Gòn, nhất là trong những ngày hè.

Ở Hà Nội, cảnh tượng trên rất hiếm thấy. Ít nhà sách ở Hà Nội có không gian rộng để người đọc có thể nhẩn nha đọc sách trước khi mua. Nếu trẻ con Hà Nội muốn đọc sách miễn phí, chúng có thể vào thư viện, thay vì các nhà sách.

Nơi mua sắm

6

Nếu có nơi nào thể hiện rõ nhất phong cách mua sắm ở Hà Nội, có lẽ đó chính là các chợ cóc ven đường. Chợ có thể mọc lên ở các ngõ ngách, ở ven đường, trong các khu dân sinh quanh Hà Nội, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Người Hà Nội đi chợ cũng theo một cách rất độc đáo và tranh thủ, đôi khi họ ngồi ngay trên yên xe máy để xem và mua hàng.

Chợ ở Sài Gòn cũng không thiếu, nhưng ở thành phố này, siêu thị có vẻ thông dụng hơn với người dân. Các siêu thị vì thế cũng có giá cả rất hợp ly, thường xuyên có chương trình khuyến mại, giảm giá để thu hút khách hàng. Nhiều người Sài Gòn bận rộn đi siêu thị để mua thực phẩm cho cả tuần, chủ yếu là hàng đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn hoặc tẩm ướp sẵn cho tiện nấu nướng.

Định lượng thực phẩm ở chợ

7

Một điểm thú vị khác là ở chợ Hà Nội, nhiều thực phẩm vẫn được định lượng theo kiểu “quê”, nhất là các loại rau thông dụng như rau muống, cải, rau gia vị… thường được bó thành các mớ, ước lượng theo khẩu phần ăn phù hợp gia đình. Thực phẩm bán ở chợ Sài Gòn thì được cân theo kg, dù là rau củ hay thịt cá.

Chợ đêm 

8

Chợ đêm cũng là một nét mua sắm thú vị mà cả hai thành phố đều có. Ở Hà Nội, chợ đêm nổi tiếng nhất là chợ đêm Đồng Xuân ở phố cổ. Do chỉ mở cửa từ 18.00 – 23.00 vào những ngày cuối tuần (thứ sáu – chủ nhật), lượng người đến chợ đêm mua sắm, tham quan thường rất đông. Chợ đêm nổi tiếng nhất Sài Gòn là chợ đêm Bến Thành (trước đây còn có chợ đêm Kỳ Hòa) luôn nhộn nhịp, đông người đến mua sắm, tham quan, nhưng không đến mức quá tải, bởi chợ đêm này hoạt động tất cả các ngày trong tuần.


Tác giả bài viết: Nguyen van Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập81
  • Hôm nay7,131
  • Tháng hiện tại134,337
  • Tổng lượt truy cập34,767,056
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây