Mâu thuẫn mẹ chồng- nàng dâu ở phụ nữ phương Tây dường như là không nhiều.
Triết lý nuôi dạy con cái.
Bởi vì người nước ngoài thường rất quan tâm đến sự độc lập ở trẻ nhỏ nên khi lớn lên, trẻ em thường được quyền sống độc lập và làm những điều mình thích. Khi những đứa trẻ trưởng thành, chúng phải sống cuộc sống độc lập, tự mình xin việc, vay tiền mua nhà. Anh ta thậm chí phải đến gặp bố mình để vay tiền. Đây là chuyện hết sức bình thường.
Ở Việt Nam, các con sau khi đi học tốt nghiệp đại học, thậm chí kết hôn vẫn nhận được sự giúp đỡ của cha mẹ. Nếu không đủ điều kiện để mua nhà riêng, họ phải sống chung với bố mẹ, ông bà sau khi kết hôn. Việc sống chung sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa lối sống, quan điểm sống là không thể tránh khỏi. Ngoài ra, những người cao tuổi thường muốn kiểm soát cuộc sống của các con, dẫn đến nhiều mâu thuẫn, xung đột.
Mặc dù họ không thừa nhận điều đó, nhưng người già ở Việt Nam thường hy vọng rằng, con cái sẽ chăm sóc, phụng dưỡng khi họ về già. Ngay cả khi họ phải đến sống ở viện dưỡng lão, họ vẫn mong muốn các con thường xuyên đến thăm nom. Chính vì vậy, ngay cả khi con cái đã lập gia đình, họ vẫn thường quan tâm đến cuộc sống của con, của cháu dẫn đến nảy sinh nhiều mâu thuẫn.
Ở các nước phát triển, phúc lợi xã hội tương đối đầy đủ và các con không cần phải lo lắng về vấn đề chăm sóc người già vì vậy áp lực cuộc sống là tương đối nhỏ. Người già thường không sống cùng con cái, họ cũng không giúp đỡ con cái về tiền bạc hay chăm sóc cháu nhỏ, vì vậy không có căng thẳng hay mâu thuẫn gì giữa mẹ chồng và nàng dâu.
Trách nhiệm nuôi dạy con ở nước ngoài được chia sẻ bởi cha và mẹ, ngay cả người đàn ông giàu nhất cũng không ngoại lệ. Và bởi vì có những người đàn ông tham gia chăm sóc trẻ em, những mâu thuẫn xuất hiện tập trung trong chính ngôi nhà nhỏ của họ, họ có thể tự giải quyết chúng. Mẹ chồng không giúp con dâu chăm cháu. Con dâu không phải sống với mẹ chồng, vì vậy sẽ chẳng có mâu thuẫn nào xảy ra.
Tác giả bài viết: Quỳnh Trang/Theo Sohu
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn