20 điều nhỏ nhặt gây ngạc nhiên trong cuộc sống của người Đức.
Nhắc đến người Đức, người ta thường nghĩ đến những tính từ như chân thực, chuẩn xác, thực tế, tiết kiệm… Bất cứ tòa nhà, đồ dùng nội thất, thiết bị nào ở Đức hầu như đều được tính toán hàng trăm năm, mọi thứ mà người Đức làm ra như thủy tinh, khóa, công tắc, đồ dùng nhà bếp, khóa kéo, dù là thứ cực kỳ nhỏ cũng đều rất bền, không hề sơ sài.
Dưới đây là 20 điều nhỏ nhặt gây ngạc nhiên trong cuộc sống của người Đức:
1. Cửa sổ.
Cửa sổ ở Việt Nam đa phần đều là mở ra ngoài, còn cửa sổ của các kiến trúc ở Đức đều hướng vào trong. Nguyên nhân là khi kéo vào trong sẽ dễ lau cửa kính hơn. Nếu không thì phải trườn nửa người ra ngoài thì mới lau được phần kính bên ngoài, nếu ở tầng cao thì rất nguy hiểm.
Cửa sổ ở Đức có hai cách mở, một là kiểu mở kéo ngang vào trong như thường thấy, loại kia là kéo dọc theo một hướng nghiêng nhỏ, giống như mở một cái khe lớn trên cửa sổ, vừa thoáng khí, lại không bị tạt mưa. Kiểu cửa sổ này được phát minh từ hàng trăm năm trước.
2. Tay nắm cửa.
Đa phần cửa có khóa ở Đức đều là tay nắm cửa theo kiểu chữ L, hầu như không hề thấy kiểu tay nắm tròn có khóa. Nguyên nhân là khi bạn đang cầm gì đó trong tay thì có thể dùng cùi chỏ để đẩy tay nắm cửa, nếu là loại hình tròn thì lại phải bỏ đồ đang cầm trong tay xuống để mở cửa.
3. Máng xối.
Mái nhà ở Đức thường được lợp ngói, họ đều lắp mang xối bằng kim loại ở mái hiên. Khi trời mưa, nước mưa từ trên đỉnh sẽ chảy vào máng xối và chảy trực tiếp xuống ống thoát nước qua ống nước bên ngoài tường.
4. Thùng chứa nước mưa.
Ở Đức có những căn nhà mà bên ngoài có đặt một cái thùng bằng kim loại, hình dáng giống như chiếc quan tài chứa xác ướp Ai Cập cổ đại. Cái thùng này nối với đường ống nước thải từ nóc nhà. Đây là thùng chứa nước mưa với sức chứa 30 lít, nước mưa được tập trung ở đây sẽ dùng để tưới cây. Nước Đức mưa nhiều, người ta không cần phải tưới tiêu quá nhiều, tiền nước dùng để tưới tiêu thật ra không hề cao.
5. Thùng phân loại rác.
Dù là thành phố lớn hay nông thôn, toàn bộ thùng rác ở khắp các con phố của Đức hầu như đều thống nhất về kiểu dáng, chức năng và màu sắc, có 4 màu, được đặt ngay ngắn, có ghi chú rõ túi ni lông, rác sinh vật, giấy, các loại rác khác. Chai thủy tinh bỏ đi cũng có phân loại, chia làm thủy tinh nâu, thủy tinh xanh lá và thủy tinh trong, thùng rác được trang trí rất đẹp, trẻ em cũng sẽ không bỏ sai.
6. Công tắc phẳng.
Ở Đức có nhiều loại đồ điện tử, nhưng công tắc nguồn điện trên tường hầu như chỉ có một loại là công tắc phẳng hình vuông góc tròn có kích thước khoảng 5 cm, rất ít thấy loại công tắc kiểu nút bấm thường thấy ở Việt Nam. Loại công tắc phẳng này có lợi ở chỗ khi tay đang cầm gì đó hay trong bóng tối không cần sờ bằng ngón tay cũng mở rất dễ dàng. Vì vậy nên công tắc cũng được lắp ở độ cao mà cùi chỏ có thể với đến.
7. Két nước bồn cầu.
Rất nhiều nhà vệ sinh ở Đức không thấy có két nước vì đều được đặt bên trong tường, nút bấm xả nước cũng được đặt trên tường. Điều này có gì đặc biệt? Thật ra là rất đáng nể, điều này có nghĩa là linh kiện của két nước phải không được hỏng dù ngâm trong nước hàng mấy chục năm. Bạn có dám tin tưởng vào bồn cầu kiểu này ở Việt Nam không?
8. Cửa.
Cửa ở Đức đa phần đều rất nặng, không khác mấy so với cửa phòng cháy của các tòa nhà, được biết bên trong có thêm vật liệu cách âm. Bên cạnh cửa có một miếng nẹp, khi đóng cửa, miếng nẹp này sẽ lấp vào khe hở của cửa; hai là giữa cửa và khung đều có dán một miếng keo dày rất kín để chống bụi, cách âm.
9. Muối tuyết.
Ở rất nhiều khu dân cư của Đức có thể thấy một chiếc thùng màu vàng đựng muối tuyết, đây là chính quyền thành bố chuẩn bị cho người dân, dù là công ty hay cá nhân đều có thể tự lấy được, khi tuyết rơi trước cửa hay trên đường, rắc muối này lên sẽ không đóng băng, mọi người sẽ không bị trượt chân. Sở quản lý thành phố sẽ cử người chịu trách nhiệm tiếp thêm muối vào thùng, thùng sẽ không bao giờ rỗng vào mùa đông. Đây cũng là dùng tiền đóng thuế để phục vụ cho người đóng thuế.
10. Gạch lát tường.
Khi người Đức lát gạch tường, độ rộng tiêu chuẩn của khoảng cách giữa hai viên gạch là 5mm chứ không sát hết mức có thể như ở Việt Nam. Một là khi đóng đinh giữa khe hở sẽ không làm hỏng mặt tường, hai là khe hở khá rộng sẽ dễ làm sạch hơn, ba là khi cạnh của gạch bị lỗi, nếu lát gần thì rất khó làm cho thẳng được, khe hở rộng sẽ khiến lỗi giữa hai phần nối không quá dễ thấy.
11. Đúng giờ.
Ở trạm xe buýt ở Đức có ghi rõ thời gian đến của mỗi trạm, chuẩn đến từng phút, thường thì xe đều sẽ đến đúng giờ. Thời gian biểu của xe lửa ở Đức cũng viết chi tiết thời gian xe xuất và và đến nơi, thuận tiện cho người đến đón đưa.
12. Đường đi dành cho người khuyết tật.
Những nơi công cộng ở Đức thường có thể thấy người khuyết tật, ban đầu có thể sẽ có người thấy hơi lạ vì sao ở Đức có nhiều người khuyết tật đến thế, sau này mới hiểu là bởi vì người khuyết tật khi đến những nơi công cộng ở quốc gia này thường rất thuận tiện, vì vậy mới thấy có vẻ như nước Đức có nhiều người khuyết tật. Tất cả xe buýt đều có ván đẩy xe lăn lên xuống, trên xe có không gian dành riêng cho xe lăn và xe trẻ em, trong thang máy có nút bấm tiện cho người khuyết tật sử dụng, có một số nút bấm thang máy còn có chữ nổi, hầu hết đường đi bộ đều có đường dành cho người mù, ở nơi công cộng có nhà vệ sinh dành riêng cho người khuyết tật, ở nơi đợi tàu hỏa có nút bấm gọi dành cho người khuyết tật… Có thể nói, sự không kì thị và cơ sở vật chất mà xã hội Đức dành cho người khuyết tật là cực kỳ chu đáo.
13. Trật tự.
Đường ở các thị trấn của Đức nhỏ rất hẹp. Có thể thấy cảnh tượng này: khi bên đường có một chiếc xe thi công đang đậu khiến chỉ có một chiếc xe đi qua được, thì hai bên đường mỗi bên có 7-8 chiếc xe đang xếp hàng, không có ai chỉ huy, người Đức sẽ tự động mỗi bên lần lượt qua một xe. “Kiểu giao thông dây kéo” này rất có trật tự.
14. Tỉ mỉ.
Theo tiêu chuẩn thi công của Đức, trong phạm vi 3 mét quanh các linh kiện cũ sẽ có đặt các kho nhỏ chứa các linh kiện thay thế. Nhờ vậy mà nhân viên của công ty xây dựng thành phố Thanh Đảo ở Trung Quốc đã tìm thấy những linh kiện thay thế gói bằng vải dầu được chuẩn bị hơn 100 năm trước dưới đường cống ở thành phố cũ. Đồng thời, cửa xả ở phía Đông cầu Thanh Đảo do người Đức xây dựng vẫn sử dụng được cho đến nay.
15. Chu đáo.
Nhà vệ sinh của các nơi ở Đức như công ty, nhà hàng, trạm xe, xe lửa, khu du lịch, khách sạn, trong các gia đình, thậm chí là nhà vệ sinh lưu động ở công viên đều có để hai cuộn giấy trở lên, giấy lau tay cũng vậy, bạn không cần lo lắng khi đi vệ sinh xong mới nhận ra là hết giấy. Ngoài ra, chất lượng giấy cuộn, giấy lau tay trong nhà vệ sinh ở Đức dày hơn ở Việt Nam nhiều lần.
16. Không có bụi.
Ngoài nông trại và đất công, ở Đức rất ít khi thấy đất lộ ra bên ngoài, nếu không trồng cỏ thì cũng rải đá, vì vậy khi trời gió to cũng sẽ không có bụi. Ở những nơi xung quanh khu công nghiệp nếu không đổ xi măng, cũng không trồng cỏ thì sẽ rải một lớp đá nhỏ dày 10 cm để không lộ đất ra ngoài.
17. Pháp luật nghiêm khắc.
Các khoản tiền phạt khi vi phạm pháp luật ở Đức rất cao. Ví dụ như: lái xe 58 km/h trên đoạn đường có tốc độ giới hạn là 40 km/h sẽ bị phạt 240 EURO, quay đầu xe ở vạch vàng bị phạt 400 EURO, tải nội dung vi phạm bản quyền trên P2P bị phạt 2.000 EURO… Các quy tắc rất rõ ràng và hậu quả vi phạm là rất nghiêm trọng.
18. Ý thức an toàn mạnh mẽ.
Pháp luật của Đức không có quy định người đạp xe phải đội mũ bảo hiểm, nhưng ý thức an toàn của người Đức rất mạnh, đa số mọi người đạp xe đều sẽ đội, trẻ em cũng vậy, đặc biệt là khi đạp xe đường dài.
19. Yêu cầu sự chuyên nghiệp.
Người Đức yêu cầu sự chuyên nghiệp, thợ làm bánh, thợ cắt tóc, giáo viên mẫu giáo, ngành nghề nào cũng cần giấy chứng nhận chuyên nghiệp, mà để lấy được chứng chỉ này hoàn toàn không dễ.
Những sinh viên từng đăng kí vào các trường đại học của Đức có thể biết rằng thường thì chuyên ngành học ở quốc gia sở tại quyết định việc bạn đến Đức sẽ học được ngành gì, khả năng trường cho phép đổi ngành là rất nhỏ, trừ phi học từ đầu.
20. Thời trang giản dị.
Phong cách thời trang của người Đức hầu như rất giống nhau, màu chủ đạo trắng xám, ở Đức ít thấy trang phục rực rỡ đầy màu sắc như người Pháp. Nhưng người Đức rất chú ý đến trang phục thể thao, ngoài trang phục khi đi làm thì đồ thể thao hầu như đã trở thành trang phục chung của người Đức, đây chủ yếu là vì người Đức thích thiên nhiên, hầu như quanh các thành phố của Đức đều có thể thấy công viên hoặc rừng lớn nhỏ.
*Theo trithucvn.net
Tác giả bài viết: Nguyen van Thanh
Nguồn tin: *Theo trithucvn.net
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn