Bởi vì đa số họ sau khi nghe xong các đạo lý đó, đều lặp lại một cách máy móc. Mà cuộc sống này nào có đơn giản như thế, bạn không thể dùng một cái bản sao đến để đổi lấy thành công được.
Cuối quyển sách "Tiêu dao du", Trang Tử từng nói rằng:
"Mỗi người đều có đặc điểm riêng".
Ông đã sử dụng câu chuyện "cá côn biến thân thành chim bằng" để nói với chúng ta một điều:
"Sinh mệnh của chúng ta không thể bị giới hạn trong một cái khung cố định!"
Chúng ta không nên tự giới hạn đời mình trong một khuôn khổ. Nếu muốn mười phần mỹ mãn, đạo lý chỉ nên học ba phần, còn lại bảy phần chúng ta hãy tự linh hoạt ứng dụng.
Tương tự, để sống cuộc đời tiêu dao, tự tại như thế, chúng ta cũng cần nắm chắc quy luật 3 + 7!
Ba phần yêu thích, bảy phần bồi dưỡng
Tất cả chúng ta đều từng nghe câu: "Nếu yêu, xin hãy yêu sâu đậm", nhưng có bao nhiêu người lúc yêu thì ngọt ngào, sau kết hôn thì muốn chia tay cho bằng được?
An An cũng đang nằm trong tình trạng đó, vì một chút chuyện nhỏ nhặt, hai vợ chồng cô cũng có thể cãi nhau suốt mấy ngày.
Có lần, An An than với cô bạn thân rằng:
"Nhìn chồng cậu mà xem, biết kiếm tiền như thế, chẳng bù với chồng mình, chỉ biết xuống bếp nấu cơm, quá vô tích sự rồi!"
Không ngờ cô bạn kia nghe xong lại đáp:
"Tớ ngược lại muốn có một người chồng dịu dàng như thế, có thể nấu ăn, trò chuyện với tớ. Chồng tớ suốt ngày chỉ nghĩ đến kiếm tiền thôi..."
Thật ngạc nhiên, người chồng vô dụng trong mắt An An lại là điều mà người khác ngưỡng mộ.
Trang Tử có một người bạn tên Huệ Tử. Một hôm nọ, vua nước Ngụy tặng cho Huệ Tử một hạt giống lớn và nói với ông ta rằng đó là một hạt giống rất đặc biệt.
Huệ Tử về nhà và trồng hạt xuống đất, chờ hạt nảy mầm. Chẳng mấy chốc, hạt giống kia phát triển thành một quả bầu hồ lô to bằng một ngôi nhà.
Huệ Tử bắt đầu lo lắng vì vốn dĩ vỏ bầu hồ lô thường dùng làm muỗng múc nước. Nhưng quả nhà mình thì quá lớn, lại nặng như vậy, ai mà nâng cho được?
Khi nghe bạn kể phiền não của mình, Trang Tử liền cười nói:
"Quả bầu hồ lô này nếu đã không thể dùng múc nước được, vậy tại sao không chịu dùng nó như một chiếc thuyền trôi nổi, dùng để kiếm ăn, di chuyển trên sông?"
Lúc này, Huệ Tử thông suốt hẳn, thật không ngờ thứ mà bản thân coi là gánh nặng hóa ra lại chính là một báu vật.
Hầu hết những thứ "hữu ích" và "vô dụng" mà chúng ta thấy đều xuất phát từ quan điểm của chính chúng ta.
Nếu chúng ta có thể thay đổi cách nghĩ, chúng ta có thể dễ dàng tiếp nhận và thưởng thức điểm tốt của người khác nhiều hơn, làm việc cũng hiệu quả và vui vẻ hơn.
Muốn có tình yêu mỹ mãn và vĩnh cửu, hai người nên dành thời gian nói chuyện thẳng thắn với nhau, để đôi bên có cái nhìn khác và hiểu nhau hơn.
Có câu: "Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng."
Trong tình cảm, muốn có cuộc sống thập toàn thập mỹ, ba phần do cá nhân yêu thích, bảy phần còn lại cần do đôi bên cùng vun đắp, bồi dưỡng cho nhau.
Ba phần do trời định, bảy phần do người làm
Người xưa có câu: "Đời người 10 chuyện đã có 8, 9 chuyện không như ý." Nhưng có nhiều người khi gặp chuyện không như ý, thường hay tự gán cho mình cái mác "số khổ".
Lớp tôi từng có người như vậy, cô ấy thường than vãn trên Facebook rằng:
"Có tài mà không có thời, cố gắng cách mấy cũng bằng không!"
Cô ấy đúng thực là một người tài năng, nhưng khi làm việc lại không cho ra được năng suất tốt. Nhiều lần, bản thảo thiết kế bị khách hàng trả lại, sửa đến lần thứ ba vẫn chưa làm họ hài lòng.
Lãnh đạo phê bình cô ấy chưa đủ chân thành khi giao tiếp với khách hàng, vị trí còn khó giữ chứ đừng nói đến việc thăng chức, tăng lương.
Cô ấy cảm thấy vô cùng bất công cũng như bất mãn với cả khách hàng và lãnh đạo, nghĩ rằng bọn họ cố tình gây khó dễ cho cô ấy.
Cả đời này, rất nhiều khi bạn không được như ý nguyện không phải vì số bạn khổ, không phải vì bạn không đẹp, cũng không phải vì bạn không có cơ hội. Chỉ là vì bạn còn chưa nỗ lực đủ mà thôi.
Sống, chỉ cần bạn đủ mạnh mẽ, nỗ lực, làm việc chăm chỉ thay đổi bản thân, bạn nhất định sẽ có khả năng cạnh tranh. Ngược lại, nếu bạn dễ dàng từ bỏ, bị đào thải cũng là chuyện hiển nhiên!
Trong công việc, ngoài việc cần nghiêm túc và có trách nhiệm ra, muốn đề cao năng lực của chính mình, bạn cần phải học được cách tiến và lùi đúng thời điểm.
Chìa khóa để quyết định thành công hay thất bại của một người đó chính là: Ba phần do cách làm việc, bảy phần do cách làm người.
Ba phần hồ đồ, bảy phần biết đủ
Có một triết gia từng nói rằng: "Những người sáng suốt nhất, chính là những người biết khi nào cần nên sống hồ đồ."
Nghĩ quá nhiều, chỉ khiến bạn thêm chán nản, ít hy vọng. Nhìn thấu hết thảy, chỉ khiến bạn thêm chán ghét chuyện thế tục, ít niềm tin về tương lai.
Dù là người yêu, bạn bè hay đối tác làm việc đi nữa, cũng không thể nào hoàn toàn hiểu rõ hết đối phương. Thế nên, khi giữa hai người nảy sinh khúc mắc, nếu là những chuyện nhỏ nhặt không đáng tính toán, tốt nhất là nên giả hồ đồ cho qua chuyện để giữ hòa khí.
Chúng ta phải học cách chấp nhận những chuyện không như ý, và hài lòng với thực tại. Ham muốn càng nhiều, chỉ khiến thất vọng càng lớn.
Trong "Tiêu dao du" còn kể về 2 động vật nhỏ là chim hồng tước và chuột chũi.
Chim hồng tước là một loại chim rất nhỏ. Bởi vì nó được sống trong một khu rừng lớn mà luôn luôn cảm thấy đắc ý.
Nhưng Trang Tử nói rằng, thực tế chim hồng tước chỉ cần một nhánh cây là đủ làm chỗ ở cho mình.
Chuột chũi cũng vậy, nó đi qua con sông nào, nhất định sẽ uống nước ở đó, và nghĩ rằng bản thân đã uống nước của cả con sông, nhưng nó nào biết nước nó uống chỉ giới hạn trong một cái bụng.
Người cũng như vậy, tầm mắt thường cao hơn năng lực, cái miệng thường nhanh hơn suy nghĩ. Như vậy rất dễ chuốc họa vào thân.
Cuộc sống mỗi người đều có giai điệu riêng, có lúc đi được nhanh, có khi trôi qua chậm, có lúc sống sang, có khi nghèo hèn.
Ba phần hồ đồ khiến bản thân giảm được nhiều phiền não không đáng có trong cuộc sống. Bảy phần biết đủ khiến bản thân có nhiều niềm vui nho nhỏ, cảm nhận được nhiều hạnh phúc cũng như đủ bình tĩnh hơn khi đối diện với những thứ không như ý nguyện.
Cuối quyển sách "Tiêu dao du", Trang Tử từng nói rằng:
"Mỗi người đều có đặc điểm riêng".
Ông đã sử dụng câu chuyện "cá côn biến thân thành chim bằng" để nói với chúng ta một điều:
"Sinh mệnh của chúng ta không thể bị giới hạn trong một cái khung cố định!"
Chúng ta không nên tự giới hạn đời mình trong một khuôn khổ. Nếu muốn mười phần mỹ mãn, đạo lý chỉ nên học ba phần, còn lại bảy phần chúng ta hãy tự linh hoạt ứng dụng.
Tương tự, để sống cuộc đời tiêu dao, tự tại như thế, chúng ta cũng cần nắm chắc quy luật 3 + 7!
Ba phần yêu thích, bảy phần bồi dưỡng
Tất cả chúng ta đều từng nghe câu: "Nếu yêu, xin hãy yêu sâu đậm", nhưng có bao nhiêu người lúc yêu thì ngọt ngào, sau kết hôn thì muốn chia tay cho bằng được?
An An cũng đang nằm trong tình trạng đó, vì một chút chuyện nhỏ nhặt, hai vợ chồng cô cũng có thể cãi nhau suốt mấy ngày.
Có lần, An An than với cô bạn thân rằng:
"Nhìn chồng cậu mà xem, biết kiếm tiền như thế, chẳng bù với chồng mình, chỉ biết xuống bếp nấu cơm, quá vô tích sự rồi!"
Không ngờ cô bạn kia nghe xong lại đáp:
"Tớ ngược lại muốn có một người chồng dịu dàng như thế, có thể nấu ăn, trò chuyện với tớ. Chồng tớ suốt ngày chỉ nghĩ đến kiếm tiền thôi..."
Thật ngạc nhiên, người chồng vô dụng trong mắt An An lại là điều mà người khác ngưỡng mộ.
Trang Tử có một người bạn tên Huệ Tử. Một hôm nọ, vua nước Ngụy tặng cho Huệ Tử một hạt giống lớn và nói với ông ta rằng đó là một hạt giống rất đặc biệt.
Huệ Tử về nhà và trồng hạt xuống đất, chờ hạt nảy mầm. Chẳng mấy chốc, hạt giống kia phát triển thành một quả bầu hồ lô to bằng một ngôi nhà.
Huệ Tử bắt đầu lo lắng vì vốn dĩ vỏ bầu hồ lô thường dùng làm muỗng múc nước. Nhưng quả nhà mình thì quá lớn, lại nặng như vậy, ai mà nâng cho được?
Khi nghe bạn kể phiền não của mình, Trang Tử liền cười nói:
"Quả bầu hồ lô này nếu đã không thể dùng múc nước được, vậy tại sao không chịu dùng nó như một chiếc thuyền trôi nổi, dùng để kiếm ăn, di chuyển trên sông?"
Lúc này, Huệ Tử thông suốt hẳn, thật không ngờ thứ mà bản thân coi là gánh nặng hóa ra lại chính là một báu vật.
Hầu hết những thứ "hữu ích" và "vô dụng" mà chúng ta thấy đều xuất phát từ quan điểm của chính chúng ta.
Nếu chúng ta có thể thay đổi cách nghĩ, chúng ta có thể dễ dàng tiếp nhận và thưởng thức điểm tốt của người khác nhiều hơn, làm việc cũng hiệu quả và vui vẻ hơn.
Muốn có tình yêu mỹ mãn và vĩnh cửu, hai người nên dành thời gian nói chuyện thẳng thắn với nhau, để đôi bên có cái nhìn khác và hiểu nhau hơn.
Có câu: "Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng."
Trong tình cảm, muốn có cuộc sống thập toàn thập mỹ, ba phần do cá nhân yêu thích, bảy phần còn lại cần do đôi bên cùng vun đắp, bồi dưỡng cho nhau.
Ba phần do trời định, bảy phần do người làm
Người xưa có câu: "Đời người 10 chuyện đã có 8, 9 chuyện không như ý." Nhưng có nhiều người khi gặp chuyện không như ý, thường hay tự gán cho mình cái mác "số khổ".
Lớp tôi từng có người như vậy, cô ấy thường than vãn trên Facebook rằng:
"Có tài mà không có thời, cố gắng cách mấy cũng bằng không!"
Cô ấy đúng thực là một người tài năng, nhưng khi làm việc lại không cho ra được năng suất tốt. Nhiều lần, bản thảo thiết kế bị khách hàng trả lại, sửa đến lần thứ ba vẫn chưa làm họ hài lòng.
Lãnh đạo phê bình cô ấy chưa đủ chân thành khi giao tiếp với khách hàng, vị trí còn khó giữ chứ đừng nói đến việc thăng chức, tăng lương.
Cô ấy cảm thấy vô cùng bất công cũng như bất mãn với cả khách hàng và lãnh đạo, nghĩ rằng bọn họ cố tình gây khó dễ cho cô ấy.
Cả đời này, rất nhiều khi bạn không được như ý nguyện không phải vì số bạn khổ, không phải vì bạn không đẹp, cũng không phải vì bạn không có cơ hội. Chỉ là vì bạn còn chưa nỗ lực đủ mà thôi.
Sống, chỉ cần bạn đủ mạnh mẽ, nỗ lực, làm việc chăm chỉ thay đổi bản thân, bạn nhất định sẽ có khả năng cạnh tranh. Ngược lại, nếu bạn dễ dàng từ bỏ, bị đào thải cũng là chuyện hiển nhiên!
Trong công việc, ngoài việc cần nghiêm túc và có trách nhiệm ra, muốn đề cao năng lực của chính mình, bạn cần phải học được cách tiến và lùi đúng thời điểm.
Chìa khóa để quyết định thành công hay thất bại của một người đó chính là: Ba phần do cách làm việc, bảy phần do cách làm người.
Ba phần hồ đồ, bảy phần biết đủ
Có một triết gia từng nói rằng: "Những người sáng suốt nhất, chính là những người biết khi nào cần nên sống hồ đồ."
Nghĩ quá nhiều, chỉ khiến bạn thêm chán nản, ít hy vọng. Nhìn thấu hết thảy, chỉ khiến bạn thêm chán ghét chuyện thế tục, ít niềm tin về tương lai.
Dù là người yêu, bạn bè hay đối tác làm việc đi nữa, cũng không thể nào hoàn toàn hiểu rõ hết đối phương. Thế nên, khi giữa hai người nảy sinh khúc mắc, nếu là những chuyện nhỏ nhặt không đáng tính toán, tốt nhất là nên giả hồ đồ cho qua chuyện để giữ hòa khí.
Chúng ta phải học cách chấp nhận những chuyện không như ý, và hài lòng với thực tại. Ham muốn càng nhiều, chỉ khiến thất vọng càng lớn.
Trong "Tiêu dao du" còn kể về 2 động vật nhỏ là chim hồng tước và chuột chũi.
Chim hồng tước là một loại chim rất nhỏ. Bởi vì nó được sống trong một khu rừng lớn mà luôn luôn cảm thấy đắc ý.
Nhưng Trang Tử nói rằng, thực tế chim hồng tước chỉ cần một nhánh cây là đủ làm chỗ ở cho mình.
Chuột chũi cũng vậy, nó đi qua con sông nào, nhất định sẽ uống nước ở đó, và nghĩ rằng bản thân đã uống nước của cả con sông, nhưng nó nào biết nước nó uống chỉ giới hạn trong một cái bụng.
Người cũng như vậy, tầm mắt thường cao hơn năng lực, cái miệng thường nhanh hơn suy nghĩ. Như vậy rất dễ chuốc họa vào thân.
Cuộc sống mỗi người đều có giai điệu riêng, có lúc đi được nhanh, có khi trôi qua chậm, có lúc sống sang, có khi nghèo hèn.
Ba phần hồ đồ khiến bản thân giảm được nhiều phiền não không đáng có trong cuộc sống. Bảy phần biết đủ khiến bản thân có nhiều niềm vui nho nhỏ, cảm nhận được nhiều hạnh phúc cũng như đủ bình tĩnh hơn khi đối diện với những thứ không như ý nguyện.
Tác giả bài viết: Van Thanh Nguyen
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn