Tử tế là liều “hóa trị” cho căn bệnh tâm hồn

Thứ tư - 03/07/2019 08:58

Tử tế là liều “hóa trị” cho căn bệnh tâm hồn

Chúng ta đều cho rằng nhiệm vụ của mình là phải làm sao cho cuộc sống trở nên tốt hơn, vì thế ai ai cũng đều nỗ lực “tranh”, “đấu”. Tuy vậy, có một “câu thần chú” trong cuộc sống rằng: Khi lòng tốt ở vị trí trung tâm, mọi thứ có thể được “hóa giải”, và đôi khi đi theo con đường ngược lại lại chính là lối ra.

Điều gì khiến bạn luôn bất mãn?

Có phải bạn đang ở đâu đó trên con đường tạo ấn tượng rằng mình cần phải trở nên phi thường để xứng đáng có một vị trí trên thế giới? Có phải bạn cho rằng mình luôn trong trạng thái “chiến đấu”, tức giận với người khác và với cuộc sống của chính mình, bị tra tấn bởi vô số gánh nặng,…Với quan niệm rằng “Kẻ mạnh là kẻ được”, chúng ta đang theo đuổi và giành lấy tất cả những gì mình cho là tốt.

Tác giả Sadhguru đã mô tả một tình huống như thế này: Thời điểm bạn đang theo đuổi hạnh phúc của mình, bạn sẽ xung đột với phần còn lại của thế giới. Giả sử tôi đang theo đuổi hạnh phúc của mình theo một hướng, bạn đang theo đuổi hạnh phúc của mình theo hướng ngược lại, và cả hai chúng ta gặp nhau. Chuyện gì sẽ xảy ra? Ban đầu, nhờ vào giáo dục, văn hóa của bạn hay điều gì đó khác, bạn sẽ nói, “Xin vui lòng tránh xa khỏi tôi”. Nhưng tôi đâu có chịu. Sau đó, bạn muốn nhẹ nhàng đẩy tôi sang một bên và đi. Dù vậy, tôi không chịu đi. Sau đó, bạn muốn xô tôi và đi, nhưng tôi lại từ chối. Điều tiếp theo là bạn muốn bắn tôi.

Bằng cách này hay cách khác, bạn muốn thoát khỏi bất cứ điều gì cản trở mục đích của bạn. Bạn có thể không đủ can đảm để bắn ai đó, nhưng bạn muốn người đó ít nhất bằng cách nào đó tự mình biến mất khỏi hành tinh. Rồi bạn gặp một người “khổng lồ” đáng ghét khác đang theo đuổi mục tiêu giống như bạn. Nếu bạn tình cờ bị hắn chà đạp, bạn nghĩ rằng thế giới là không công bằng. Bạn ước sao mình gặp một con kiến ​​và chà đạp lên nó, bạn cho đó là công bằng.

Và từ đó “căn bệnh” của con người chúng ta càng ngày càng trầm trọng, biểu hiện trên bề mặt chính là sự bất mãn, than phiền, luôn cảm thấy bất công mãi không thôi.

Chúng ta tưởng tượng rằng một cuộc sống yên tĩnh là điều mà chỉ những người thất bại không có lựa chọn nào khác tìm kiếm đến. Tuy nhiên, những người dựng lên các tòa nhà chọc trời, viết những cuốn sách bán chạy nhất, biểu diễn trên sân khấu với nụ cười luôn nở trên môi, trên thực tế, có thể là những người chịu rất nhiều áp lực và lo lắng xã hội, họ rơi các các trạng thái trầm cảm khác nhau. Trong khi những người có cuộc sống bình thường, hoặc bị xem là “tầm thường”, lại có thể là những tâm hồn bình ổn và khoáng đạt nhất.

Nhà sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Isha Foundation, ông Sadhguru đưa ra nhận định rằng: “Nó phụ thuộc vào những gì bạn nhận được từ cuộc sống. Nếu bạn có được nhiều thứ tốt trong cuộc sống của mình, bạn nghĩ rằng Thiên Chúa rất tốt bụng, từ bi, tuyệt vời, và thế giới thật đẹp. Nếu bạn bị thế giới chà đạp, bạn nghĩ rằng Chúa không công bằng và thế giới là nơi tồi tệ”.

Kinh Thánh giảng rằng: “Chúng ta không thể quyết định điều gì là đúng, sai, công bằng hoặc không công bằng bởi vì, ngay từ đầu, phán đoán của chúng ta đã bị vấy bẩn bởi tội lỗi và, thứ hai, chúng ta không nhìn thấy bức tranh đầy đủ”.

Những than phiền, tranh giành, oán hận mà chúng ta vẫn “nuôi dưỡng” được tác giả Steve Lee gọi đó là chứng bệnh “Mất trí nhớ tâm linh”, là một căn bệnh chết người đe dọa đức tin và niềm vui của bạn hơn bất kỳ căn bệnh ung thư nào. Nó thâm nhập vào cốt lõi và làm thối rữa trái tim bạn từ bên trong.

“Hóa trị” cho căn bệnh tâm hồn

Nhà văn nổi tiếng Dennis Merritt Jones đã nói: “Thế giới ngoài kia sẽ làm mọi thứ trong khả năng của nó để khiến chúng ta nhầm lẫn giữa việc kết nối với bản thân thực sự của chính mình”.

Nếu toàn bộ cuộc sống của bạn trở thành một biểu hiện của niềm vui, của tinh thần lạc quan, và của một tâm hồn tử tế, thì bạn sẽ “bước đi” rất nhẹ nhàng trên hành tinh này. Một trái tim biết ơn và nhân ái sẽ không bị ảnh hưởng bởi tài khoản ngân hàng của bạn, chẩn đoán bác sỹ, hoặc lời khen ngợi bạn nhận được.

Có một câu chuyện kể về một người đàn ông mà mọi người cho rằng rất “kỳ lạ”, bởi vì anh ta không bao giờ than phiền. Anh ta sống cùng mấy người bạn trong một căn phòng nhỏ, cuộc sống rất bất tiện nhưng anh lúc nào cũng vui vẻ. Có người hỏi anh điều này có gì vui chứ. Anh trả lời: “Bạn bè sống cùng nhau, lúc nào cũng có thể trao đổi suy nghĩ, chia sẻ tình cảm, không phải việc đáng vui sao?”

Một thời gian sau, mấy người bạn lần lượt lập gia đình và dọn đi hết, anh ta chỉ còn một mình nhưng vẫn vui tươi. Người ta lại hỏi anh rằng sống đơn độc thế có gì vui. Anh trả lời: “Tôi có rất nhiều sách! Mỗi cuốn sách là một người thầy. Sống cùng với nhiều người thầy như thế, lúc nào cũng có thể thỉnh giáo họ, chẳng phải đáng vui mừng sao!”

Mấy năm sau anh cũng lấy vợ, dọn đến ở tầng trệt ở một chung cư. Người ở tầng trên cứ đổ nước dơ, ném rác, chuột chết, quần áo rách xuống phía dưới, nhưng anh vẫn vui tươi. Người ta thắc mắc thì anh bảo: “Ở tầng trệt rất nhiều điều tuyệt vời, ví dụ như vào cửa là tới nhà, không cần leo cầu thang, chuyển đồ đạc cũng tiện mà không mất nhiều sức, bạn bè đến thăm dễ dàng, tôi lại còn trồng được một ít hoa dưới đất,…những thú vui không sao đếm xuể”.

Một năm sau, người bạn anh ở tầng cao nhất chung cư có mẹ già bị liệt nửa người, lên xuống lầu rất bất tiện, muốn đổi nhà tầng trệt với anh, anh vui vẻ dọn nhà lên ở tầng cao. Thế là, người ta lại cười nhạo hỏi anh còn vui được nữa không. Anh liền đáp: “Phải, điều này hay không kém, này nhé, mỗi ngày lên xuống cầu thang mấy lần là cơ hội tốt để tập thể dục, ánh sáng tốt, đọc sách, viết văn không hại mắt, không ai quấy nhiễu trên đầu mình, ngày đêm đều yên tĩnh”.

Một người có vẻ rất “khờ khạo” như anh chàng này thực ra lại là người rất tốt, dù trong hoàn cảnh nào cũng giữ vững tinh thần lạc quan, không hề oán giận ai, mà lại sẵn sàng giúp đỡ người khác. Như lời khuyên của tiểu thuyết gia nổi tiếng Henry James, khi được hỏi làm thế nào để sống tốt cuộc sống của mình mà không phải phàn nàn điều gì, ông đã trả lời:

Có ba điều rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Đầu tiên là phải tử tế. Thứ hai là tử tế. Và thứ ba là trở nên tử tế.

Rào cản lớn nhất đối với một người là sự sắp đặt giữa sự tử tế với lợi ích cá nhân của chính mình. Trong tác phẩm tuyệt vời “Bắt được tình yêu bạn muốn”, Tiến sỹ Harville Hendrix đã nghiên cứu về hiện tượng làm thế nào tâm trí vô thức của chúng ta không thể phân biệt giữa hành động tử tế đối với với người khác và đối với chính chúng ta.

Bộ não của chúng ta, như Tiến sỹ Hendrix đề cập đến, chỉ xử lý các tín hiệu từ vỏ não và không thể phân biệt rõ ràng các hành động hướng ra ngoài hoặc hướng vào trong. Nói cách khác, lòng tốt đối với người khác được bộ não cảm nhận giống như cách mà lòng tốt hướng đến chính mình.

Hãy sống tử tế. (Ảnh: usiter.com)

Theo Hendrix, cách duy nhất để mỗi người thực sự cảm nhận được tình yêu thương mà tất cả chúng ta khao khát và mong muốn, là tử tế với người khác. Chỉ sau đó, tâm trí bạn mới nhận được những thông điệp yêu thương cần thiết để chữa lành nỗi đau nội tâm sâu xa. Mỗi chúng ta đều có sức mạnh để liên tục mở rộng sự tử tế đến người khác, và gửi đến bộ não chúng ta những thông điệp của tình yêu thương.

Tâm An

Làm người tử tế chẳng hề khó

Có một xu hướng đang ngày càng nổi bật và thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Một là sóng lan tỏa, truyền đi lời nhắn nhủ làm “Người tử tế”. Có một chút gì đó vui vui, ấm áp, nhưng cũng có một chút gì đó gờn gợn, tiếc nuối. Bởi cái điều ai lớn lên cũng phải làm được đầu tiên ấy lại đang trở thành một lời kêu gọi. Và khi cộng đồng phải ới nhau, rủ nhau tử tế hơn, thì đó là khi chúng ta đang ở dưới đáy của con dốc đạo đức.

“Theo anh thế nào là sự tử tế?”

– Chịu, thế nào là sự tử tế… bây giờ khó lắm đấy!

– … Chữ tử tế thường thì chỉ ở miệng những người có tuổi hoặc những người hơi xưa, bây giờ thì bận lắm, mấy ai có thời giờ để luận bàn những chuyện xa xôi ấy!

– Đây là một câu hỏi lẩm cẩm! Tử tế à, các ông thử nghĩ mà xem. Người cần sự cứu giúp thì gặp kẻ muốn ban ơn, là thành sự tử tế. Người sa cơ lỡ vận, gặp kẻ cần tiếng thơm để toan tính những việc xa hơn, cũng thành sự tử tế. Tử tế là cái gì đó tế nhị, có đi có lại”.

Đó là một đoạn phóng vấn nhiều nhân vật trong bộ phim tài liệu được sản xuất từ hơn 30 năm trước đây của đạo diễn Trần Văn Thủy. Không chỉ có những điều cực đoan như đoạn hội thoại trên, bộ phim cuối cùng cũng tìm được sự tử tế và truyền đi thông điệp tốt đẹp, chân chính của mình. Nhưng nó vẫn còn tính thời sự cho tới bây giờ bởi vẫn còn rất nhiều người chưa thể hiểu “tử tế” là gì và làm sao cần phải tử tế.

“Chuyện tử tế” đã được được đạo diễn người Mỹ John Gavito đề cử là một trong 10 bộ phim tài liệu hay nhất thế giới mọi thời đại. Nó đang được thế hệ trẻ truyền nhau trên những trang mạng xã hội bởi tính thực tế cho đến tận bây giờ. Và điều đó có nghĩa là chúng ta vẫn đang đi tìm sự tử tế trong suốt 30 năm qua.

Chính vị đạo diễn 76 tuổi cũng phải ngạc nhiên: “Điều này hoàn toàn bất ngờ với tôi. Vì khi làm phim này, tôi cứ nghĩ sau 30 năm xã hội sẽ tiến bộ lên, con người sẽ hạnh phúc hơn, được bù đắp chứ tôi không nghĩ bây giờ người ta khát khao sự tử tế hơn ngày xưa”.

Tử tế hóa ra lại đơn giản hơn bạn tưởng

Khi được hỏi “Thế nào là sự tử tế?”, những nhân vật trong phim đã đưa ra nhiều câu trả lời rất khác nhau. Không chỉ mang một mầu sắc xam xám như đoạn đã trích dẫn ở trên, cũng có những ý kiến tin tưởng rằng người tử tế còn rất nhiều ở xung quanh ta.

Một bậc lão niên giải thích rằng: “Tử tế, hai chữ đó là từ gốc Hán. Chữ ‘tử’ có nghĩa việc nhỏ nhất, mà ‘tế’ là điều nhỏ nhất. Hai chữ “tử tế” cộng chung lại nó có nghĩa rằng là cẩn thận từ cái việc nhỏ nhất”.

Nghe qua thì thấy chẳng có chút gì liên quan, người ta còn cho rằng, từ gốc Hán sau thời gian dài mượn dùng đã bị hiểu sai đi, thành một từ tiếng Việt mới. Nhưng sau biết bao những định nghĩa về sự tử tế, cuối cùng, hóa ra chữ “tử tế” thật sự lại có mối liên hệ với những điều nhỏ nhất.

Bất kể là việc gì, chỉ cần làm cho đúng, cho chính từ những điều nhỏ nhất, thì tự khắc chúng ta đã làm được việc tốt. Ở vào bất kỳ hoàn cảnh, địa vị, chức phận nào, ta chỉ cần làm cho đủ, cho tròn việc của mình từ những điều nhỏ nhất, thì cũng đã là làm được việc tốt.

Xưa có người làm quan, tận tâm với chức vụ, cả năm không nghỉ ngày nào. Có người bảo: “Sao quan lớn không nghỉ một đôi ngày, tội gì mà nhọc thân vậy?”. Ông đáp lại rằng: “Tôi cũng muốn nghỉ, nhưng chỉ sợ nghỉ ngày nào, thì thiệt cho dân ngày ấy, vì công việc không thể đọng lại được”. Đó là sự tận tâm với chức phận của mình, là hiểu nghĩa vụ của mình đối với xã hội, tự khắc đó trở thành việc tử tế.

Người lao công chăm chỉ, tỉ mẩn quét, gom từng cái lá nhỏ nhất, không quét ào ào vào giờ cao điểm đầy người trên đường, tự khắc đó trở thành việc tử tế.

Người làm nông chăm chỉ chăm bón, nuôi trồng, dùng những cách chân chính nhất để làm nên sản phẩm sạch sẽ, an toàn, tận tụy với nghề nghiệp, chức trách của mình. Đó là sự tử tế.

Người đi bộ qua đường, thì phải đi vào vạch đi đường, đó là sự tử tế.

Người đi ngang qua, thấy cái vòi nước mở chảy ào ào, dừng lại vặn nó lại, đó cũng là việc tử tế. Bởi ở vào hoàn cảnh thấy điều gây thiệt hại, tổn thất, việc đương nhiên của người bình thường là phải làm cho nó chính lại. Vậy thôi, làm đúng, làm chính lại từ những việc nhỏ nhất, đó là sự tử tế.

“Bất cứ làm nghề gì, đi cày hay đi buôn, làm quan hay dạy học, ta cũng phải dốc lòng làm cho hết cái chức trách của ta” – (Trích Luân Lý Giáo khoa thư).

Vì sao phải tử tế?

Kinh Thánh Tân Ước có câu: “Ai trung tín trong việc nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn”.

Cổ nhân từng nói: “Vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi, vật dĩ ác tiểu nhi vi chi”, nghĩa là, đừng tưởng việc thiện nhỏ mà không làm, đừng tưởng việc ác nhỏ mà làm.

Thời Đông Hán có một thiếu niên tên là Trần Phiên. Trần Phiên tự cho mình bất phàm, vậy nên một lòng muốn gây dựng sự nghiệp lớn. Một hôm, người bạn Tiết Cần đến thăm, nhìn thấy tiểu Trần sống một mình trong căn nhà vô cùng bẩn thỉu, liền nói với bạn: “Nho tử sao không quét dọn để tiếp đãi khách?”. Trần Phiên trả lời: “Đại trưởng phu xử thế, nên quét thiên hạ, sao lo một nhà?”. Tiết Cần liền lập tức đáp lại : “Một nhà không quét, sao có thể quét thiên hạ?”. Trần Phiên hiểu ra và không thể nói được lời nào (trích trong “Hậu Hán Thư”).

Lão Tử xưa cũng có câu: “Thiên lý chi hành, thủy vu túc hạ”, tức đi ngàn dặm, bắt đầu từ dưới bước chân.

Không để ý tiểu tiết mà làm cho tròn trịa, cho ngay ngắn, chỉn chu thì cái con người đó còn chưa nên người, sao có thể nên việc lớn.

“Từ rất xa xưa, cha tôi có dạy rằng tử tế có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức nó, đặt nó lên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài của quốc gia. Bởi thiếu nó, một cộng đồng dù có nỗ lực tột bậc và chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn. Hãy hướng con trẻ và cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người – người tử tế – trước khi mong muốn và chăn dắt họ trở thành người có quyền hành, giỏi giang hoặc siêu phàm” – (Trích phim: Chuyện tử tế).

Nếu bạn còn hỏi vì sao phải tử tế, thì đó là câu trả lời. Làm người trước tiên phải tử tế, nếu không thì không ra dáng hình người. Bởi con người cũng như vạn vật của tự nhiên, được trao cho địa vị gì thì phải làm tốt nhất với những gì mình có được.

Như hoa thì phải tỏa hương, khoe sắc cho đời. Cây thì phải vươn cao, tỏa bóng, thanh lọc không khí. Nước thì phải chảy về chỗ trũng, gột rửa mọi ô uế trên đường mình đi. Mặt trời thì tỏa nắng, duy trì sự sống cho muôn loài… Và tất cả đều không đòi hỏi một sự đền đáp, ghi nhận nào hết.

Vậy thì con người cũng phải làm tròn trức phận của mình trước khi mong muốn cải tạo thế giới, đó là làm người tử tế mà không cần điều kiện gì cả.

Người ta cứ bảo làm điều tốt cho người khác thì trước tiên mình cũng phải có điều kiện thì mới làm được chứ. Đó là quan niệm sai lầm. Bởi cứ làm cho tốt những gì trong phạm vi mình phải làm thì bạn đã đang là người tử tế, người tử tế thì chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho những người xung quanh mình mà không cần phải cố gắng đi tìm việc tốt để làm.

Người trồng rau tử tế sẽ mang tới cho xã hội những sản phẩm lành mạnh.

Người thầy giáo tử tế sẽ đào tạo nên những con người tử tế cho xã hội.

Nhà báo tử tế sẽ đưa tin trung thực và thúc đẩy những thông điệp tốt đẹp, tin tưởng trong cộng đồng.

Người làm quan tử tế sẽ chăm lo đời sống của dân, tạo niềm tin vào công bằng và lẽ phải cho người dân…

Chúng ta quên đi rằng gieo nhân nào thì gặp quả ấy, gieo sự tử tế sẽ nhận lại điều tử tế. (Ảnh: linkedin.com)

Hơn nữa, tử tế chính là sự đầu tư mang lại lợi ích lớn trong tương lai. Người tử tế, họ hiểu rằng, khi làm một việc tốt hay việc xấu, nó sẽ đều quay trở lại với mình trong tương lai, không gần thì xa.

Wal-ter Salles, đạo diễn phim nổi tiếng người Brazil, trong một lần chuẩn bị cho bộ phim mới đã tới vùng ngoại ô ở phía Tây thành phố. Trong khi đang đứng tại quảng trưởng, một cậu bé tới gần ông và nói: “Thưa ông, ông có muốn đánh giày không ạ?”.

Wal-ter lắc đầu từ chối. Cậu bé van nài: “Ông ơi, cả ngày hôm nay cháu chưa được ăn gì cả, ông có thể cho cháu mượn chút tiền không ạ? Từ ngày mai cháu sẽ đánh giày chăm chỉ hơn, đảm bảo là sau một tuần cháu sẽ trả lại tiền cho ông!”.

Wal-ter động lòng trắc ẩn, ông bèn lấy ra vài đồng xu đặt vào tay cậu bé. Cậu bé rối rít nói lời cảm ơn rồi chạy vụt đi.

Wal-ter nghĩ rằng cậu này cũng chỉ như những đứa trẻ nghèo khổ sành sỏi khác mà thôi. Bẵng đi một thời gian, ông lại có dịp đi qua khu vực này. Bỗng nhiên một bóng dáng gầy guộc và nhỏ bé vẫy gọi ông từ xa: “Ông ơi, ông đợi một chút ạ!”.

Cậu bé đánh giày ngày nào mồ hôi nhễ nhại chạy đến đưa cho ông vài đồng xu và hổn hển nói: “Ông ơi, cháu đợi ông ở đây lâu lắm rồi, hôm nay cuối cùng cháu cũng trả lại tiền cho ông!”.

Ông đặt các đồng xu vào tay cậu bé, cười và nói với cậu rằng: “Ngày mai cháu tới văn phòng công ty điện ảnh ở trung tâm thành phố tìm ông nhé, ông sẽ dành cho cháu một điều bất ngờ”.

Hôm sau, nhân viên nói với Wal-ter rằng trước cửa có một vài đứa trẻ mặc quần áo rách rưới đang đứng đợi. Cậu bé đánh giày nhìn thấy Wal-ter, chạy lại và vui vẻ thưa rằng: “Thưa ông, các bạn ấy đều mồ côi lưu lạc giống như cháu, các bạn ấy cũng hy vọng có được niềm vui bất ngờ ạ!”.

Wal-ter không thể ngờ rằng một đứa bé vô gia cư nghèo khó lại lương thiện đến thế. Vì vậy ông đã trao vai diễn cho cậu và nói: “Vì sự lương thiện của mình, cháu không cần phải thi sát hạch!”.

Và đó là cách những chuyện tử tế cứ lan đi và quay trở lại với những người tử tế. Nếu bạn thiếu niềm tin và điều đó, thì bạn thật bất hạnh. Bởi nếu thiếu niềm tin, bạn sẽ chỉ luôn nghi ngờ, cảnh giác trước việc tốt của người khác, nhưng lại tiết kiệm hoặc cần có điều kiện mới làm việc tốt của mình. Nhưng việc tốt là để làm, không phải để tính toán.

Tử tế là điều tối thiểu để làm người chứ không phải là thứ cao sang mà chúng ta chỉ làm khi đã đầy đủ những điều kiện vất chất hay tinh thần khác.

 Thuần Dương

Tử tế là liều “hóa trị” cho căn bệnh tâm hồn

Chúng ta đều cho rằng nhiệm vụ của mình là phải làm sao cho cuộc sống trở nên tốt hơn, vì thế ai ai cũng đều nỗ lực “tranh”, “đấu”. Tuy vậy, có một “câu thần chú” trong cuộc sống rằng: Khi lòng tốt ở vị trí trung tâm, mọi thứ có thể được “hóa giải”, và đôi khi đi theo con đường ngược lại lại chính là lối ra.

Điều gì khiến bạn luôn bất mãn?

Có phải bạn đang ở đâu đó trên con đường tạo ấn tượng rằng mình cần phải trở nên phi thường để xứng đáng có một vị trí trên thế giới? Có phải bạn cho rằng mình luôn trong trạng thái “chiến đấu”, tức giận với người khác và với cuộc sống của chính mình, bị tra tấn bởi vô số gánh nặng,…Với quan niệm rằng “Kẻ mạnh là kẻ được”, chúng ta đang theo đuổi và giành lấy tất cả những gì mình cho là tốt.

Tác giả Sadhguru đã mô tả một tình huống như thế này: Thời điểm bạn đang theo đuổi hạnh phúc của mình, bạn sẽ xung đột với phần còn lại của thế giới. Giả sử tôi đang theo đuổi hạnh phúc của mình theo một hướng, bạn đang theo đuổi hạnh phúc của mình theo hướng ngược lại, và cả hai chúng ta gặp nhau. Chuyện gì sẽ xảy ra? Ban đầu, nhờ vào giáo dục, văn hóa của bạn hay điều gì đó khác, bạn sẽ nói, “Xin vui lòng tránh xa khỏi tôi”. Nhưng tôi đâu có chịu. Sau đó, bạn muốn nhẹ nhàng đẩy tôi sang một bên và đi. Dù vậy, tôi không chịu đi. Sau đó, bạn muốn xô tôi và đi, nhưng tôi lại từ chối. Điều tiếp theo là bạn muốn bắn tôi.

Bằng cách này hay cách khác, bạn muốn thoát khỏi bất cứ điều gì cản trở mục đích của bạn. Bạn có thể không đủ can đảm để bắn ai đó, nhưng bạn muốn người đó ít nhất bằng cách nào đó tự mình biến mất khỏi hành tinh. Rồi bạn gặp một người “khổng lồ” đáng ghét khác đang theo đuổi mục tiêu giống như bạn. Nếu bạn tình cờ bị hắn chà đạp, bạn nghĩ rằng thế giới là không công bằng. Bạn ước sao mình gặp một con kiến ​​và chà đạp lên nó, bạn cho đó là công bằng.

Và từ đó “căn bệnh” của con người chúng ta càng ngày càng trầm trọng, biểu hiện trên bề mặt chính là sự bất mãn, than phiền, luôn cảm thấy bất công mãi không thôi.

Chúng ta tưởng tượng rằng một cuộc sống yên tĩnh là điều mà chỉ những người thất bại không có lựa chọn nào khác tìm kiếm đến. Tuy nhiên, những người dựng lên các tòa nhà chọc trời, viết những cuốn sách bán chạy nhất, biểu diễn trên sân khấu với nụ cười luôn nở trên môi, trên thực tế, có thể là những người chịu rất nhiều áp lực và lo lắng xã hội, họ rơi các các trạng thái trầm cảm khác nhau. Trong khi những người có cuộc sống bình thường, hoặc bị xem là “tầm thường”, lại có thể là những tâm hồn bình ổn và khoáng đạt nhất.

Nhà sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Isha Foundation, ông Sadhguru đưa ra nhận định rằng: “Nó phụ thuộc vào những gì bạn nhận được từ cuộc sống. Nếu bạn có được nhiều thứ tốt trong cuộc sống của mình, bạn nghĩ rằng Thiên Chúa rất tốt bụng, từ bi, tuyệt vời, và thế giới thật đẹp. Nếu bạn bị thế giới chà đạp, bạn nghĩ rằng Chúa không công bằng và thế giới là nơi tồi tệ”.

Kinh Thánh giảng rằng: “Chúng ta không thể quyết định điều gì là đúng, sai, công bằng hoặc không công bằng bởi vì, ngay từ đầu, phán đoán của chúng ta đã bị vấy bẩn bởi tội lỗi và, thứ hai, chúng ta không nhìn thấy bức tranh đầy đủ”.

Những than phiền, tranh giành, oán hận mà chúng ta vẫn “nuôi dưỡng” được tác giả Steve Lee gọi đó là chứng bệnh “Mất trí nhớ tâm linh”, là một căn bệnh chết người đe dọa đức tin và niềm vui của bạn hơn bất kỳ căn bệnh ung thư nào. Nó thâm nhập vào cốt lõi và làm thối rữa trái tim bạn từ bên trong.

“Hóa trị” cho căn bệnh tâm hồn

Nhà văn nổi tiếng Dennis Merritt Jones đã nói: “Thế giới ngoài kia sẽ làm mọi thứ trong khả năng của nó để khiến chúng ta nhầm lẫn giữa việc kết nối với bản thân thực sự của chính mình”.

Nếu toàn bộ cuộc sống của bạn trở thành một biểu hiện của niềm vui, của tinh thần lạc quan, và của một tâm hồn tử tế, thì bạn sẽ “bước đi” rất nhẹ nhàng trên hành tinh này. Một trái tim biết ơn và nhân ái sẽ không bị ảnh hưởng bởi tài khoản ngân hàng của bạn, chẩn đoán bác sỹ, hoặc lời khen ngợi bạn nhận được.

Có một câu chuyện kể về một người đàn ông mà mọi người cho rằng rất “kỳ lạ”, bởi vì anh ta không bao giờ than phiền. Anh ta sống cùng mấy người bạn trong một căn phòng nhỏ, cuộc sống rất bất tiện nhưng anh lúc nào cũng vui vẻ. Có người hỏi anh điều này có gì vui chứ. Anh trả lời: “Bạn bè sống cùng nhau, lúc nào cũng có thể trao đổi suy nghĩ, chia sẻ tình cảm, không phải việc đáng vui sao?”

Một thời gian sau, mấy người bạn lần lượt lập gia đình và dọn đi hết, anh ta chỉ còn một mình nhưng vẫn vui tươi. Người ta lại hỏi anh rằng sống đơn độc thế có gì vui. Anh trả lời: “Tôi có rất nhiều sách! Mỗi cuốn sách là một người thầy. Sống cùng với nhiều người thầy như thế, lúc nào cũng có thể thỉnh giáo họ, chẳng phải đáng vui mừng sao!”

Mấy năm sau anh cũng lấy vợ, dọn đến ở tầng trệt ở một chung cư. Người ở tầng trên cứ đổ nước dơ, ném rác, chuột chết, quần áo rách xuống phía dưới, nhưng anh vẫn vui tươi. Người ta thắc mắc thì anh bảo: “Ở tầng trệt rất nhiều điều tuyệt vời, ví dụ như vào cửa là tới nhà, không cần leo cầu thang, chuyển đồ đạc cũng tiện mà không mất nhiều sức, bạn bè đến thăm dễ dàng, tôi lại còn trồng được một ít hoa dưới đất,…những thú vui không sao đếm xuể”.

Một năm sau, người bạn anh ở tầng cao nhất chung cư có mẹ già bị liệt nửa người, lên xuống lầu rất bất tiện, muốn đổi nhà tầng trệt với anh, anh vui vẻ dọn nhà lên ở tầng cao. Thế là, người ta lại cười nhạo hỏi anh còn vui được nữa không. Anh liền đáp: “Phải, điều này hay không kém, này nhé, mỗi ngày lên xuống cầu thang mấy lần là cơ hội tốt để tập thể dục, ánh sáng tốt, đọc sách, viết văn không hại mắt, không ai quấy nhiễu trên đầu mình, ngày đêm đều yên tĩnh”.

Một người có vẻ rất “khờ khạo” như anh chàng này thực ra lại là người rất tốt, dù trong hoàn cảnh nào cũng giữ vững tinh thần lạc quan, không hề oán giận ai, mà lại sẵn sàng giúp đỡ người khác. Như lời khuyên của tiểu thuyết gia nổi tiếng Henry James, khi được hỏi làm thế nào để sống tốt cuộc sống của mình mà không phải phàn nàn điều gì, ông đã trả lời:

Có ba điều rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Đầu tiên là phải tử tế. Thứ hai là tử tế. Và thứ ba là trở nên tử tế.

Rào cản lớn nhất đối với một người là sự sắp đặt giữa sự tử tế với lợi ích cá nhân của chính mình. Trong tác phẩm tuyệt vời “Bắt được tình yêu bạn muốn”, Tiến sỹ Harville Hendrix đã nghiên cứu về hiện tượng làm thế nào tâm trí vô thức của chúng ta không thể phân biệt giữa hành động tử tế đối với với người khác và đối với chính chúng ta.

Bộ não của chúng ta, như Tiến sỹ Hendrix đề cập đến, chỉ xử lý các tín hiệu từ vỏ não và không thể phân biệt rõ ràng các hành động hướng ra ngoài hoặc hướng vào trong. Nói cách khác, lòng tốt đối với người khác được bộ não cảm nhận giống như cách mà lòng tốt hướng đến chính mình.

Hãy sống tử tế. (Ảnh: usiter.com)

Theo Hendrix, cách duy nhất để mỗi người thực sự cảm nhận được tình yêu thương mà tất cả chúng ta khao khát và mong muốn, là tử tế với người khác. Chỉ sau đó, tâm trí bạn mới nhận được những thông điệp yêu thương cần thiết để chữa lành nỗi đau nội tâm sâu xa. Mỗi chúng ta đều có sức mạnh để liên tục mở rộng sự tử tế đến người khác, và gửi đến bộ não chúng ta những thông điệp của tình yêu thương.

Tâm An

Làm người tử tế chẳng hề khó

Có một xu hướng đang ngày càng nổi bật và thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Một là sóng lan tỏa, truyền đi lời nhắn nhủ làm “Người tử tế”. Có một chút gì đó vui vui, ấm áp, nhưng cũng có một chút gì đó gờn gợn, tiếc nuối. Bởi cái điều ai lớn lên cũng phải làm được đầu tiên ấy lại đang trở thành một lời kêu gọi. Và khi cộng đồng phải ới nhau, rủ nhau tử tế hơn, thì đó là khi chúng ta đang ở dưới đáy của con dốc đạo đức.

“Theo anh thế nào là sự tử tế?”

– Chịu, thế nào là sự tử tế… bây giờ khó lắm đấy!

– … Chữ tử tế thường thì chỉ ở miệng những người có tuổi hoặc những người hơi xưa, bây giờ thì bận lắm, mấy ai có thời giờ để luận bàn những chuyện xa xôi ấy!

– Đây là một câu hỏi lẩm cẩm! Tử tế à, các ông thử nghĩ mà xem. Người cần sự cứu giúp thì gặp kẻ muốn ban ơn, là thành sự tử tế. Người sa cơ lỡ vận, gặp kẻ cần tiếng thơm để toan tính những việc xa hơn, cũng thành sự tử tế. Tử tế là cái gì đó tế nhị, có đi có lại”.

Đó là một đoạn phóng vấn nhiều nhân vật trong bộ phim tài liệu được sản xuất từ hơn 30 năm trước đây của đạo diễn Trần Văn Thủy. Không chỉ có những điều cực đoan như đoạn hội thoại trên, bộ phim cuối cùng cũng tìm được sự tử tế và truyền đi thông điệp tốt đẹp, chân chính của mình. Nhưng nó vẫn còn tính thời sự cho tới bây giờ bởi vẫn còn rất nhiều người chưa thể hiểu “tử tế” là gì và làm sao cần phải tử tế.

“Chuyện tử tế” đã được được đạo diễn người Mỹ John Gavito đề cử là một trong 10 bộ phim tài liệu hay nhất thế giới mọi thời đại. Nó đang được thế hệ trẻ truyền nhau trên những trang mạng xã hội bởi tính thực tế cho đến tận bây giờ. Và điều đó có nghĩa là chúng ta vẫn đang đi tìm sự tử tế trong suốt 30 năm qua.

Chính vị đạo diễn 76 tuổi cũng phải ngạc nhiên: “Điều này hoàn toàn bất ngờ với tôi. Vì khi làm phim này, tôi cứ nghĩ sau 30 năm xã hội sẽ tiến bộ lên, con người sẽ hạnh phúc hơn, được bù đắp chứ tôi không nghĩ bây giờ người ta khát khao sự tử tế hơn ngày xưa”.

Tử tế hóa ra lại đơn giản hơn bạn tưởng

Khi được hỏi “Thế nào là sự tử tế?”, những nhân vật trong phim đã đưa ra nhiều câu trả lời rất khác nhau. Không chỉ mang một mầu sắc xam xám như đoạn đã trích dẫn ở trên, cũng có những ý kiến tin tưởng rằng người tử tế còn rất nhiều ở xung quanh ta.

Một bậc lão niên giải thích rằng: “Tử tế, hai chữ đó là từ gốc Hán. Chữ ‘tử’ có nghĩa việc nhỏ nhất, mà ‘tế’ là điều nhỏ nhất. Hai chữ “tử tế” cộng chung lại nó có nghĩa rằng là cẩn thận từ cái việc nhỏ nhất”.

Nghe qua thì thấy chẳng có chút gì liên quan, người ta còn cho rằng, từ gốc Hán sau thời gian dài mượn dùng đã bị hiểu sai đi, thành một từ tiếng Việt mới. Nhưng sau biết bao những định nghĩa về sự tử tế, cuối cùng, hóa ra chữ “tử tế” thật sự lại có mối liên hệ với những điều nhỏ nhất.

Bất kể là việc gì, chỉ cần làm cho đúng, cho chính từ những điều nhỏ nhất, thì tự khắc chúng ta đã làm được việc tốt. Ở vào bất kỳ hoàn cảnh, địa vị, chức phận nào, ta chỉ cần làm cho đủ, cho tròn việc của mình từ những điều nhỏ nhất, thì cũng đã là làm được việc tốt.

Xưa có người làm quan, tận tâm với chức vụ, cả năm không nghỉ ngày nào. Có người bảo: “Sao quan lớn không nghỉ một đôi ngày, tội gì mà nhọc thân vậy?”. Ông đáp lại rằng: “Tôi cũng muốn nghỉ, nhưng chỉ sợ nghỉ ngày nào, thì thiệt cho dân ngày ấy, vì công việc không thể đọng lại được”. Đó là sự tận tâm với chức phận của mình, là hiểu nghĩa vụ của mình đối với xã hội, tự khắc đó trở thành việc tử tế.

Người lao công chăm chỉ, tỉ mẩn quét, gom từng cái lá nhỏ nhất, không quét ào ào vào giờ cao điểm đầy người trên đường, tự khắc đó trở thành việc tử tế.

Người làm nông chăm chỉ chăm bón, nuôi trồng, dùng những cách chân chính nhất để làm nên sản phẩm sạch sẽ, an toàn, tận tụy với nghề nghiệp, chức trách của mình. Đó là sự tử tế.

Người đi bộ qua đường, thì phải đi vào vạch đi đường, đó là sự tử tế.

Người đi ngang qua, thấy cái vòi nước mở chảy ào ào, dừng lại vặn nó lại, đó cũng là việc tử tế. Bởi ở vào hoàn cảnh thấy điều gây thiệt hại, tổn thất, việc đương nhiên của người bình thường là phải làm cho nó chính lại. Vậy thôi, làm đúng, làm chính lại từ những việc nhỏ nhất, đó là sự tử tế.

“Bất cứ làm nghề gì, đi cày hay đi buôn, làm quan hay dạy học, ta cũng phải dốc lòng làm cho hết cái chức trách của ta” – (Trích Luân Lý Giáo khoa thư).

Vì sao phải tử tế?

Kinh Thánh Tân Ước có câu: “Ai trung tín trong việc nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn”.

Cổ nhân từng nói: “Vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi, vật dĩ ác tiểu nhi vi chi”, nghĩa là, đừng tưởng việc thiện nhỏ mà không làm, đừng tưởng việc ác nhỏ mà làm.

Thời Đông Hán có một thiếu niên tên là Trần Phiên. Trần Phiên tự cho mình bất phàm, vậy nên một lòng muốn gây dựng sự nghiệp lớn. Một hôm, người bạn Tiết Cần đến thăm, nhìn thấy tiểu Trần sống một mình trong căn nhà vô cùng bẩn thỉu, liền nói với bạn: “Nho tử sao không quét dọn để tiếp đãi khách?”. Trần Phiên trả lời: “Đại trưởng phu xử thế, nên quét thiên hạ, sao lo một nhà?”. Tiết Cần liền lập tức đáp lại : “Một nhà không quét, sao có thể quét thiên hạ?”. Trần Phiên hiểu ra và không thể nói được lời nào (trích trong “Hậu Hán Thư”).

Lão Tử xưa cũng có câu: “Thiên lý chi hành, thủy vu túc hạ”, tức đi ngàn dặm, bắt đầu từ dưới bước chân.

Không để ý tiểu tiết mà làm cho tròn trịa, cho ngay ngắn, chỉn chu thì cái con người đó còn chưa nên người, sao có thể nên việc lớn.

“Từ rất xa xưa, cha tôi có dạy rằng tử tế có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức nó, đặt nó lên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài của quốc gia. Bởi thiếu nó, một cộng đồng dù có nỗ lực tột bậc và chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn. Hãy hướng con trẻ và cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người – người tử tế – trước khi mong muốn và chăn dắt họ trở thành người có quyền hành, giỏi giang hoặc siêu phàm” – (Trích phim: Chuyện tử tế).

Nếu bạn còn hỏi vì sao phải tử tế, thì đó là câu trả lời. Làm người trước tiên phải tử tế, nếu không thì không ra dáng hình người. Bởi con người cũng như vạn vật của tự nhiên, được trao cho địa vị gì thì phải làm tốt nhất với những gì mình có được.

Như hoa thì phải tỏa hương, khoe sắc cho đời. Cây thì phải vươn cao, tỏa bóng, thanh lọc không khí. Nước thì phải chảy về chỗ trũng, gột rửa mọi ô uế trên đường mình đi. Mặt trời thì tỏa nắng, duy trì sự sống cho muôn loài… Và tất cả đều không đòi hỏi một sự đền đáp, ghi nhận nào hết.

Vậy thì con người cũng phải làm tròn trức phận của mình trước khi mong muốn cải tạo thế giới, đó là làm người tử tế mà không cần điều kiện gì cả.

Người ta cứ bảo làm điều tốt cho người khác thì trước tiên mình cũng phải có điều kiện thì mới làm được chứ. Đó là quan niệm sai lầm. Bởi cứ làm cho tốt những gì trong phạm vi mình phải làm thì bạn đã đang là người tử tế, người tử tế thì chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho những người xung quanh mình mà không cần phải cố gắng đi tìm việc tốt để làm.

Người trồng rau tử tế sẽ mang tới cho xã hội những sản phẩm lành mạnh.

Người thầy giáo tử tế sẽ đào tạo nên những con người tử tế cho xã hội.

Nhà báo tử tế sẽ đưa tin trung thực và thúc đẩy những thông điệp tốt đẹp, tin tưởng trong cộng đồng.

Người làm quan tử tế sẽ chăm lo đời sống của dân, tạo niềm tin vào công bằng và lẽ phải cho người dân…

Chúng ta quên đi rằng gieo nhân nào thì gặp quả ấy, gieo sự tử tế sẽ nhận lại điều tử tế. (Ảnh: linkedin.com)

Hơn nữa, tử tế chính là sự đầu tư mang lại lợi ích lớn trong tương lai. Người tử tế, họ hiểu rằng, khi làm một việc tốt hay việc xấu, nó sẽ đều quay trở lại với mình trong tương lai, không gần thì xa.

Wal-ter Salles, đạo diễn phim nổi tiếng người Brazil, trong một lần chuẩn bị cho bộ phim mới đã tới vùng ngoại ô ở phía Tây thành phố. Trong khi đang đứng tại quảng trưởng, một cậu bé tới gần ông và nói: “Thưa ông, ông có muốn đánh giày không ạ?”.

Wal-ter lắc đầu từ chối. Cậu bé van nài: “Ông ơi, cả ngày hôm nay cháu chưa được ăn gì cả, ông có thể cho cháu mượn chút tiền không ạ? Từ ngày mai cháu sẽ đánh giày chăm chỉ hơn, đảm bảo là sau một tuần cháu sẽ trả lại tiền cho ông!”.

Wal-ter động lòng trắc ẩn, ông bèn lấy ra vài đồng xu đặt vào tay cậu bé. Cậu bé rối rít nói lời cảm ơn rồi chạy vụt đi.

Wal-ter nghĩ rằng cậu này cũng chỉ như những đứa trẻ nghèo khổ sành sỏi khác mà thôi. Bẵng đi một thời gian, ông lại có dịp đi qua khu vực này. Bỗng nhiên một bóng dáng gầy guộc và nhỏ bé vẫy gọi ông từ xa: “Ông ơi, ông đợi một chút ạ!”.

Cậu bé đánh giày ngày nào mồ hôi nhễ nhại chạy đến đưa cho ông vài đồng xu và hổn hển nói: “Ông ơi, cháu đợi ông ở đây lâu lắm rồi, hôm nay cuối cùng cháu cũng trả lại tiền cho ông!”.

Ông đặt các đồng xu vào tay cậu bé, cười và nói với cậu rằng: “Ngày mai cháu tới văn phòng công ty điện ảnh ở trung tâm thành phố tìm ông nhé, ông sẽ dành cho cháu một điều bất ngờ”.

Hôm sau, nhân viên nói với Wal-ter rằng trước cửa có một vài đứa trẻ mặc quần áo rách rưới đang đứng đợi. Cậu bé đánh giày nhìn thấy Wal-ter, chạy lại và vui vẻ thưa rằng: “Thưa ông, các bạn ấy đều mồ côi lưu lạc giống như cháu, các bạn ấy cũng hy vọng có được niềm vui bất ngờ ạ!”.

Wal-ter không thể ngờ rằng một đứa bé vô gia cư nghèo khó lại lương thiện đến thế. Vì vậy ông đã trao vai diễn cho cậu và nói: “Vì sự lương thiện của mình, cháu không cần phải thi sát hạch!”.

Và đó là cách những chuyện tử tế cứ lan đi và quay trở lại với những người tử tế. Nếu bạn thiếu niềm tin và điều đó, thì bạn thật bất hạnh. Bởi nếu thiếu niềm tin, bạn sẽ chỉ luôn nghi ngờ, cảnh giác trước việc tốt của người khác, nhưng lại tiết kiệm hoặc cần có điều kiện mới làm việc tốt của mình. Nhưng việc tốt là để làm, không phải để tính toán.

Tử tế là điều tối thiểu để làm người chứ không phải là thứ cao sang mà chúng ta chỉ làm khi đã đầy đủ những điều kiện vất chất hay tinh thần khác.

 Thuần Dương

Tử tế là liều “hóa trị” cho căn bệnh tâm hồn

Chúng ta đều cho rằng nhiệm vụ của mình là phải làm sao cho cuộc sống trở nên tốt hơn, vì thế ai ai cũng đều nỗ lực “tranh”, “đấu”. Tuy vậy, có một “câu thần chú” trong cuộc sống rằng: Khi lòng tốt ở vị trí trung tâm, mọi thứ có thể được “hóa giải”, và đôi khi đi theo con đường ngược lại lại chính là lối ra.

Điều gì khiến bạn luôn bất mãn?

Có phải bạn đang ở đâu đó trên con đường tạo ấn tượng rằng mình cần phải trở nên phi thường để xứng đáng có một vị trí trên thế giới? Có phải bạn cho rằng mình luôn trong trạng thái “chiến đấu”, tức giận với người khác và với cuộc sống của chính mình, bị tra tấn bởi vô số gánh nặng,…Với quan niệm rằng “Kẻ mạnh là kẻ được”, chúng ta đang theo đuổi và giành lấy tất cả những gì mình cho là tốt.

Tác giả Sadhguru đã mô tả một tình huống như thế này: Thời điểm bạn đang theo đuổi hạnh phúc của mình, bạn sẽ xung đột với phần còn lại của thế giới. Giả sử tôi đang theo đuổi hạnh phúc của mình theo một hướng, bạn đang theo đuổi hạnh phúc của mình theo hướng ngược lại, và cả hai chúng ta gặp nhau. Chuyện gì sẽ xảy ra? Ban đầu, nhờ vào giáo dục, văn hóa của bạn hay điều gì đó khác, bạn sẽ nói, “Xin vui lòng tránh xa khỏi tôi”. Nhưng tôi đâu có chịu. Sau đó, bạn muốn nhẹ nhàng đẩy tôi sang một bên và đi. Dù vậy, tôi không chịu đi. Sau đó, bạn muốn xô tôi và đi, nhưng tôi lại từ chối. Điều tiếp theo là bạn muốn bắn tôi.

Bằng cách này hay cách khác, bạn muốn thoát khỏi bất cứ điều gì cản trở mục đích của bạn. Bạn có thể không đủ can đảm để bắn ai đó, nhưng bạn muốn người đó ít nhất bằng cách nào đó tự mình biến mất khỏi hành tinh. Rồi bạn gặp một người “khổng lồ” đáng ghét khác đang theo đuổi mục tiêu giống như bạn. Nếu bạn tình cờ bị hắn chà đạp, bạn nghĩ rằng thế giới là không công bằng. Bạn ước sao mình gặp một con kiến ​​và chà đạp lên nó, bạn cho đó là công bằng.

Và từ đó “căn bệnh” của con người chúng ta càng ngày càng trầm trọng, biểu hiện trên bề mặt chính là sự bất mãn, than phiền, luôn cảm thấy bất công mãi không thôi.

Chúng ta tưởng tượng rằng một cuộc sống yên tĩnh là điều mà chỉ những người thất bại không có lựa chọn nào khác tìm kiếm đến. Tuy nhiên, những người dựng lên các tòa nhà chọc trời, viết những cuốn sách bán chạy nhất, biểu diễn trên sân khấu với nụ cười luôn nở trên môi, trên thực tế, có thể là những người chịu rất nhiều áp lực và lo lắng xã hội, họ rơi các các trạng thái trầm cảm khác nhau. Trong khi những người có cuộc sống bình thường, hoặc bị xem là “tầm thường”, lại có thể là những tâm hồn bình ổn và khoáng đạt nhất.

Nhà sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Isha Foundation, ông Sadhguru đưa ra nhận định rằng: “Nó phụ thuộc vào những gì bạn nhận được từ cuộc sống. Nếu bạn có được nhiều thứ tốt trong cuộc sống của mình, bạn nghĩ rằng Thiên Chúa rất tốt bụng, từ bi, tuyệt vời, và thế giới thật đẹp. Nếu bạn bị thế giới chà đạp, bạn nghĩ rằng Chúa không công bằng và thế giới là nơi tồi tệ”.

Kinh Thánh giảng rằng: “Chúng ta không thể quyết định điều gì là đúng, sai, công bằng hoặc không công bằng bởi vì, ngay từ đầu, phán đoán của chúng ta đã bị vấy bẩn bởi tội lỗi và, thứ hai, chúng ta không nhìn thấy bức tranh đầy đủ”.

Những than phiền, tranh giành, oán hận mà chúng ta vẫn “nuôi dưỡng” được tác giả Steve Lee gọi đó là chứng bệnh “Mất trí nhớ tâm linh”, là một căn bệnh chết người đe dọa đức tin và niềm vui của bạn hơn bất kỳ căn bệnh ung thư nào. Nó thâm nhập vào cốt lõi và làm thối rữa trái tim bạn từ bên trong.

“Hóa trị” cho căn bệnh tâm hồn

Nhà văn nổi tiếng Dennis Merritt Jones đã nói: “Thế giới ngoài kia sẽ làm mọi thứ trong khả năng của nó để khiến chúng ta nhầm lẫn giữa việc kết nối với bản thân thực sự của chính mình”.

Nếu toàn bộ cuộc sống của bạn trở thành một biểu hiện của niềm vui, của tinh thần lạc quan, và của một tâm hồn tử tế, thì bạn sẽ “bước đi” rất nhẹ nhàng trên hành tinh này. Một trái tim biết ơn và nhân ái sẽ không bị ảnh hưởng bởi tài khoản ngân hàng của bạn, chẩn đoán bác sỹ, hoặc lời khen ngợi bạn nhận được.

Có một câu chuyện kể về một người đàn ông mà mọi người cho rằng rất “kỳ lạ”, bởi vì anh ta không bao giờ than phiền. Anh ta sống cùng mấy người bạn trong một căn phòng nhỏ, cuộc sống rất bất tiện nhưng anh lúc nào cũng vui vẻ. Có người hỏi anh điều này có gì vui chứ. Anh trả lời: “Bạn bè sống cùng nhau, lúc nào cũng có thể trao đổi suy nghĩ, chia sẻ tình cảm, không phải việc đáng vui sao?”

Một thời gian sau, mấy người bạn lần lượt lập gia đình và dọn đi hết, anh ta chỉ còn một mình nhưng vẫn vui tươi. Người ta lại hỏi anh rằng sống đơn độc thế có gì vui. Anh trả lời: “Tôi có rất nhiều sách! Mỗi cuốn sách là một người thầy. Sống cùng với nhiều người thầy như thế, lúc nào cũng có thể thỉnh giáo họ, chẳng phải đáng vui mừng sao!”

Mấy năm sau anh cũng lấy vợ, dọn đến ở tầng trệt ở một chung cư. Người ở tầng trên cứ đổ nước dơ, ném rác, chuột chết, quần áo rách xuống phía dưới, nhưng anh vẫn vui tươi. Người ta thắc mắc thì anh bảo: “Ở tầng trệt rất nhiều điều tuyệt vời, ví dụ như vào cửa là tới nhà, không cần leo cầu thang, chuyển đồ đạc cũng tiện mà không mất nhiều sức, bạn bè đến thăm dễ dàng, tôi lại còn trồng được một ít hoa dưới đất,…những thú vui không sao đếm xuể”.

Một năm sau, người bạn anh ở tầng cao nhất chung cư có mẹ già bị liệt nửa người, lên xuống lầu rất bất tiện, muốn đổi nhà tầng trệt với anh, anh vui vẻ dọn nhà lên ở tầng cao. Thế là, người ta lại cười nhạo hỏi anh còn vui được nữa không. Anh liền đáp: “Phải, điều này hay không kém, này nhé, mỗi ngày lên xuống cầu thang mấy lần là cơ hội tốt để tập thể dục, ánh sáng tốt, đọc sách, viết văn không hại mắt, không ai quấy nhiễu trên đầu mình, ngày đêm đều yên tĩnh”.

Một người có vẻ rất “khờ khạo” như anh chàng này thực ra lại là người rất tốt, dù trong hoàn cảnh nào cũng giữ vững tinh thần lạc quan, không hề oán giận ai, mà lại sẵn sàng giúp đỡ người khác. Như lời khuyên của tiểu thuyết gia nổi tiếng Henry James, khi được hỏi làm thế nào để sống tốt cuộc sống của mình mà không phải phàn nàn điều gì, ông đã trả lời:

Có ba điều rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Đầu tiên là phải tử tế. Thứ hai là tử tế. Và thứ ba là trở nên tử tế.

Rào cản lớn nhất đối với một người là sự sắp đặt giữa sự tử tế với lợi ích cá nhân của chính mình. Trong tác phẩm tuyệt vời “Bắt được tình yêu bạn muốn”, Tiến sỹ Harville Hendrix đã nghiên cứu về hiện tượng làm thế nào tâm trí vô thức của chúng ta không thể phân biệt giữa hành động tử tế đối với với người khác và đối với chính chúng ta.

Bộ não của chúng ta, như Tiến sỹ Hendrix đề cập đến, chỉ xử lý các tín hiệu từ vỏ não và không thể phân biệt rõ ràng các hành động hướng ra ngoài hoặc hướng vào trong. Nói cách khác, lòng tốt đối với người khác được bộ não cảm nhận giống như cách mà lòng tốt hướng đến chính mình.

Hãy sống tử tế. (Ảnh: usiter.com)

Theo Hendrix, cách duy nhất để mỗi người thực sự cảm nhận được tình yêu thương mà tất cả chúng ta khao khát và mong muốn, là tử tế với người khác. Chỉ sau đó, tâm trí bạn mới nhận được những thông điệp yêu thương cần thiết để chữa lành nỗi đau nội tâm sâu xa. Mỗi chúng ta đều có sức mạnh để liên tục mở rộng sự tử tế đến người khác, và gửi đến bộ não chúng ta những thông điệp của tình yêu thương.

Tâm An

Làm người tử tế chẳng hề khó

Có một xu hướng đang ngày càng nổi bật và thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Một là sóng lan tỏa, truyền đi lời nhắn nhủ làm “Người tử tế”. Có một chút gì đó vui vui, ấm áp, nhưng cũng có một chút gì đó gờn gợn, tiếc nuối. Bởi cái điều ai lớn lên cũng phải làm được đầu tiên ấy lại đang trở thành một lời kêu gọi. Và khi cộng đồng phải ới nhau, rủ nhau tử tế hơn, thì đó là khi chúng ta đang ở dưới đáy của con dốc đạo đức.

“Theo anh thế nào là sự tử tế?”

– Chịu, thế nào là sự tử tế… bây giờ khó lắm đấy!

– … Chữ tử tế thường thì chỉ ở miệng những người có tuổi hoặc những người hơi xưa, bây giờ thì bận lắm, mấy ai có thời giờ để luận bàn những chuyện xa xôi ấy!

– Đây là một câu hỏi lẩm cẩm! Tử tế à, các ông thử nghĩ mà xem. Người cần sự cứu giúp thì gặp kẻ muốn ban ơn, là thành sự tử tế. Người sa cơ lỡ vận, gặp kẻ cần tiếng thơm để toan tính những việc xa hơn, cũng thành sự tử tế. Tử tế là cái gì đó tế nhị, có đi có lại”.

Đó là một đoạn phóng vấn nhiều nhân vật trong bộ phim tài liệu được sản xuất từ hơn 30 năm trước đây của đạo diễn Trần Văn Thủy. Không chỉ có những điều cực đoan như đoạn hội thoại trên, bộ phim cuối cùng cũng tìm được sự tử tế và truyền đi thông điệp tốt đẹp, chân chính của mình. Nhưng nó vẫn còn tính thời sự cho tới bây giờ bởi vẫn còn rất nhiều người chưa thể hiểu “tử tế” là gì và làm sao cần phải tử tế.

“Chuyện tử tế” đã được được đạo diễn người Mỹ John Gavito đề cử là một trong 10 bộ phim tài liệu hay nhất thế giới mọi thời đại. Nó đang được thế hệ trẻ truyền nhau trên những trang mạng xã hội bởi tính thực tế cho đến tận bây giờ. Và điều đó có nghĩa là chúng ta vẫn đang đi tìm sự tử tế trong suốt 30 năm qua.

Chính vị đạo diễn 76 tuổi cũng phải ngạc nhiên: “Điều này hoàn toàn bất ngờ với tôi. Vì khi làm phim này, tôi cứ nghĩ sau 30 năm xã hội sẽ tiến bộ lên, con người sẽ hạnh phúc hơn, được bù đắp chứ tôi không nghĩ bây giờ người ta khát khao sự tử tế hơn ngày xưa”.

Tử tế hóa ra lại đơn giản hơn bạn tưởng

Khi được hỏi “Thế nào là sự tử tế?”, những nhân vật trong phim đã đưa ra nhiều câu trả lời rất khác nhau. Không chỉ mang một mầu sắc xam xám như đoạn đã trích dẫn ở trên, cũng có những ý kiến tin tưởng rằng người tử tế còn rất nhiều ở xung quanh ta.

Một bậc lão niên giải thích rằng: “Tử tế, hai chữ đó là từ gốc Hán. Chữ ‘tử’ có nghĩa việc nhỏ nhất, mà ‘tế’ là điều nhỏ nhất. Hai chữ “tử tế” cộng chung lại nó có nghĩa rằng là cẩn thận từ cái việc nhỏ nhất”.

Nghe qua thì thấy chẳng có chút gì liên quan, người ta còn cho rằng, từ gốc Hán sau thời gian dài mượn dùng đã bị hiểu sai đi, thành một từ tiếng Việt mới. Nhưng sau biết bao những định nghĩa về sự tử tế, cuối cùng, hóa ra chữ “tử tế” thật sự lại có mối liên hệ với những điều nhỏ nhất.

Bất kể là việc gì, chỉ cần làm cho đúng, cho chính từ những điều nhỏ nhất, thì tự khắc chúng ta đã làm được việc tốt. Ở vào bất kỳ hoàn cảnh, địa vị, chức phận nào, ta chỉ cần làm cho đủ, cho tròn việc của mình từ những điều nhỏ nhất, thì cũng đã là làm được việc tốt.

Xưa có người làm quan, tận tâm với chức vụ, cả năm không nghỉ ngày nào. Có người bảo: “Sao quan lớn không nghỉ một đôi ngày, tội gì mà nhọc thân vậy?”. Ông đáp lại rằng: “Tôi cũng muốn nghỉ, nhưng chỉ sợ nghỉ ngày nào, thì thiệt cho dân ngày ấy, vì công việc không thể đọng lại được”. Đó là sự tận tâm với chức phận của mình, là hiểu nghĩa vụ của mình đối với xã hội, tự khắc đó trở thành việc tử tế.

Người lao công chăm chỉ, tỉ mẩn quét, gom từng cái lá nhỏ nhất, không quét ào ào vào giờ cao điểm đầy người trên đường, tự khắc đó trở thành việc tử tế.

Người làm nông chăm chỉ chăm bón, nuôi trồng, dùng những cách chân chính nhất để làm nên sản phẩm sạch sẽ, an toàn, tận tụy với nghề nghiệp, chức trách của mình. Đó là sự tử tế.

Người đi bộ qua đường, thì phải đi vào vạch đi đường, đó là sự tử tế.

Người đi ngang qua, thấy cái vòi nước mở chảy ào ào, dừng lại vặn nó lại, đó cũng là việc tử tế. Bởi ở vào hoàn cảnh thấy điều gây thiệt hại, tổn thất, việc đương nhiên của người bình thường là phải làm cho nó chính lại. Vậy thôi, làm đúng, làm chính lại từ những việc nhỏ nhất, đó là sự tử tế.

“Bất cứ làm nghề gì, đi cày hay đi buôn, làm quan hay dạy học, ta cũng phải dốc lòng làm cho hết cái chức trách của ta” – (Trích Luân Lý Giáo khoa thư).

Vì sao phải tử tế?

Kinh Thánh Tân Ước có câu: “Ai trung tín trong việc nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn”.

Cổ nhân từng nói: “Vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi, vật dĩ ác tiểu nhi vi chi”, nghĩa là, đừng tưởng việc thiện nhỏ mà không làm, đừng tưởng việc ác nhỏ mà làm.

Thời Đông Hán có một thiếu niên tên là Trần Phiên. Trần Phiên tự cho mình bất phàm, vậy nên một lòng muốn gây dựng sự nghiệp lớn. Một hôm, người bạn Tiết Cần đến thăm, nhìn thấy tiểu Trần sống một mình trong căn nhà vô cùng bẩn thỉu, liền nói với bạn: “Nho tử sao không quét dọn để tiếp đãi khách?”. Trần Phiên trả lời: “Đại trưởng phu xử thế, nên quét thiên hạ, sao lo một nhà?”. Tiết Cần liền lập tức đáp lại : “Một nhà không quét, sao có thể quét thiên hạ?”. Trần Phiên hiểu ra và không thể nói được lời nào (trích trong “Hậu Hán Thư”).

Lão Tử xưa cũng có câu: “Thiên lý chi hành, thủy vu túc hạ”, tức đi ngàn dặm, bắt đầu từ dưới bước chân.

Không để ý tiểu tiết mà làm cho tròn trịa, cho ngay ngắn, chỉn chu thì cái con người đó còn chưa nên người, sao có thể nên việc lớn.

“Từ rất xa xưa, cha tôi có dạy rằng tử tế có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức nó, đặt nó lên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài của quốc gia. Bởi thiếu nó, một cộng đồng dù có nỗ lực tột bậc và chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn. Hãy hướng con trẻ và cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người – người tử tế – trước khi mong muốn và chăn dắt họ trở thành người có quyền hành, giỏi giang hoặc siêu phàm” – (Trích phim: Chuyện tử tế).

Nếu bạn còn hỏi vì sao phải tử tế, thì đó là câu trả lời. Làm người trước tiên phải tử tế, nếu không thì không ra dáng hình người. Bởi con người cũng như vạn vật của tự nhiên, được trao cho địa vị gì thì phải làm tốt nhất với những gì mình có được.

Như hoa thì phải tỏa hương, khoe sắc cho đời. Cây thì phải vươn cao, tỏa bóng, thanh lọc không khí. Nước thì phải chảy về chỗ trũng, gột rửa mọi ô uế trên đường mình đi. Mặt trời thì tỏa nắng, duy trì sự sống cho muôn loài… Và tất cả đều không đòi hỏi một sự đền đáp, ghi nhận nào hết.

Vậy thì con người cũng phải làm tròn trức phận của mình trước khi mong muốn cải tạo thế giới, đó là làm người tử tế mà không cần điều kiện gì cả.

Người ta cứ bảo làm điều tốt cho người khác thì trước tiên mình cũng phải có điều kiện thì mới làm được chứ. Đó là quan niệm sai lầm. Bởi cứ làm cho tốt những gì trong phạm vi mình phải làm thì bạn đã đang là người tử tế, người tử tế thì chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho những người xung quanh mình mà không cần phải cố gắng đi tìm việc tốt để làm.

Người trồng rau tử tế sẽ mang tới cho xã hội những sản phẩm lành mạnh.

Người thầy giáo tử tế sẽ đào tạo nên những con người tử tế cho xã hội.

Nhà báo tử tế sẽ đưa tin trung thực và thúc đẩy những thông điệp tốt đẹp, tin tưởng trong cộng đồng.

Người làm quan tử tế sẽ chăm lo đời sống của dân, tạo niềm tin vào công bằng và lẽ phải cho người dân…

Chúng ta quên đi rằng gieo nhân nào thì gặp quả ấy, gieo sự tử tế sẽ nhận lại điều tử tế. (Ảnh: linkedin.com)

Hơn nữa, tử tế chính là sự đầu tư mang lại lợi ích lớn trong tương lai. Người tử tế, họ hiểu rằng, khi làm một việc tốt hay việc xấu, nó sẽ đều quay trở lại với mình trong tương lai, không gần thì xa.

Wal-ter Salles, đạo diễn phim nổi tiếng người Brazil, trong một lần chuẩn bị cho bộ phim mới đã tới vùng ngoại ô ở phía Tây thành phố. Trong khi đang đứng tại quảng trưởng, một cậu bé tới gần ông và nói: “Thưa ông, ông có muốn đánh giày không ạ?”.

Wal-ter lắc đầu từ chối. Cậu bé van nài: “Ông ơi, cả ngày hôm nay cháu chưa được ăn gì cả, ông có thể cho cháu mượn chút tiền không ạ? Từ ngày mai cháu sẽ đánh giày chăm chỉ hơn, đảm bảo là sau một tuần cháu sẽ trả lại tiền cho ông!”.

Wal-ter động lòng trắc ẩn, ông bèn lấy ra vài đồng xu đặt vào tay cậu bé. Cậu bé rối rít nói lời cảm ơn rồi chạy vụt đi.

Wal-ter nghĩ rằng cậu này cũng chỉ như những đứa trẻ nghèo khổ sành sỏi khác mà thôi. Bẵng đi một thời gian, ông lại có dịp đi qua khu vực này. Bỗng nhiên một bóng dáng gầy guộc và nhỏ bé vẫy gọi ông từ xa: “Ông ơi, ông đợi một chút ạ!”.

Cậu bé đánh giày ngày nào mồ hôi nhễ nhại chạy đến đưa cho ông vài đồng xu và hổn hển nói: “Ông ơi, cháu đợi ông ở đây lâu lắm rồi, hôm nay cuối cùng cháu cũng trả lại tiền cho ông!”.

Ông đặt các đồng xu vào tay cậu bé, cười và nói với cậu rằng: “Ngày mai cháu tới văn phòng công ty điện ảnh ở trung tâm thành phố tìm ông nhé, ông sẽ dành cho cháu một điều bất ngờ”.

Hôm sau, nhân viên nói với Wal-ter rằng trước cửa có một vài đứa trẻ mặc quần áo rách rưới đang đứng đợi. Cậu bé đánh giày nhìn thấy Wal-ter, chạy lại và vui vẻ thưa rằng: “Thưa ông, các bạn ấy đều mồ côi lưu lạc giống như cháu, các bạn ấy cũng hy vọng có được niềm vui bất ngờ ạ!”.

Wal-ter không thể ngờ rằng một đứa bé vô gia cư nghèo khó lại lương thiện đến thế. Vì vậy ông đã trao vai diễn cho cậu và nói: “Vì sự lương thiện của mình, cháu không cần phải thi sát hạch!”.

Và đó là cách những chuyện tử tế cứ lan đi và quay trở lại với những người tử tế. Nếu bạn thiếu niềm tin và điều đó, thì bạn thật bất hạnh. Bởi nếu thiếu niềm tin, bạn sẽ chỉ luôn nghi ngờ, cảnh giác trước việc tốt của người khác, nhưng lại tiết kiệm hoặc cần có điều kiện mới làm việc tốt của mình. Nhưng việc tốt là để làm, không phải để tính toán.

Tử tế là điều tối thiểu để làm người chứ không phải là thứ cao sang mà chúng ta chỉ làm khi đã đầy đủ những điều kiện vất chất hay tinh thần khác.

 


Tác giả bài viết: Thuần Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập212
  • Hôm nay11,830
  • Tháng hiện tại277,291
  • Tổng lượt truy cập36,331,846
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây