Thời khắc vàng cấp cứu đột quỵ do tim mạch

Thứ ba - 18/10/2016 10:30

Thời khắc vàng cấp cứu đột quỵ do tim mạch

- Tai biến mạch máu não là căn bệnh phổ biến có tỷ lệ tử vong đứng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư. Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não là bệnh lý tổn thương một phần não xảy ra đột ngột do mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ.

15/10/2016  06:39 GMT+7

 

Máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi não. Khi thiếu máu nuôi, não sẽ ngưng hoạt động rồi chết đi trong vòng vài giây đến vài phút.

Phần nào của não bị chết thì phần cơ thể tương ứng do nó điều khiển sẽ không hoạt động được, biểu hiện bằng liệt nửa người, tê và mất cảm giác, nói khó hoặc không nói được, hôn mê và tử vong.

Tai biến mạch máu não, Đột quỵ, tim mạch

TS.BS Nguyễn Xuân Tú, khoa cấp cứu Bệnh viện Tim Hà Nội

Tai biến có hai thể là nhồi máu não (mạch máu não bị bít tắc bởi mảng xơ vữa hoặc huyết khối gây đột quỵ nhồi máu não) và xuất huyết não (mạch máu não bị vỡ gây đột quỵ chảy máy não).

Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến tai biến gồm: Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch; Các bệnh lý về tim; Co thắt mạch máu não; Phình động mạch não; Dị dạng mạch máu não; Đái tháo đường; Nghiện rượu, thuốc lá…

Tai biến thường xảy ra đột ngột với những triệu chứng: Đột ngột tê bì hoặc yếu nửa người, nửa mặt, méo miệng. Người bệnh đột ngột trở nên chậm chạp, lẫn lộn, nói những câu vô nghĩa; đột ngột mất thị lực một bên hoặc cả hai bên mắt; đột ngột đi lại khó khăn, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp vận động, đột ngột đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân.

Các bước sơ cứu đúng cách: Đỡ người bệnh để không bị ngã chấn thương.

Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói, móc hết nhớt cho bệnh nhân dễ thở.

Gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất, nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển đến viện xa, trừ khi bác sĩ có chỉ định vì di chuyển xa có thể làm bệnh nặng hơn.

Theo TS.BS Nguyễn Xuân Tú, khoa cấp cứu bệnh viện Tim mạch Hà Nội, sai lầm phổ biến của người nhà là cho bệnh nhân nằm yên, xoa dầu, chích máu ngón chân, ngón tay làm tăng nguy cơ nhiễm trùng… thậm chí cho uống một loại thuốc trên thị trường bán rất nhiều gọi là An cung ngưu hoàn hoàng mà không đánh giá được nguồn gốc và xuất xứ như thế nào. 

Một số người khác thì cho rằng đó là dấu hiệu của bệnh cảm và cho bệnh nhân uống nước lá thảo dược, hay mời bác sĩ, y sĩ đến nhà điều trị… Tất cả những việc làm này là mất thời gian “vàng” cấp cứu cho bệnh nhân.

Cũng theo BS Tú, việc cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi vì để càng lâu thì tế bào não càng chết nhiều, mà tế bào não là cơ quan mà hầu như không phục được và não chết để lại những di chứng rất nặng nề. 

Trong vòng 3 giờ đầu tiên khi bệnh nhân bị đột quỵ được đưa đến bệnh viện thì sẽ được siêu âm để thấy cục máu đông gây tắc một mạch cảnh trên não. Người ta có biện pháp hút, luồn dây vào từ đùi, đưa lên động mạch đó, dùng dụng cụ chuyên nghiệp và hút cục máu đông ấy đi, qua đó dòng chảy tốt hơn và tế bào não sẽ khôi phục được. 

Hiện nay, cũng có trường hợp sau 6-12h đến bệnh viện cấp cứu, bệnh nhân sẽ được chụp CT não mạch não có tưới máu để đánh giá  các vùng thiếu máu não để tiến hành điều trị… Như vậy rõ ràng là nếu bệnh nhân được mang đến bệnh viện sớm hơn thì được chẩn đoán điều trị tốt hơn.

Ngọc Mai


Tác giả bài viết: Tru Vu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập344
  • Hôm nay11,830
  • Tháng hiện tại277,701
  • Tổng lượt truy cập36,332,256
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây