Những thảo dược phụ trợ không nên dùng Các sản phẩm này tưởng chừng vô hại, mà trái lại còn bổ dưỡng hoặc trị được bệnh này bệnh khác, theo như quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông khắp nơi có người Việt sinh sống. Thực ra, chúng

Thứ tư - 26/04/2017 09:43

Những thảo dược phụ trợ không nên dùng     Các sản phẩm này tưởng chừng vô hại, mà trái lại còn bổ dưỡng hoặc trị được bệnh này bệnh khác, theo như quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông khắp nơi có người Việt sinh sống. Thực ra, chúng

Các sản phẩm này tưởng chừng vô hại, mà trái lại còn bổ dưỡng hoặc trị được bệnh này bệnh khác, theo như quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông khắp nơi có người Việt sinh sống
. Thực ra, chúng ta dùng những thứ cây cỏ này thường xuyên, mỗi khi nấu nướng. Nhưng có một số không an toàn, nhất là khi bạn có một số bệnh tật nào đó hay đang uống thuốc trị bệnh. Vậy trước khi dùng các thảo dược bạn nên tham khảo với bác sĩ, kẻo tiền mất, tật vẫn mang, mà còn mang thêm tật khác nữa. Sau đây là 15 phụ dược không an toàn do WebMD liệt kê với lời khuyến cáo.
St. John’s Wort
 
Thường dùng trị chứng trầm cảm, lo âu, mất ngủ, nhưng có thể gây ra phản ứng phụ: nhức đầu, buồn nôn, xây xẩm, miệng khô, dễ làm da cháy nắng. Có thể tác dụng với một số thuốc – từ thuốc trị tim đến chống suy nhược, thuốc ngừa thai – cũng như làm cho hóa trị kém hiệu quả.
st_johns_wort_flower
Kava
Được coi là giúp trị âu lo, mất ngủ. Nhưng có thể gây hại cho gan, như làm viêm gan (hepatitis). Đừng dùng nếu có bệnh gan hay thận. Dùng sẽ nguy hiểm nếu bạn uống rượu hoặc uống thuốc nào gây buồn ngủ.
kava_root
Bạch quả (Ginkgo)
Thường dùng để tăng trí nhớ, hoặc giúp máu lưu thông, giúp trí não, trị say độ cao… Nhưng có thể làm loãng máu, gây chảy máu. Rất nguy hiểm nếu đang dùng thuốc làm loãng máu.
ginko_plant_leaves
Kim sa (Arnica)
Có người chà loại dầu cây này lên da để giúp bớt đau do sưng tấy, nhức nhối, do những vết thâm tím, hoặc giúp trị táo bón. Nhưng có thể làm tăng huyết áp, gây nhịp tim đập mau và khó thở. Có thể còn hại gan, gây hôn mê (coma) hoặc tử vong.
arnica_globules
Gừng (Ginger)
Thường dùng để trị nôn mửa do giải phẫu, hóa trị hoặc say sóng say xe. Đôi khi còn dùng trị tê thấp (arthritis) hoặc đau khớp. Nhưng có thể làm cho máu đóng cục, nhịp tim đập không đều, huyết áp và mức đường trong máu cao. Không nên dùng nhiều nếu có sạn túi mật hoặc đang uống thuốc cho loãng máu.
ginger_root_and_orange_tea
Goldenseal
Dùng để trị táo bón, cảm lạnh, nhiễm trùng mắt và ngay cả ung thư; rất thịnh hành từ lâu nơi người Mỹ bản địa (da đỏ). Nhưng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim, làm tăng huyết áp. Không nên dùng nếu có bệnh tim.
goldenseal_capsules
Lô hội (Aloe)
Chà lên vết bỏng hoặc bị thương có thể giúp dễ chịu và mau lành. Một số người ăn hoặc xay thành nước uống. Có thể gây cho tim đập không đều, hoặc hạ lượng đường trong máu nếu mắc bệnh tiểu đường.
aloe_vera_plant_extract
Ma hoàng (Ephedra)
 
Thứ dược thảo này đã được dùng cả ngàn năm nay tại Trung quốc và Ấn Độ để trị ho, nhức đầu và các triệu chứng bị cảm lạnh. Gần đây hơn, nó được dùng để giúp giảm cân và tăng năng lượng. Nhưng các cuộc nghiên cứu cho thấy nó có thể gây bệnh tim và đột quỵ, làm tăng nhịp tim và huyết áp. Các bác sĩ cũng cảnh báo về phản ứng có thể gây chết người của nó với nhiều thuốc trị bệnh tim. FDA đã cấm dùng làm trợ dược, nhưng vẫn còn thấy nơi một số trà.
ephedra_plant
Black Cohosh
Trợ thảo này thường dùng trị các triệu chứng thời mãn kinh như nóng bừng (hot flashes) và ra mồ hôi ban đêm, nhưng nó có thể làm hạ huyết áp, nhất là khi dùng với số lượng nhiều. Người mắc bệnh gan cũng nên dùng giới hạn vì có thể gây viêm sưng hoặc suy gan.
black_cohosh
Tỏi
Một số người cho là tỏi giúp hạ huyết áp và trị các triệu chứng bệnh cảm lạnh. Nghiên cứu cho thấy tỏi có thể hạ huyết áp ít nhiều. Tỏi an toàn cho đa số người sử dụng nhưng nó lại có thể làm loãng máu, do đó làm tăng nguy cơ chảy máu không ngưng nếu bạn đang dùng các thứ thuốc làm loãng máu vì bệnh tim.
garlic_capsules
Rễ cam thảo đen (Licorice root)
Một số người sử dụng để trị ho, loét bao tử (stomach ulcer), viêm cuống phổi (bronchitis), nhiễm trùng và sưng cổ họng. Nhưng nó có thể làm huyết áp tăng, gây nhịp tim đập không đều, do đó đừng nên dùng nếu bị bệnh tim. Nó còn tạo vấn đề cho những người mắc bệnh về thận.
licorice_root
Cây lá han, hoặc tầm ma có gai (Stinging nettle)
Được coi là trợ dược giúp các bệnh dị ứng, viêm khớp, thận và sỏi trong bàng quang (bladder stones) hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Một số người còn dùng thoa trên da đầu để trị gầu. Nhưng lá cây này có thể làm cho cơ thể giữ nước, do đó không nên dùng nếu có bệnh tim, bệnh thận hoặc đang dùng thuốc lợi tiểu (diuretics).
stinging_nettle_tea
Feverfew
Phụ dược này thường được sử dụng để ngừa chứng nhức nửa đầu (migraines) hoặc trị viêm khớp hay dị ứng. Nhưng nó vừa có potassium lẫn lưu huỳnh (phosphorous), do đó người mắc bệnh thận nên cẩn thận với hai khoáng chất này. Nó lại còn có thể gây cho máu đóng cục, nên những người có bệnh tim hoặc rối loạn về máu không nên dùng.
feverfew_flower
Sâm
Có người sử dụng sâm với hy vọng làm chậm tiến trình lão hóa. Một số người khác dùng để trị tiểu đường, để tăng cường sự miễn nhiễm hoặc trợ giúp về sinh lý. Tuy nhiên, sâm có thể dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu xuống thấp, nên có thể gây vấn đề cho người bị bệnh tiểu đường. Cũng không nên dùng nếu huyết áp cao hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu.
variety_of_ginseng

Tác giả bài viết: Tru Vu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập1,004
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm1,002
  • Hôm nay13,784
  • Tháng hiện tại283,681
  • Tổng lượt truy cập36,338,236
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây