Nguồn gốc của Mayday.
Mayday cũng giống như tín hiệu khẩn cấp SOS, nhưng khác với đối tượng sử dụng. Maday được áp dụng riêng với đối tượng phi công, thuyền trưởng khi gặp trường hợp khẩn cấp sẽ phát tín hiệu với tổng đài qua vô tuyến. Còn SOS dùng cho tàu thuyền gặp nạn trên biển cần giúp đỡ và cũng được sử dụng ở nhiều trường hợp khác.
Từ Maday xuất phát từ một sĩ quan vô tuyến cao cấp tại Anh đảm nhận nhiệm vụ tìm ra một từ dễ hiểu nhất để tất cả phi công và nhân viên mặt đất sử dụng trong tình huống khẩn cấp vào năm 1923. Lúc đó từ Help đã được nghĩ tới để sử dụng, nhưng nó lại quá phổ biến và dùng cho mọi trường hợp.
Chính vì vậy sĩ quan đó đã dùng từ khác đó là Mayday, đọc chệch đi của thuật ngữ tiếng Pháp venez m'aider có nghĩa là “help me”(Cứu tôi với!). Và năm 1927, Hiệp ước Điện báo vô tuyến quốc tế Washington đã chọn “Mayday” là tín hiệu chính thức trong các cuộc gọi báo tình huống cực kỳ khẩn cấp với mức độ nguy hiểm cao nhất. Ngoài từ Mayday thì từ “pan-pan” được sử dụng thay thế khi cần hỗ trợ, nhưng không ở mức độ khẩn thiết như tín hiệu Mayday.
Tín hiệu này luôn được nói ba lần liên tiếp "Mayday Mayday Mayday" để tránh nhầm lẫn với một số câu có âm thanh tương tự trong điều kiện ồn ào. Thông báo đầy đủ của Mayday khi sử dụng đó là Mayday-Mayday- Mayday, tên (hoặc mã hiệu) của chiếc tàu (máy bay) được nói ba lần, Mayday và tên hoặc mã hiệu lần nữa, vị trí, tính huống khẩn cấp, cần sự giúp đỡ như nào và số người trên tàu hay máy bay.
Ví dụ MAYDAY, MAYDAY, MAYDAY, đây là HỒNG HÀ, HỒNG HÀ, HỒNG HÀ. MAYDAY, HỒNG HÀ. Vị trí 54 25 bắc, 016 33 tây. Tàu của tôi đang bị cháy và chìm xuống. Tôi yêu cầu được giúp đỡ ngay. Bốn người đang trên tàu và đang dùng một xuồng cứu hộ. HẾT.
Nguồn : https://quantrimang.com/
Tác giả bài viết: Van Thanh Nguyen
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn