Nhưng tôi nhấn mạnh rằng ‘lãnh đạo chính trực’ là dựa trên các cách thức 5 CHÍNH ( chính thống / chính danh / chính tắc / chính chuẩn / chính quy ). Và yếu tố nghệ thuật là có nhưng cần là : ( phát triển con người, chân thiện mĩ, vì đại cục nhưng không thủ tiêu tính nhân văn ). Người lãnh đạo tuyệt vời không chỉ tạo ra sự thống nhất, kỷ cương, sức mạnh của tổ chức mục tiêu, mà còn ‘nhân bản’ phương pháp, triết lý lãnh đạo của mình ra xã hội, nhiều tổ chức khác có thể học hỏi, nhiều thế hệ tâm đắc và coi như giá trị kim chỉ Nam trong ‘quốc kế dân sinh’
Ngoài những bài viết khác nhau của nhiều tác giả ( trong đó cũng có một số bài tôi viết theo hướng thiết định và đề cao ‘lãnh đạo chính trực’ ) thì ở bài này qua khảo sát nhiều tổ chức khác ( từ quy mô nhỏ đến lớn, kinh qua hoạt động nghiên cứu và tư vấn ) tôi liệt kê 10 ‘tiểu xảo’ lãnh đạo như từng có. Khá nhiều ‘thực tế phũ phàng’ khiến không ít người lãnh đạo ‘gặp thời thế, thế thời phải thế’ mà áp dụng những ‘tiểu xảo’ này…và phải nói khá được việc cho họ. Nhưng hậu quả luôn là xấu, và tạo nên những tập tính không tốt của cả tổ chức lẫn các cá nhân trong nó. Điều xấu, tính xấu rất dễ lây lan, lâu dần và thâm nhập vào số lớn người thì rất khó bỏ cho được, rồi vô hiệu những điều tốt ( chương trình cải cách ) cần thiết sau đó. Hơn nữa gây ra những ‘di căn’ về văn hóa tổ chức. Tôi liệt kê và nghĩ rằng ai đọc, có thể tự chiêm nghiệm trong tổ chức mình, rộng ra xã hội, thậm chí ở tầm cấp Chính phủ cũng có ( nhiều hay ít ), từ đó hiểu tại sao : xã hội lại trở nên rắc rối, phức tạp đến thế ?!
Người ‘lãnh đạo chính trực’ luôn phải tạo nên xu thế tiến bộ, góp phần quan trọng hình thành phương thức quản trị với 5 phương châm : luận thuyết tốt / mục tiêu tốt / biện pháp tốt / quá trình tốt / chuyển giao tốt.
10 ‘tiểu xảo’ lãnh đạo dưới đây, có thể chỉ đem lại lợi ích cho chính người đứng đầu tổ chức cùng một số ít lợi ích vị kỷ của nhóm họ, nhưng các nhóm, bộ phận còn lại sẽ phân thân, kiệt sức, hỗn độn… Nên nhớ : Các giá trị của người lãnh đạo cần chuyển hóa vào quá trình hoạt động của tổ chức, nhưng Mục đích ( dù chính đáng ) của người lãnh đạo không thể quan trọng hơn Mục tiêu ( cần chính danh ) của tổ chức / Khi người lãnh đạo ‘cao hơn’ tổ chức để mặc sức sử dụng nó cho mục đích của riêng mình ( hoặc nhóm mình ) thì tất cả đã bị bé đi và bị hy sinh !
Qua khảo sát, tôi còn thấy : những kẻ tầm thường nhất ( thậm chí thiếu học ), vì căn cớ gì đó được làm người đứng đầu tổ chức, lại rất dễ ‘bắt được’ thích thú mà hay ‘lạm dùng’ các ‘tiểu xảo’ lãnh đạo kể trên. Sau rồi họ làm tổ chức dần tha hóa suy đổi, và chính họ mắc tóc, rất khó thay đổi hay hơn cho được. Vì thế : Lãnh đạo phải thay đổi tổ chức tốt hơn, nếu không thay đổi được thì tổ chức phải thay đổi lãnh đạo mới ! Cho nên nếu lãnh đạo là rất quan trọng, thì điều cực quan trọng là tổ chức phải có năng lực lựa chọn được lãnh đạo ( cũng với 5 chữ CHÍNH tôi viết ở trên – về phương diện thực hành quyền lực tổ chức / xã hội ) : để có lãnh đạo tốt thì tổ chức / xã hội phải biết thực hành quyền lực như thế của chính mình – không phụ thuộc vào bất cứ cá nhân nào – trong mọi hoàn cảnh ) !
Tác giả bài viết: Nguyễn Tất Thịnh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn