Bạn có hay nằm mơ không?

Thứ ba - 29/08/2017 21:00

Bạn có hay nằm mơ không?

Bằng một nghiên cứu kéo dài 12 năm, các chuyên gia đã nhận thấy một lợi ích cực kỳ lớn nếu bạn là người hay mơ mộng.

Bạn có hay nằm mơ không? Nhiều khả năng bạn sẽ thoát khỏi một chứng bệnh rất khó chịu khi về già

 

Ngủ đủ giấc sẽ là bí kíp để chống lại chứng bệnh quái ác này

 


 

 

Khi về già, chúng ta sẽ phải trải qua những chứng bệnh "theo tuổi" mà gần như không có cách nào tránh khỏi. Một trong số đó chính là chứng "mất trí nhớ" - dementia, thể hiện qua việc các "bô lão" trở nên lú lẫn, nhớ nhớ quên quên bất chợt.

Hiện tại, khoa học đang làm mọi cách để người già không còn phải chịu đựng chứng bệnh này nữa, vì nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ và cả những người xung quanh. Và theo như một nghiên cứu mới đây, có một cách giúp bạn giảm thiểu rủi ro lú lẫn. Chỉ cần mỗi đêm...  thật nhiều là được.

Bạn có hay nằm mơ không? Nhiều khả năng bạn sẽ thoát khỏi một chứng bệnh rất khó chịu khi về già - Ảnh 1.

Mơ mộng thật nhiều, và tỉ lệ mắc bệnh sẽ thấp hơn

Đây là một nghiên cứu kéo dài 12 năm của các chuyên gia Mỹ. Họ đã khám phá ra rằng những người thường xuyên mơ mộng khi đêm xuống có tỉ lệ rủi ro mắc phải chứng mất trí nhớ thấp hơn hẳn.

Cụ thể hơn, nhóm chuyên gia từ Khoa Y trường ĐH Boston cho rằng thời lượng giai đoạn mắt chuyển động nhanh - REM (thời điểm con người bắt đầu mơ) - có ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro mắc các chứng bệnh về thần kinh.

Theo đó, nếu giai đoạn REM giảm đi 1% thời lượng, rủi ro mắc chứng mất trí sẽ tăng lên tới 9%.

Nhóm đã nghiên cứu giấc ngủ của 321 ứng viên ở độ tuổi trên 60 trong vòng 12 năm, qua đó xác định rủi ro hình thành căn bệnh mất trí.

"Mỗi giai đoạn khác nhau của giấc ngủ lại có ảnh hưởng riêng biệt đến các chứng bệnh về thần kinh" - trích lời tiến sĩ Matthew Pase, chủ nhiệm nghiên cứu. "Nghiên cứu của chúng tôi thì cho thấy việc mơ ít có ảnh hưởng rất nhiều đến chứng mất trí sau này."

Trên thực tế, chứng mất trí vốn đã được liên hệ với chứng mất ngủ, nhưng khoa học chưa từng lý giải được điều đó.

Ngoài ra thì trước kia, chính Pase và các đồng nghiệp đã từng chứng minh rằng việc ngủ quá nhiều cũng có thể làm tăng nguy mắc chứng mất trí. Cụ thể hơn, những người ngủ trên 9h/đêm gánh chịu nguy cơ lớn gấp đôi so với người ngủ ít.

 

Nhìn chung, nghiên cứu này chứng tỏ rằng bạn nên ngủ cho đủ giấc, vì ngủ đủ thì tỉ lệ mơ mộng của bạn càng cao, và từ đó rủi ro mắc bệnh sẽ giảm đi rất nhiều.

NguồnTelegraph

 

Loài chim lớn nhất thế giới


 

 

Sự thật về nỗi hàm oan cả mấy ngàn năm của loài chim lớn nhất thế giới

 

Hình minh họa.

Trong thế giới động vật, đà điểu là 1 loài vô cùng đặc biệt, vẫn được xem là 1 loài chim nhưng chúng không thể bay được, thay vào đó là khả năng chạy nhanh xấp xỉ báo đốm.


 

 

Khác với nhiều loài động vật khác, đà điểu đi vào những tài liệu ghi chép từ rất sớm. Chúng được trưởng lão Gaius Plinius Secundus (hay còn gọi là Pliny Già, sinh năm 23, mất năm 79 SCN), một học giả có địa vị đề cập đến trong cuốn The Natural History (Lịch sử tự nhiên) vào những năm đầu công nguyên.

Sự thật về nỗi hàm oan cả mấy ngàn năm của đà điểu, loài chim lớn nhất thế giới - Ảnh 1.

Đà điểu vùi đầu xuống cát mỗi khi có "biến"? Ảnh: Indiatimes

Theo đó, Pliny Già mô tả đà điểu là 1 loài chim to lớn, dù vậy chúng lại có thói quen vô cùng kỳ lạ là đâm đầu (tự chôn vùi đầu mình) xuống dưới lớp cát mỗi khi có nguy hiểm hay kẻ thù xuất hiện.

Được biết, Pliny là 1 học giả vĩ đại, người đã dành nhiều thời gian để quan sát, nghiên cứu và ghi chép lại những hành động, tập tính của động vật tự nhiên và môi trường xung quanh. Vậy những tài liệu của Pliny về đà điểu liệu có chính xác tuyệt đối?

Đà điểu - loài chim lớn nhất thế giới và nỗi hàm oan cả ngàn năm!

Nhiều người cho rằng, mỗi khi gặp nguy hiểm hay sợ hãi trước kẻ thù, đà điểu thường rúc đầu kín xuống dưới lớp cát, và chúng coi như vậy đủ để giấu toàn bộ thân hình khổng lồ khỏi kẻ địch hùng mạnh phía trước.

Sự thật về nỗi hàm oan cả mấy ngàn năm của đà điểu, loài chim lớn nhất thế giới - Ảnh 2.

Ảnh về triết gia vĩ đại Pliny. Ảnh Wildlifetv

Dần dần, đó trở thành 1 câu chuyện ngụ ngôn, 1 bài học mà người ta hay sử dụng để chế giễu những kẻ hèn yếu, không dám đối đầu với hiện thực, thử thách hay khó khăn trước mắt mà chỉ tìm cách né tránh. 

Tuy nhiên, câu chuyện tiếu lâm về hành động kỳ lạ của đà điểu suốt gần 2.000 năm qua có lẽ không chính xác lắm. Các chuyên gia về động vật cho biết, niềm tin rằng đà điểu chôn đầu vào cát để tránh kẻ thù không hề đúng chút nào. Có thể liệt kê ngay tại đây một vài lý do tiêu biểu:

Ấp trứng

Đầu tiên, nếu đà điểu chôn đầu vào cát, nó sẽ sớm chết vì ngạt thở. Tuy nhiên, với những gì chúng ta biết về đà điểu, thật dễ dàng để thấy huyền thoại này đã dần lớn lên như thế nào.

Đà điểu là loài chim lớn nhất và nặng nhất trên thế giới. Chúng cao từ 2-3 mết khi đứng và nặng tới 350 pounds (xấp xỉ 160kg). Do không bay được nên hiển nhiên chúng cũng không thể làm tổ trên các cành cây cao, ngược lại đà điểu thường đào những lỗ nông trong lòng đất để sử dụng làm tổ cho trứng.

Sự thật về nỗi hàm oan cả mấy ngàn năm của đà điểu, loài chim lớn nhất thế giới - Ảnh 3.

Đà điểu thường phải xoay để đảm bảo nhiệt độ của trứng. Ảnh: Animalfactguide

Trong quá trình ấp, giống như những loài chim, gia cầm khác, đà điểu cũng phải xoay trứng vài lần mỗi ngày để chúng có thể nhận đủ nhiệt, phục vụ cho quá trình nở sau này. Với đôi cảnh "để làm cảnh" thì mỏ và đầu là thứ tốt nhất đà điểu có thể dùng để thực hiện điều đó.

Vậy nên nếu nhìn từ xa, một con đà điểu đang lúi húi quanh lỗ ấp trứng trông sẽ giống hệt như nó đang chôn đầu vào cát vậy!

Ảo giác quang học

Trên thực tế, chưa hề có bất kỳ ghi chép nào chính thức chứng minh được đà điểu sẽ vùi sâu đầu xuống cát mỗi khi gặp nguy hiểm cả.

Glinda Cunningham, nhà nghiên cứu đến từ Hiệp hội đà điểu Mỹ cho biết: "Nếu bạn nhìn thấy chúng đang đứng trên mặt đất từ xa, nó có thể giống như đầu của chúng bị chôn vùi trong lòng đất". Lý do là bởi tuy có thân hình to lớn nhưng đà điểu lại sở hữu chiếc đầu khá nhỏ.

Sự thật về nỗi hàm oan cả mấy ngàn năm của đà điểu, loài chim lớn nhất thế giới - Ảnh 4.

Đà điểu khi gặp nguy hiểm sẽ CHỈ nằm thu mình xuống sát mặt đất. Ảnh: Todayifoundout

Thêm nữa, khi chúng ăn cây cối trên mặt đất thì có thể dễ dàng trông giống như đang chôn đầu trong cát, đặc biệt là ở khoảng cách xa. Tương tự như vậy, đà điểu thường nằm trên mặt đất (nhấn mạnh là chỉ nằm sát đất) khi cảm thấy bị đe dọa. Điều đó càng làm cho câu chuyện gần 2000 năm tuổi kia trở nên chân thật.

 

Tiêu hóa

Tiêu hóa cũng có thể là 1 trong những nguyên nhân lớn khiến loài đà điểu bị hiểu lầm! Nhiều người cho biết, bộ phận tiêu hóa của đà điểu muốn hoạt động tốt thì phải nuốt khá nhiều cát, sỏi nhỏ để nghiền nát thức ăn. Việc này hiển nhiên khiến chúng càng bị nghi ngờ hơn trong câu chuyện rúc đầu vào cát mỗi khi thấy kẻ thù kể trên.

Sự thật về nỗi hàm oan cả mấy ngàn năm của đà điểu, loài chim lớn nhất thế giới - Ảnh 5.

Câu chuyện đà điểu vùi đầu xuống cát giờ đây thường dùng để chỉ những người không dám đối diện với khó khăn. Ảnh: Immediatefuture

Thêm nữa, nếu chúng ta đặt vấn đề ngược lại thì câu chuyện còn dễ hiểu hơn. Truyền thuyết về loài đà điểu có từ những năm đầu công nguyên, tức là đã gần 2000 năm. Nếu thực sự chúng rúc đầu xuống cát mỗi khi gặp kẻ thù thì liệu đà điểu có tồn tại được đến ngày nay hay không? 

Liệu những kẻ săn mồi khát máu như sư tử hay hổ báo có buông tha 1 con mồi đã đứng im chờ chết? Từ đó mới thấy, việc quan sát hành động, thói quen từ nhiều loài động vật của triết gia vĩ đại Pliny là rất đáng khâm phục, tuy nhiên không phải điều nào cũng chính xác, nhất là vào thời đại mà các cuộc nghiên cứu thế giới xung quanh vẫn còn nhiều hạn chế.

 


 

Nguồn tin: Tham khảo nhiều nguồn: Wildlifetv, Thejournal, Nationalgeographic

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập59
  • Hôm nay17,025
  • Tháng hiện tại326,313
  • Tổng lượt truy cập36,380,868
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây