Tại sao nói: Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm?

Thứ ba - 05/09/2017 09:58

Tại sao nói: Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm?

Gừng gọt vỏ (vì vỏ gừng có tính hàn), mỗi ngày cắt 4-5 miếng. Mỗi sáng sớm, đem tấm gừng đặt trong miệng từ từ ngậm, nhấm trong khoảng 10 – 30 phút. Sau đó cắn nát miếng gừng, để cho mùi gừng, từ trong miệng tỏa ra, trong khuếch tán đến dạ dày và ngoài khuếch tán qua lỗ mũi.
Có câu nói rằng, “buổi sáng ăn gừng, hơn uống nước sâm, buổi tối ăn gừng, chẳng khác nào ăn thạch tín”. Mặc dù câu chữ hơi khoa trương phóng đại một chút, nhưng không phải là không có lý.
 
Bởi vì gừng có tính nóng, ăn buổi sáng giúp hỗ trợ tiêu hóa, trái lại ăn ban đêm sẽ ảnh hưởng giấc ngủ, tổn hại đường tiêu hóa. Thật ra cổ nhân từ xưa đã sớm biết ngậm gừng mỗi buổi sáng sớm, nhờ vậy thụ ích được 7 điều sau.
 
1. Hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa âm dương
 
 
 
Nói về khí của trời đất, ban ngày mặt trời mọc, dương khí thịnh, âm khí suy, ban đêm mặt trời lặn, âm khí thịnh, dương khí suy. Cơ thể người chúng ta cũng vận hành theo quy luật tương tự.
 
Theo Đông y, gừng có tính nóng, vào buổi sáng khí trong dạ dày nhiều lên, ăn một chút gừng sẽ giúp kiện tỳ ôn vị, khích lệ dương khí bốc lên.
 
Trái lại vào ban đêm, dương khí thu lại, âm khí thịnh, nhờ vậy cơ thể và trí não dịu lại, thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ. Lúc này ăn gừng là trái với quy luật sinh lý, sẽ tổn thương âm khí, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
 
2. Không bị cảm lạnh
 
Gừng – khắc tinh của cảm lạnh
Từ xưa gừng đã được dùng làm vị thuốc chữa cảm lạnh, ngày nay các loại thuốc ngậm chữa cảm cúm cũng được cho thêm vị cay của gừng đẻ giảm ho, làm ấm cơ thể. Mỗi khi bị cảm lạnh, uống một chén nước gừng có hiệu quả rất nhanh. Bởi vậy người thường xuyên ăn gừng buổi sáng sẽ khó bị cảm lạnh.
 
3. Giảm đau
 
 
 
Nghiên cứu cho thấy gừng rất có hiệu quả trong giảm đau cơ bắp ở những người vận động nhiều. Tuy nhiên gừng không có tác dụng giảm đau ngay lập tức, mà đòi hỏi phải dùng gừng thường xuyên, liên tục.
 
4. Phòng sỏi mật
 
Gừng giúp tăng cường tuần hoàn máu, kích thích dạ dày bài tiết dịch vị, tăng nhu động ruột, thúc đẩy tiêu hóa.
 
Ngoài ra gừng còn chứa chất gingerol, giúp giảm sự hình thành sỏi mật.
 
5. Phòng chống bệnh tim mạch
 
 
 
Các thử nghiệm trên người và động vật đã chứng minh gừng có khả năng giảm mỡ máu không kém thuốc statin, nhờ đó có hiệu quả phòng chống bệnh tim mạch.
 
6. Chống nhiễm khuẩn
 
Các hoạt chất sinh học trong gừng có khả năng giảm nhiễm khuẩn. Chiết xuất của gừng chống các vi khuẩn đường miệng gây viêm lợi, viêm nha chu rất hiệu quả.
 
Ngoài ra gừng cũng có khả năng tiêu diệt RSV – nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường hô hấp.
 
7. Chống lão hóa
 
“Sáng sớm ăn 3 miếng gừng, hơn uống nước sâm”. Thành phần cay nồng của gừng là gingerol sau khi qua tiêu hóa hấp thu vào cơ thể, có tác dụng chống lão hóa, phòng ngừa sự hình thành các chấm đồi mồi, do vậy dùng gừng có thể bảo vệ sức khỏe, tăng cường tuổi thọ.
 
Cách ngậm gừng buổi sáng sớm
 
 
 
Gừng gọt vỏ (vì vỏ gừng có tính hàn), mỗi ngày cắt 4-5 miếng. Mỗi sáng sớm, đem tấm gừng đặt trong miệng từ từ ngậm, nhấm trong khoảng 10 – 30 phút. Sau đó cắn nát miếng gừng, để cho mùi gừng, từ trong miệng tỏa ra, trong khuếch tán đến dạ dày và ngoài khuếch tán qua lỗ mũi.
 
Từ rất lâu đời, gừng là gia vị không thể thiếu được trong căn bếp của những người phương Đông, đặc biệt là những khi thời tiết trở lạnh nên phát huy được tác dụng phòng bệnh. Qua kiến thức dùng gừng vào thời điểm buổi sáng lại càng khiến chúng ta khâm phục trí huệ của người xưa trong vận dụng cây thuốc và vị thuốc cổ truyền, ngay cả việc bỏ hãy để nguyên vỏ gừng lại cũng có tác dụng khác nhau.
 
Lưu ý: Các trường hợp tuyệt đối không uống nước gừng
 
Người gặp chứng bệnh về gan: Khi mắc các chứng bệnh về gan, nếu ăn hoặc uống nước từ gừng sẽ khiến cho các tế bào gan bị hoại tử
Người bị sỏi mật: Bởi tính chất cay nóng của gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật, uống thuốc không thể tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài được.
Phụ nữ trong nửa kỳ cuối mang thai:  Trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.
Người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt: người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao.
Nếu bị cúm virus mà không sốt hay sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng, nhưng khi đã có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng gừng.
Nếu cảm nắng thì tuyệt đối tránh
Người bệnh dạ dày, tá tràng: Các niêm mạc dễ bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.
Phản ứng với thuốc: Tốt nhất là không nên kết hợp gừng với các loại thuốc giảm huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim.
Đại Hải

Tác giả bài viết: Đại Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập75
  • Hôm nay7,333
  • Tháng hiện tại147,001
  • Tổng lượt truy cập35,413,282
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây