CTV Danlambao lược dịch: Như thể việc sản xuất Đại dịch Coronavirus đã bao vây các quốc gia trên toàn thế giới là chưa đủ, Bắc Kinh hiện đang tìm cách trục lợi từ cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu - đẩy gã khổng lồ công nghệ 5G của họ, Huawei vào phương Tây, thậm chí áp lực các nước phải chấp nhận Huawei.
Trung Quốc biết rằng các quốc gia trên thế giới hiện đang rơi vào tình trạng khó khăn, và do đó đã phát động một cuộc chiến tuyên truyền chống lại các quốc gia bị tấn công bởi coronavirus trong một nỗ lực tinh quái để đặt mình là quốc gia sẽ giải cứu thế giới khỏi đại dịch Vũ Hán.
Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc hiện đã bắt đầu công bố những bức ảnh Trung Quốc viện trợ y tế cho thế giới. Ngay cả các tập đoàn Trung Quốc cũng đã quyên góp thiết bị y tế cho các quốc gia khác. Một trong những công ty khổng lồ, thành phần chính của chiến dịch PR-viện trợ y tế của Bắc Kinh, là nhà cung cấp dịch vụ 5G Huawei, một công ty viễn thông mà trước đây đã bị nhiều quốc gia trên thế giới từ chối.
Dấu hiệu đầu tiên của Trung Quốc đang tìm cách trục lợi từ đại dịch về việc đẩy Huawei là khi Global Times - cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Tàu - công khai đe dọa bằng cách trích lời một nhà phân tích Trung Quốc nói rằng, những hành động của Hoa Kỳ nhằm hạn chế bán công nghệ cho Huawei có thể phản tác dụng trong cơn đại dịch COVID19, vì Trung Quốc có thể cấm xuất khẩu mặt nạ và các thiết bị y tế khác sang Mỹ.
Các mối đe dọa đang trở nên rõ ràng hơn khi Eric Xu - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Huawei cảnh báo rằng việc Mỹ tăng cường gây áp lực lên công ty công nghệ khổng lồ của Trung Quốc có thể dẫn đến hành động trả đũa từ Bắc Kinh và gây thiệt hại cho ngành công nghiệp toàn cầu.
Trung Quốc biết rằng với các chuỗi cung ứng quan trọng bị bẻ gãy và các quốc gia đang tuyệt vọng về nguồn cung cấp y tế, bất kỳ thiết bị y tế nào đến từ Trung Quốc chắc chắn sẽ được coi là một ưu đãi; ngay cả khi đó các dụng cụ này được bán chứ không phải là quyên góp / viện trợ. Xét cho cùng, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới đã trở lại hoạt động ở một mức độ nào đó.
Và Bắc Kinh đang nhắm vào một quốc gia tại một thời điểm, tận dụng tối đa lợi thế trong bối cảnh các quốc gia đang tuyệt vọng trong nỗ lực ngăn chặn vi rút Vũ Hán.
Ví dụ, trong trường hợp của Canada, Thủ tướng Trudeau đã phản đối chính quyền Trump sau khi ông Trump ra lệnh một nhà sản xuất tại Hoa Kỳ ngừng xuất khẩu mặt nạ y tế N95 sang Canada và các nước châu Mỹ Latinh.
Đó là lúc Bắc Kinh lợi dụng tình thế để nhảy vào bằng cách xuất khẩu hàng triệu mặt nạ sang Canada và tìm cách thay đổi quan hệ chính trị giữa Bắc Kinh và Ottawa.
Chỉ hơn một năm trước, giám đốc điều hành cấp cao của Huawei là Meng Wanzhou đã bị bắt tại Vancouver, Canada theo yêu cầu dẫn độ từ Hoa Kỳ. Điều này đã gia tăng mối căng thẳng song phương giữa Canada và Trung Quốc. Bây giờ, với chính sách ngoại giao "mặt nạ", Bắc Kinh sẽ mở đường cho sự xâm nhập của Huawei vào Canada.
Trong trường hợp của Pháp, Tập Cận Bình không cần phải núp lùm núp bụi trong cách hành xử. Khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron yêu cầu cung cấp mặt nạ y tế, Tập đã thẳng thừng nói rõ rằng thiết bị y tế sẽ chỉ được cung cấp nếu Pháp chấp nhận công nghệ 5G của Huawei.
Đối với Ý, Bắc Kinh cũng không tha ngay cả khi quốc gia này đã gia nhập Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) - một chương trình ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc. Trong sự phơi bày cái gọi là nhân đạo của Trung Quốc, Bắc Kinh đã bán thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) cho Ý. Nhưng những thiết bị này lại là của Ý đã quyên góp và giúp cho Trung Quốc khi dịch Tàu vừa mới bùng nỗ tại Vũ Hán.
Ngay cả trong trường hợp của Anh Quốc là quốc gia đã công khai phản bác Trung Quốc, sự lựa chọn cũng nằm giữa nguy cơ bùng phát của đại dịch hay phải nhận công nghệ Huawei 5G vốn đi ngược lại ý muốn của mình. Và có khả năng Anh Quốc phải chọn cái sau.
Các quốc gia muốn được hỗ trợ bởi Trung Quốc, nhưng không có gì trên thế giới này là miễn phí, đặc biệt là khi nó đến từ Bắc Kinh. Và bây giờ, Trung Quốc muốn lợi dụng việc cứu các quốc gia bị ảnh hưởng đại dịch gây ra bởi một loại virus có nguồn gốc từ Trung Quốc ngay từ đầu để thúc đẩy công nghệ 5G của chính họ.
Trước đại dịch Vũ Hán, phương Tây cùng với Hoa Kỳ đã phản đối quyết liệt Huawei. Tất cả các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản và Úc đều cấm công nghệ của Huawei vì vấn đề an ninh và xâm phạm quyền riêng tư.
Nhưng bây giờ sự sống còn đang trở thành mối quan tâm hàng đầu. Tất cả các quốc gia này đã sẵn sàng đặt vấn đề vi phạm an ninh ra chỗ khác. Đối với họ, ưu tiên hàng đầu là bảo vệ cuộc sống của nhân viên y tế và công dân bình thường mà họ cần sự hỗ trợ của Trung Quốc - quốc gia duy nhất đã bắt đầu mở cửa hoạt động sản xuất - mặc dù vẫn còn giới hạn.
Coronavirus là một căn bệnh do Trung Quốc tạo ra và Bắc Kinh, thay vì sở hữu thảm họa toàn cầu do chính họ đã tạo ra, lại sử dụng đại dịch để trục lợi kinh tế và thoả mãn niềm vui tàn bạo. Trước hết, nó khiến cả thế giới bất ngờ với chiến dịch thông tin sai lệch về đại dịch. Và giờ đây, nó đang tận dụng sự khốn khổ và tàn phá toàn cầu.
Vô nhân đạo như vậy, Bắc Kinh đang công khai khai thác hiểm hoạ sức khỏe cộng đồng của các quốc gia nhằm thúc đẩy mục tiêu kinh tế. Cụ thể là đưa Huawei trở thành công ty lãnh đạo công nghệ 5G - một mục tiêu rất gần gũi với chế độ Cộng sản ở Trung Quốc. Quyết định của phương Tây khi đưa Huawei vào danh sách đen là dựa vào các vấn đề về chủ quyền và an ninh quốc gia, nhưng Trung Quốc đang lợi dụng nguy cơ đại dịch để sử dụng các biện pháp không công bằng để thắng thế trong cuộc xâm lược và bành trướng Huawei với công nghệ 5G.
Nguồn:
Lược dịch: