"Trí thông minh sẽ bị thay đổi theo thời gian?"

Thứ sáu - 02/01/2015 17:57

"Trí thông minh sẽ bị thay đổi theo thời gian?"

Nhiều người cho rằng, con người chúng ta đang ngày càng trở nên... kém thông minh? Điều này có vẻ khó nghe nhưng lại là sự thật.
Kết luận này được rút ra từ một cuộc điều tra về chỉ số IQ của các nước phát triển như Anh, Úc và Hà Lan mới đây. Nghiên cứu này như một "gáo nước lạnh" dội lên ý tưởng coi chỉ số IQ - đại lượng để đo trí thông minh ở một người như đặc điểm lâu dài và khó thay đổi. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra, điều này không đúng.
 

 
Nói một cách chung nhất, trí thông minh có thể hiểu là khả năng học hỏi nhanh và thích nghi với môi trường mới. Bài kiểm tra IQ được lập ra để đánh giá vốn từ vựng, khả năng giải quyết vấn đề, tính logic... của mỗi người. Và thông thường, nhiều người lấy luôn chỉ số IQ làm tiêu chí so sánh trí thông minh của hai con người khác nhau.
 
Bản thân “điểm số” không phải là điều mà bài kiểm tra IQ đánh giá mà chính là những kỹ năng chúng ta có tại thời điểm đó. Tuy vậy nhiều người lại hiểu nhầm chỉ số này là một con số cố định.


Nhiều người nhầm tưởng rằng, trí thông minh là một “đại lượng” cố định nhưng sự thật lại không phải như vậy.
 
Khái niệm về việc kiểm tra trí thông minh được đưa ra lần đầu tiên bởi một nhà tâm lý học người Pháp vào đầu thập niên 90. Mục đích ban đầu của việc này là giúp chúng ta hiểu rõ hơn về trình độ và mức độ nhanh chậm của trẻ con khi học ở trường.
 
Tuy nhiên ngược lại, chúng ta lại sử dụng chính chỉ số IQ làm cái cớ để giải thích cho sự khác biệt đó. Việc nhầm lẫn trong mục đích sử dụng của điểm IQ đã biến điểm số này thành  một “đại lượng” cố định, một “phẩm chất” xác định của mỗi người.
 
 
Một lý do nữa khiến nhiều người dễ dàng hiểu nhầm rằng chỉ số IQ là cố định nằm ở chính hệ thống tính điểm của bài kiểm tra này. 
 
Những bài kiểm tra IQ tiêu chuẩn được các nhà tâm lý học lâm sàng sử dụng để chẩn đoán cũng khá phức tạp. Số điểm đưa ra ở cuối chỉ mang tính chất tương đối và được điều chỉnh dựa trên kết quả nghiên cứu nhiều người ở cùng một độ tuổi. 
 
Đây là một trong những câu hỏi kiểm tra chỉ số IQ.
 
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nếu bạn có cơ hội chuẩn bị trước khi làm các bài kiểm tra, IQ của bạn sẽ cao hơn. Lý do là bởi hệ thống tính điểm của các bài test IQ đã tính đến yếu tố “kinh nghiệm”. 
 
Trên thực tế, số điểm của bạn sẽ cải thiện theo thời gian nhưng máy tính sẽ khấu trừ khoản này đi, khiến điểm số của bạn gần như giữ nguyên. Điểm số như vậy được gọi là “điểm số chuẩn”.
 

Bài kiểm tra IQ và hệ thống tính điểm tự điều chỉnh để đảm bảo mức IQ trung bình là 100 dù rằng khả năng trí tuệ của loài người được công nhận là đã tăng lên.
 
Do số điểm trong bài test IQ gần như không đổi nên nhiều người tin, trí thông minh của mỗi người tương đối ổn định. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết chúng ta đều thông minh hơn theo thời gian. 
 
Con người thông minh hơn theo thời gian.
 
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên các trẻ em mắc bệnh tự kỷ cho thấy rằng, phần lớn số trẻ gặp khó khăn trong việc học nhưng được chẩn đoán và điều trị chuyên sâu ngay từ sớm đã có mức tăng IQ đáng ghi nhận. 
 
Một nghiên cứu khác được tiến hành ở NaUy vào năm 2009 cũng đưa ra kết luận về sự phát triển về trí thông minh của trẻ. Vào thập niên 60, các trường học ở Na Uy đã đưa ra quy chế tăng thêm hai năm học bắt buộc.
 
Sau mỗi năm, các em sẽ phải làm bài kiểm tra. Kết quả là, chỉ số IQ của các em đã tăng lên 3,7 điểm cho mỗi năm học thêm.
 
 
Một số nghiên cứu khác của chuyên gia John Jonides và đồng nghiệp tại trường ĐH Michigan chỉ ra được sự cải thiện về trí thông minh sau khi người chơi tham gia “nhiệm vụ n-back” - một bài kiểm tra trí nhớ trên máy tính. 
 
Bên cạnh đó, một nghiên cứu thử nghiệm gần đây cũng cho thấy chúng ta có thể làm tăng chỉ số IQ của trẻ một cách đáng kể bằng cách đào tạo chúng với bài tập kỹ năng ngôn ngữ trong khoảng vài tháng.
 

 
Tất cả nghiên cứu trên cho thấy rằng, quan niệm về chỉ số thông minh là một đặc điểm cố định là hoàn toàn sai lầm. Trí thông minh hoàn toàn có thể "biến thiên" khi chúng ta gia tăng kỹ năng học tập của mình.
 

 
Do vậy, thay vì sử dụng điểm số IQ như một cách biện hộ cho hiệu suất trong việc học tập ở trường, chúng ta hãy xóa bỏ những giới hạn này và thúc đẩy sự phát triển tài năng thực thụ.
 
 

Tác giả bài viết: Thanh Nguyen

Nguồn tin: (Nguồn: Livescience, Wikipedia)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập76
  • Hôm nay16,010
  • Tháng hiện tại285,907
  • Tổng lượt truy cập36,340,462
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây