Giải quyết vấn đề

Thứ ba - 21/04/2020 21:46

Giải quyết vấn đề

Nhà hiền triết Trang Tử đã từng kể một câu chuyện như sau: Trước đây, có một người nhát như cáy, một lần anh ta vô tình nhìn thấy bóng của mình rồi nghĩ rằng nó là một con quỷ nào đó đang quấy phá, anh ta liền bỏ chạy vì sợ hãi. Càng chạy, cái bóng càng đuổi theo, và cuối cùng anh ta chết vì kiệt sức.

Cuộc sống của chúng ta cũng vậy, có thuận cảnh thì cũng có nghịch cảnh, ai cũng đều sẽ tìm thấy cái bóng của mình dưới ánh mặt trời.

Một người thực sự thông minh không bao giờ coi việc trốn tránh là một cách để đối phó với các vấn đề.

Người tầm thường chạy trốn vấn đề, người thông minh giải quyết vấn đề, người kiệt xuất triệt tiêu vấn đề - Ảnh 1.

1. Người tầm thường trốn tránh vấn đề

Trên đời này luôn tồn tại một số người nghèo nàn về tư duy và giỏi nhất trong việc trốn tránh. Chạy trốn thực ra không thể giải quyết triệt để vấn đề, mà chỉ là tạm đẩy vấn đề về phía sau mà thôi.

Một người không khéo ăn khéo nói thì cho dù có thay đổi môi trường cũng không nâng cao khả năng xã giao của họ. Một người không biết nấu ăn, có thay mới nhiều dụng cụ nấu bếp cũng không thể khiến họ trở thành đầu bếp được.

Người thích trốn tránh xem ra có vẻ thảnh thơi, nhưng thực sự là họ đang tự thu nhặt thêm vấn đề. Khi nhiều vấn đề bị tồn đọng, rồi cũng đến lúc họ phải đối mặt với nó, lúc này áp lực mà họ phải chịu sẽ lớn hơn nhiều so với lúc ban đầu.

Trốn tránh vốn dĩ là bản năng của bất kì loài sinh vật nào. Nhưng khi trốn tránh trở thành thói quen, về sau gặp phải bất kỳ 1 vấn đề nào đó, cách mà người ta nghĩ đến đầu tiền là trốn tránh thay vì suy nghĩ làm thế nào để giải quyết vấn đề.

Một nhà tâm lý học đã từng nói: "Bạn không thể giải quyết vấn đề, bạn sẽ trở thành một vấn đề". Việc hôm nay để đến ngày mai, sớm muộn gì bạn cũng bị chính thói quen ấy đè bẹp đến nghẹt thở.

Người tầm thường chạy trốn vấn đề, người thông minh giải quyết vấn đề, người kiệt xuất triệt tiêu vấn đề - Ảnh 2.

2. Người thông minh giải quyết vấn đề

Người thông minh sẽ không chọn cách trốn tránh hay thỏa hiệp khi gặp khó khăn, họ sẽ nhận ra vấn đề và tìm cách giải quyết ngay lần đầu tiên.

Những người có đầu óc linh hoạt rất giỏi trong việc chủ động phát hiện ra vấn đề và tìm giải phá cho chính mình.

Trong cuốn "Đạt sinh" của Trang Tử có 1 câu chuyện thế này: Một ngày nọ, Khổng Tử muốn tới nước Sở, trên đường đi có gặp một ông lão lưng gù đang bắt ve sầu, động tác nhẹ nhàng linh hoạt tựa như nhặt một thứ gì đó trên mặt đất. Khổng Tử hỏi ông lão: "Thật là điêu luyện quá đi! Xin hỏi tiên sinh có bí quyết gì không?" Ông lão đó nói: "Lão có cách của lão. Mặc dù cây gậy rất dài, con ve sầu cũng leo lên rất cao, khó mà dính chuẩn xác được ngay, nhưng lão đã kiên trì luyện tập. Sau 5, 6 tháng, lão có thể bắt ve nhẹ như nhặt đồ trên đất. Khi dính ve sầu, lão sẽ đứng vững như một cái cây, cánh tay cầm gậy như một nhánh của cây đó vậy.

 

Mặc dù đất trời rộng lớn, cảnh vật trước mắt rất nhiều, nhưng lão chỉ chuyên tâm chú ý đến đôi cánh của con ve sầu. Tuyệt đối không vì vạn vật xung quanh mà phân tâm, lẽ nào lão không thể thành công chứ!".

Khi một người khôn ngoan đối mặt với một vấn đề, giống như ông lão lưng gù bắt ve, tâm trí suy nghĩ phân tích vấn đề và đôi tay giải quyết vấn đề. Khi vấn đề nhất thời gặp khó khăn, họ sẽ cố gắng gấp trăm nghìn lần để khắc phục và nâng cao bản thân.

Một người mạnh mẽ như vậy, làm sao không thành công nhỉ?

Người tầm thường chạy trốn vấn đề, người thông minh giải quyết vấn đề, người kiệt xuất triệt tiêu vấn đề - Ảnh 3.

3. Người kiệt xuất triệt tiêu vấn đề

Khổng Tử nhìn thấy con ve sầu, nhưng Trang Tử nhìn thấy lại là con rùa. Trong "Thu thủy" ghi lại câu chuyện Trang Tử câu cá ở Bộc Thủy.

Trang Tử thong dong thả câu bên Bộc Thủy, lúc này hai đại phu của Sở quốc nói với ông: "Quân vương của chúng tôi muốn mời ngài giúp Quân vương trị vì giang sơn".

Trang Tử vẫn thả câu và chậm rãi hỏi: "Ta nghe nói nước Sở có một con rùa đã sống ba nghìn năm. Sau khi nó chết, Sở vương bọc nó trong gấm lụa và đặt trong một chiếc hộp trúc quý giá rồi đặt tại ngôi đền.

Hai vị đại nhân, các ngài cho rằng rùa thần muốn chết để tận hưởng vinh hoa phú quý hay muốn sống vui vẻ tung tăng trong hố bùn? "

Hai vị đại phu dường như hiểu ra điều gì đó, họ trả lời Trang Tử: "Con rùa này hiển nhiên là muốn tung tăng trong bùn hơn".

Trang Tử nói: "Vậy hai ngài hãy mau quay về đi, ta cũng chỉ muốn làm một con rùa trong hố bùn đó thôi."

Trang Tử thân là một nhà hiền triết, hiểu cuộc sống hơn bất kỳ ai. Ông biết mình bản thân mình sống đơn giản, không thích hợp với trò chơi đấu đá vương quyền, càng không thể dành cả cuộc đời trong chiếc lồng son do người giàu tạo ra. Ông chỉ muốn cuộc sống tự do tự tại, hòa mình với thiên nhiên, với đạo.

Nhà triết gia Trung Quốc Feng Youlan đã nói về Trang Tử như thế này: Sự khôn ngoan của Trang Tử nằm ở chỗ: "Ông không giải quyết vấn đề, mà triệt tiêu vấn đề". Với Trang Tử, nhiều vấn đề trên thế giới thực sự không phải là vấn đề.

Trong "Tiêu dao du" Trang Tử viết: "Trí lực nhỏ không thể so sánh với trí lực lớn; cuộc đời ngắn không thể so sánh được với cuộc đời dài". So với sự rộng lớn của vũ trụ, kiến thức của con người chỉ là một thứ kiến thức nhỏ bé, và cuộc đời ngắn ngủi cũng chỉ như một năm mà thôi.

Trong thế giới này, ai cũng chỉ như một đứa trẻ sơ sinh, không thể dự đoán được rồi chúng ta sẽ gặp phải điều gì, cũng không thể khẳng định rằng cuộc sống của chúng ta sẽ mãi suôn sẻ. Vậy nên, người đáng được ca ngợi phải là người dám vượt qua giông bão chứ không phải trốn tránh đợi bão giông qua đi.

 

Thông minh là hiểu người, khôn ngoan là hiểu mình

Trải qua đợt dịch bệnh chưa từng có này, chỉ những người hiểu bản thân, ý thức tự tránh những điều sai lầm cơ bản dưới đây mới có thể tiến về phía trước, vượt xa người khác:

Người có tính tự mãn

"Tự mãn" là một trong những nguyên nhân đe dọa đến sự phát triển của cá nhân. Sự tự mãn sẽ khiến bạn ngày càng chủ quan, ảo tưởng về bản thân, từ đó tụt hậu và trở thành kẻ "ếch ngồi đáy giếng".

Về cơ bản, người có tính tự mãn nhận thức mù quáng và sai lầm về bản thân. Họ không lắng nghe lời nói của người khác, mà chỉ tập trung vào suy nghĩ và tâm lý của chính họ. Đó là khởi đầu của một người không thể thành công.

Không hiểu chính bản thân mình

Thông minh là hiểu người, khôn ngoan là hiểu mình: Người tránh được 4 sai lầm hại thân này, sau dịch bệnh nhất định đời lên hương - Ảnh 1.

Lão Tử từng nói: "Hiểu người khác là thông minh, hiểu được chính mình mới là bậc "thánh nhân". Những người khôn ngoan thực sự nhận ra được sự thật rằng, muốn chiến thắng trong cuộc đời phải biết người biết ta, trong đó, hiểu được chính bản thân mình còn quan trọng hơn việc hiểu về người khác.

Chỉ những người hiểu đầy đủ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, mới có thể biết bắt đầu tìm kiếm thành công từ đâu. Ngôi nhà cao phải có móng vững chắc, hiểu rõ về bản thân mình chính là xây một cái móng thật chắc cho sự phát triển về sau.

Những người không có khả năng tự nhận thức về bản thân cũng như một ngôi nhà móng yếu. Một khi gặp bão gió sẽ chẳng thể vững vàng. Một khi thất bại, họ thường không suy nghĩ lại về những điều bản thân đã làm, không rõ nguyên nhân. Một người như vậy sẽ không thể tiến bộ, cuộc đời họ sẽ chỉ rơi vào ngõ cụt.

Người giao tiếp kém

Ngoài những đồng nghiệp thân thiết làm việc chung bao nhiêu năm, Hoàng chẳng dám bắt chuyện hay tiếp xúc với một ai trong công ty. Đặc biệt là mỗi khi gặp gỡ sếp, dù chỉ là một cái gật đầu lịch sự Hoàng cũng ngại ngùng, chỉ biết cúi mặt đi thẳng. Anh chỉ biết làm tốt công việc của mình mỗi ngày.

Ngược lại, Công luôn thoải mái chào hỏi sếp, thậm chí mạnh dạn tự ứng cử mình hỗ trợ sếp gặp gỡ khách hàng, hỏi thăm công việc của người này, vui vẻ giúp đỡ người kia khi có thể.

Thế nên, dù đã làm hơn 5 năm, sếp vẫn chẳng nhớ nổi Hoàng là ai. Trong khi đó, Công liên tục được giao dự án quan trọng, có nhiều cơ hội để chứng tỏ năng lực bản thân?

 

Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Có những người, chỉ nhờ giao tiếp khéo léo, khôn ngoan mà thăng tiến. Trong giao tiếp giữa, bạn cần học cách phân biệt những hoàn cảnh khác nhau để có những điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời, chúng ta cũng phải chú ý đến vai trò của đối phương trong giao tiếp và nắm bắt quy mô, mục đích của cuộc trò chuyện để có cách ứng xử.

Nếu bạn thường xuyên nói những lời không phù hợp, không những không làm mọi người cảm thấy hài hước, mà họ còn phàn nàn về sự ngốc nghếch của bạn. Hãy nhớ rằng: Nói hay hơn hay nói, và nếu bạn chưa thể "nói hay" thì tốt nhất là nên im lặng.

Thiếu tử tế đối với người khác

Thông minh là hiểu người, khôn ngoan là hiểu mình: Người tránh được 4 sai lầm hại thân này, sau dịch bệnh nhất định đời lên hương - Ảnh 2.

Trong cuộc sống, việc sống tử tế rất quan trọng. Chúng ta phải sống tử tế, đồng thời cũng phải bảo vệ và tôn trọng sự tử tế của người khác. Những người khôn khéo sẽ luôn quan tâm đến cảm xúc của người khác và sẽ không để người khác cảm thấy bị xúc phạm.

Một số người ít có khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân. Họ dễ kích động, trút cảm xúc của bản thân lên người khác, luôn cho rằng người khác là nguyên nhân gây ra sự khó chịu.

Từ góc độ khác, những người dễ tức giận là những người thiếu tự tin. Những người có tính cách này làm việc kém hiệu quả, bởi họ để cảm xúc chi phối quá nhiều. Trước một biến cố họ dễ hoang mang, rối bời, vì thế khó có quyết định sáng suốt, tự chủ, khó đứng dậy khi vấp ngã. Đôi khi họ tự làm vỡ các mối quan hệ của mình.

Ngược lại, những người luôn muốn thể hiện sự vượt trội của họ trước người khác có thể vô tình trở nên vô duyên, thậm chí xúc phạm nỗi đau của người khác trong nhiều trường hợp. Thật vô cùng thiếu tôn trọng khi xây dựng hạnh phúc của riêng bạn trên sự đau khổ của người khác.

 

 
 

Tác giả bài viết: Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập180
  • Hôm nay14,673
  • Tháng hiện tại281,911
  • Tổng lượt truy cập32,748,436
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây