Từ nền tảng này, các chuyên gia thuộc ĐH Munich (Đức) đã tiến hành nghiên cứu, phân tích và đưa ra kết luận về khả năng nhận biết "máy chủ" ưa thích của nấm, từ đó cung cấp thông tin về cơ chế phân tử của hiện tượng này. Qua đó, hiểu hơn về cơ chế khiến kiến biến thành zombie.
Hình ảnh một chú kiến zombie.
Nghiên cứu này tập trung vào loài nấm thuộc chi Ophiocordyceps. Loại nấm này sẽ tiết ra loại hóa chất đặc biệt tác động trực tiếp lên cơ quan thần kinh của vật chủ nhằm điều khiển hành vi, cụ thể ở đây là biến kiến thành nô lệ lang thang khắp nơi, cắn lá ngấu nghiến bất cứ khi nào nấm ra lệnh.
Sau khi nhiễm bệnh, một số con còn có hành động lạ như lao đi rồi rơi từ ngọn cây xuống gần mặt đất. Cả hai hành vi này đều là cơ chế nhằm giúp bào tử nấm phát tán rộng càng xa càng tốt.
Quá trình kiến "hóa" zombie: nấm lan dần trên khắp cơ thể vật chủ. Các chuyên gia đã tiến hành thử nghiệm trong điều kiện phòng thí nghiệm và phân tích việc sử dụng tế bào metabolomics của nấm với loài kiến Bắc Mỹ. Loại nấm được sử dụng trong nghiên cứu này có tên tạm gọi là Ophiocordyceps unilateralis sensu Lato.
Trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện "kẻ giết người" này buộc vật chủ phải thực hiện hành vi không mục đích. Tác giả chính của nghiên cứu - C-harissa de Bekker cho biết: "Bộ não của các loài chính là mục tiêu mà nấm hướng đến. Đây cũng là chìa khóa để loài nấm có thể chỉ huy, thao túng vật chủ".
Tiếp đến, các chuyên gia loại bỏ não kiến và giữ các bộ phận cơ thể sống trong môi trường đặc biệt. Nấm sẽ được phát triển trên phần bộ phận khác của cơ thể.
Đồng tác giả nghiên cứu David Hughes nói rằng, "Đây là điều cần thiết để chúng ta có thể nghiên cứu xem sự phức tạp trong việc phát tán và lây nhiễm nấm trên cơ thể vật chủ. Ngoài cách thẩm thấu hóa chất lên não, chúng còn tiết ra hợp chất phân tử khác".
C-harissa de Bekker nói thêm: "Không phải chỉ có hợp chất duy nhất được sản xuất để kiểm soát hành vi của kiến như chúng ta quan sát. Thay vào đó là một hỗn hợp các hóa chất khác nhau mà chúng tôi giả định là có sức mạnh hành động tổng hợp. Một vài trong số đó là neuromodulators, axit guanobutyric (GBA) và sphingosine".
Hughes lưu ý, "Đây được coi là một trong những ví dụ phức tạp nhất của ký sinh trùng kiểm soát hành vi động vật bởi nó là một loại vi khuẩn kiểm soát con vật mà không phải là não điều khiển não.
Bằng cách sử dụng tế bào metabolomics và thực hiện tiến hành trong phòng thí nghiệm, chúng ta đã có thể bắt đầu hiểu hơn về cách thức mà nấm đã khéo léo sử dụng nhằm chi phối toàn bộ não bộ của kiến, biến chúng thành "thây ma" đích thực".