Bà Elisabeth Kübler-Ross, chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu trải nghiệm cận tử. (Ảnh qua Simon & Schuster UK)
Sau khi đến thăm một trại tập trung của Đức Quốc xã, vị chuyên gia nổi tiếng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu trải nghiệm cận tử đã tìm được động lực để nghiên cứu lĩnh vực này.
Elisabeth Kübler-Ross (1926-2004) là người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu trải nghiệm cận tử. Sau khi kết thúc Thế Chiến II năm 1945, bà đã đến thăm trại tập trung Majdanek ở ngoại ô Lublin, Ba Lan, nơi một phụ nữ trẻ đã nói với bà một câu rằng: “Chúng ta phải loại bỏ Hitler ra khỏi tâm trí mình”.
Khi Kübler-Ross tự mình có được trải nghiệm cận tử, bà đã nhớ lại thông điệp sâu sắc này. Đó là sau khi bà trở về nhà ở Thụy Sĩ, bà đã bị ốm nặng và ngất xỉu trong rừng, khi được người ta tìm thấy vào 3 ngày sau, bà đã nhiễm bệnh thương hàn. Bà không ăn được gì và phải chịu đói trong một thời gian dài như vậy, bà nhận ra rằng trong trường hợp đó bản thân mình hoàn toàn có khả năng trộm lấy thức ăn của những đứa con nít – bà đã nhìn thấy mặt ác của chính mình.
Bà đã ý thức được rằng trong trạng thái cận tử, con người sẽ có được trải nghiệm sâu sắc, và quá trình nghiên cứu của bà thực sự đã giúp bà nghe thấy nhiều câu chuyện trải nghiệm thực tế đáng kinh ngạc được kể lại từ những đối tượng nghiên cứu.
Sau những trải nghiệm cận tử, nhiều người đã giải quyết được các vấn đề về cảm xúc và tâm lý của họ, đồng thời cũng tìm được mục tiêu sống của mình. Đối với nhiều người mà nói, trải nghiệm cận tử đã chứng thực về sự tồn tại của thế giới bên kia, và đặc tính từ bi của vũ trụ trong một thời gian và không gian khác.
Nhà tâm thần học lấy lại được niềm tin tín ngưỡng.
Nhà tâm thần học người Áo nổi tiếng Viktor Frankl và cuốn sách “The Doctor and the Soul”. (Ảnh: t/h)
Liên quan đến các nghiên cứu về trải nghiệm cận tử, trải nghiệm dưới đây của một người may mắn sống sót trong trại tập trung thường được lấy làm dẫn chứng, ông là nhà tâm thần học người Áo nổi tiếng Viktor Frankl (1905-1997). Frank đã tập trung vào việc khám phá ra ý nghĩa về cuộc sống trong nội tâm con người, và ông nhận ra rằng con người cuối cùng sẽ nhận ra tình yêu là một phần quan trọng trong cuộc sống.
Tại trại tập trung Trejin, Frank đã may mắn không bị đưa đến phòng chứa khí độc bởi vì ông bị chuyển xuống một hàng ngũ khác. Ông đã viết ra những trải nghiệm của mình trong cuốn sách “The Doctor and the Soul” xuất bản vào năm 1973.
Ông nói rằng sau thời gian đó, ông không thể nào hiểu nổi mình làm sao mà có thể may mắn sống sót, không có gì trên thế giới có thể khiến cho ông cảm thấy sợ hãi nữa. Nhiều người ở trong trại tập trung đã nhận ra điều này, và cũng vì trải nghiệm này mà họ lấy lại được đức tin nơi thần linh.
Rời khỏi trại tập trung và gặp tai nạn xe hơi.
Sau khi sống lại từ một tai nạn xe hơi, Klein nói rằng mặc dù cô sẽ quên đi bài học từ trải nghiệm cận tử trong cuộc sống, nhưng cô luôn tự nhắc nhở bản thân mình đã làm thế nào để giải thoát tâm hồn, và từ đó đã học được cách bao dung người khác một cách vô điều kiện – bất kể họ có thể yêu mình được nhiều hay ít. Khi tâm trí sáng suốt, cô sẽ không để mình rơi vào sự mê mờ của quan niệm nữa, mà sẽ ngẩng cao đầu và tắm mình trong ánh sáng.
Sau khi rời khỏi trại tập trung của Đức Quốc xã, cơ thể của Tienke Klein luôn yếu nhược, cô phải mất một thời gian dài mới có thể chữa lành những thương tổn về thể chất lẫn tinh thần, mà không cần phải đi khám bác sĩ đều đặn. Ở tuổi 54, cô bị tai nạn xe hơi nghiêm trọng khi đang đi xe đạp, và cũng chính tai nạn bất ngờ đó đã soi rọi ánh sáng cho cuộc đời cô.
Trong một video được tải lên trên trang web NDEvideos.com chia sẻ về trải nghiệm cận tử, người phụ nữ Do Thái này chia sẻ rằng tại thời điểm xảy ra tai nạn xe hơi, cô đã cảm thấy oán trách Thượng Đế: “Cuối cùng mình không cần phải đi khám bác sĩ nữa, nhưng lại thành nạn nhân của một chiếc xe hơi”.
“Và đột nhiên, tôi rời khỏi cơ thể mình, không còn một chút oán trách nào cả”. Một chùm ánh sáng xuất hiện trước mặt cô, năng lượng bao phủ lấy mọi thứ, và bao trùm cả cô trong đó. “Tôi đã bị đồng hóa bởi thứ năng lượng này, đó là tình yêu, là trí tuệ, là sức sống”, cô nói.
Trong chớp mắt, tất cả các câu hỏi của cô đều có câu trả lời: “Tôi rất hạnh phúc, hạnh phúc một cách không thể hiểu nổi”. “Tôi luôn yếu đuối trong cuộc sống, vì cơ thể tôi đã chịu đựng quá nhiều tổn thương trong trại tập trung”. Nhưng trong cái không gian đó, cô lại một lần nữa cảm thấy vẻ đẹp và sự toàn vẹn của cuộc sống: “Tôi không còn ở trong cơ thể mình nữa, nhưng tôi không hề chết”.
Klein đã ngộ ra hai điều: Thứ nhất: “Con người nên làm tất cả mọi thứ mình có để cho đi tình yêu”. Thứ hai: “Bạn không cần phải đi bất cứ nơi nào”.
Khi cô tỉnh dậy từ tình trạng hôn mê, trải nghiệm tại thời điểm đó vẫn còn rất chân thực. Sau đó, cô mới ý thức được rằng, so với chân lý cô đã nhận ra, thì những chuyện mà mọi người nói đều không có ý nghĩa thực sự, điều này khiến cô cảm thấy cô đơn. Tại thời điểm này, cô nghĩ về thông điệp đầu tiên cô nhận được: “Con người nên làm tất cả mọi thứ mình có để cho đi tình yêu”. Sở dĩ mình cảm thấy cô đơn và thất vọng là bởi vì mình đã quá mong đợi mọi người yêu thương mình.
Thông điệp thứ hai khiến cô nhận ra rằng, cô có thể tận hưởng tự do cho dù cô đang ở trên đường, ở nhà hay trong một trại tập trung. Cô đã có thể nhìn lại cuộc sống nhân sinh từ trong một trải nghiệm cận tử, đây là một trải nghiệm chung của những người từng cận kề cái chết.
“Tôi nhận ra rằng, sau khi tôi ra khỏi ngục tù, trái tim tôi vẫn cố gắng thoát ra khỏi nó”, cô nói, chính bản thân mình đã quen với việc chống lại những rào cản. “Để lấy lại tự do, tôi không cần phải đi đâu cả. Trong mọi chấn thương, sinh mệnh luôn có nguồn gốc của nó, và không ai có thể cướp đi được nền tảng của linh hồn”.
Tác giả bài viết: Tuệ Tâm, theo tinhhoa
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn