Hiện tượng “thân thể bất hoại” trong Phật giáo và Cơ Đốc giáo tiết lộ điều gì?

Thứ hai - 08/07/2019 10:47

Hiện tượng “thân thể bất hoại” trong Phật giáo và Cơ Đốc giáo tiết lộ điều gì?

Người bình thường sau khi mất vài ngày thì thân thể bắt đầu mục rữa, nhưng một số vị cao tăng trong Phật giáo sau khi viên tịch hàng chục năm thậm chí hàng trăm năm thi thể vẫn còn nguyên vẹn. Nhiều vị tu sĩ Cơ Đốc giáo ở phương Tây cũng tương tự. Tại sao lại có hiện tượng kỳ lạ này? Phải chăng trong ấy ẩn chứa điều gì đó huyền diệu về thân thể người chúng ta?
Thân thể bất hoại của đại sư Huệ Năng ở phương Đông và của thánh Bernadette Brown ở phương Tây bao nhiêu năm vẫn còn nguyên vẹn. (Ảnh: t/h)

 
Thân thể của đại sư Huệ Năng ở phương Đông (trái) và của thánh Bernadette Brown ở phương Tây (phải) sau bao nhiêu năm vẫn còn nguyên vẹn. (Ảnh: t/h)
Phương Đông kỳ diệu
Ở Phương Đông, tại một xứ sở núi sông hùng vĩ hàng ngàn năm lịch sử nơi Trung thổ, Đại sư Huệ Năng triều đại nhà Đường là trường hợp “thân thể bất hoại” đầu tiên xuất hiện. Thi hài ông hiện đang được thờ cúng tại Nam Hoa Tự ở thị trấn Thiều Quan, thuộc tỉnh Quảng Đông.
Mặc dù khí hậu nơi đây oi bức, môi trường không thuận lợi, nhưng cho đến nay, thi hài của Đại sư Huệ Năng đã trải qua 1.200 năm mà vẫn không bị phân hủy; thần thái vẫn rất khoan thai điềm tĩnh, trông rất sống động, người người đến thăm viếng mỗi ngày không khỏi ngỡ ngàng và tin vào sự kỳ diệu của Thần Phật.
Tại nhiều vùng đất trên khắp Phương Đông cũng có rất nhiều thân thể bất hoại như vậy xuất hiện. Chẳng hạn như, thân thể của Từ Minh hòa thượng tại chùa Địa Tạng, thi hài của Tỳ Kheo Ni Nhân Nghĩa sư thái (1911-1995) ở tỉnh Liêu Ninh;  thi hài của cao tăng Thích Ẩn Liên ở nội Mông Cổ, cao tăng Thích Đức Thanh (1546-1623) ở Giang Tô, Đại sư Liễu Chân ở tỉnh An Huy, Trung Quốc…
Những nước Đông Á khác cũng có không ít trường hợp tương tự như nhà sư Luang Phor Pian ở thủ đô Bangkok, nhà sư Samatha Kittikhun, nguyên trụ trì chùa Khunaram ở Thái Lan, thiền sư Như Trí ở chùa Tiêu và thiền sư Chuyết Chuyết ở chùa Phật Tích Bắc Ninh, 2 vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường ở chùa Đậu Hà Nội, Việt Nam,…
 
Nhục thân xá lợi của 2 vị thiền sư ở chùa Đậu. (Ảnh qua VTCNews)

 
Nhục thân bất hoại của 2 vị thiền sư ở chùa Đậu, Hà Nội. (Ảnh qua VTCNews) 
 
Tuy nhiên, hiện tượng thân thể bất hoại này không chỉ tồn tại trong giới tu luyện phương Đông mà còn ở cả giới tu sĩ phương Tây. Trong Công giáo La Mã có truyền thuyết rằng nếu một thân thể của thánh đồ sau khi mất mà vẫn vẹn nguyên, thì vị ấy chắc chắn là một vị thánh. Các thi hài sẽ được đặt thờ ở nơi trang nghiêm và được các thánh đồ tôn kính muôn đời.
 
Phương Tây huyền bí
Vị thánh Thiên Chúa giáo Bernadette Brown sinh ra ở Lourdes, Pháp và từ trần năm 1879. Vào năm 1909, thi hài của bà được đào lên để chôn cất lại tại nơi khác. Hai bác sĩ đã chứng kiến cảnh khai quật. Họ nhìn thấy thi hài vẫn còn trong trạng thái rất tốt và cho đến hiện nay thi hài vẫn còn nguyên vẹn.
Tương tự như vậy là trường hợp của thánh Jean Baptiste Marie Vianney (1786 – 1859). Ông là một linh mục giáo xứ người Pháp sau này trở thành một vị thánh Công giáo và là vị thánh của các linh mục giáo xứ. Ông được nhắc đến nhiều nhất, ngay cả tại nước Anh, với tên gọi “Cur é d’Ars” (linh mục giáo xứ của làng Ars). Ông trở nên nổi tiếng với công việc của mình bởi sự tận tụy và bởi ai tiếp xúc với ông cũng đều có niềm tin mãnh liệt vào Chúa.
 
Thi hài của thánh Jean Baptiste Marie Vianney. (Ảnh qua http://corjesu.info)

 
Thi hài của thánh Jean Baptiste Marie Vianney. (Ảnh qua http://corjesu.info
Ở Rome, vào tháng 3 năm 2001, thi hài của đức Giáo hoàng John XXIII cũng được đào lên. Đã trải qua 37 năm, nhưng thân thể ngài vẫn còn trong tình trạng rất tốt. Là vị Giáo hoàng thứ 261 của Giáo hội Công giáo Roma, ông đã được tuyên phong hiển Thánh cùng với Chân phước Giáo hoàng John Paul II vào ngày 27 tháng 4 năm 2014 bởi Giáo hoàng Phanxicô.
Đã có nhiều chứng tích vô giá trong lịch sử về “các thi hài bất tử” được khai quật lên và rồi trải qua bao thời gian vẫn vẹn nguyên. Người ta không thể phủ định việc các tài liệu xác nhận có  rất nhiều trường hợp thân thể bất hoại như vậy.
Bên cạnh đó cũng có nhiều ghi chép về những người đã được phong thánh vào thời Trung cổ tại Anh. Thi hài của họ không bị mục nát bất chấp nhiệt độ và sự ẩm ướt, như: Thánh Teresa Margaret (1934 – 1770) được Giáo hoàng Pius XI phong thánh vào năm 1934; Vincent de Paul (1581 – 1660) được phong thánh vào năm 1729; Vincent được giáo hoàng Benedict XIII tuyên bố ban phước và được giáo hoàng Clement XII phong thánh vào tháng 6 năm 1737; thánh Veronica Giuliani (1660 – 1727)…
 
Thi hài thánh Teresa Margaret (1934 - 1770). (Ảnh qua Pinterest)

 
Thi hài thánh Teresa Margaret (1934 – 1770). (Ảnh qua Pinterest)
Đi tìm câu trả lời
Có thể có người nghĩ sự thật về những ghi chép này khó mà kiểm chứng được. Tuy nhiên trên thực tế, hồ sơ ghi chép các sự kiện này rất đầy đủ và được lưu trữ rất cẩn thận. Nhiều thân thể vẫn còn có thể nhìn thấy ngày nay và được hàng ngàn người viếng thăm mỗi ngày. Vậy tại sao thân thể của các cao tăng Phật giáo và tu sĩ Cơ Đốc giáo này không bị phân hủy sau khi họ qua đời?
Đa phần họ là các cao tăng đắc đạo, người tu hành sau khi rời khỏi thế gian để lại một số kỳ tích, thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều người. Đặc điểm chung giữa họ là đều có đức tin vào Thần Phật và Chúa Trời, sống trong cuộc đời đều rất lương thiện, từ bi. Khi khám nghiệm, thi thể của họ đều còn đầy đủ nội tạng và hoàn toàn chân thực. Cho đến nay, khoa học vẫn chưa thể giải thích được hiện tượng này, nhưng nó lại là điều hoàn toàn dễ hiểu trong giới tu luyện.
Giới tu luyện giảng rằng thuận theo tự nhiên, khi người tu luyện thanh lọc tư tưởng, đề cao đạo đức và trở về với bản tính lương thiện nguyên thủy của mình, thân thể vật chất của họ cũng sẽ cải biến theo, cơ thể dần chuyển hóa sang vật chất cao năng lượng nên không bị ước chế bởi quy luật vật lý thông thường.
Ngoài thân thể không bị phân hủy ra, trong Phật giáo Tây Tạng còn có hiện tượng đặc biệt là “cầu vồng hóa thân thể”. Cơ thể của các vị Phật sống sau khi viên tịch trong nháy mắt có thể hóa thành ánh sáng cầu vồng thăng thiên. Những hiện tượng này đã thu hút sự tìm kiếm của con người đối với bản chất của sự sống, khiến nhiều người từ tận đáy lòng sẽ hướng về Phật Pháp. Thật ra những ví dụ như thế trên thế giới còn rất nhiều, đây đều là những hiện tượng mà khoa học ngày nay chưa lý giải được.
 
Nhà sư Khenpo Achö là một trong những trường hợp thân thể hóa cầu vồng sau khi viên tịch. (Ảnh: in5d.com)

 
Nhà sư Khenpo Achö là một trong những trường hợp thân thể hóa cầu vồng sau khi viên tịch. (Ảnh: in5d.com)
Tu luyện khí công cũng tương tự, ngoài rèn luyện thân thể qua các bài tập nhẹ nhàng còn tu dưỡng tâm tính từ nội tâm bên trong, sau một thời gian cả tâm lẫn thân đều được cải biến. Nội tâm trở nên lương thiện, an hòa, thân thể không còn bệnh tật, dung mạo cũng ngày càng trẻ ra. Nhiều người còn xuất hiện những công năng đặc dị (khả năng siêu thường) như thấy được không gian khác, dịch chuyển đồ vật từ xa, biết trước tương lai,…
Kỳ thực, khi bạn suy nghĩ tích cực thiện lương và sống vui vẻ, thì từng vi lạp tế bào của bạn cũng sẽ chậm tiêu vong và bạn sẽ trông trẻ hơn. Hiệu quả này không quá lạ thường, bạn có thể thấy ngay ở những người nhân hậu, vô tư yêu đời, hoặc những người hay thiền định sẽ trông khỏe mạnh và tươi tắn hơn những người cùng tuổi.
Thế giới này vô cùng rộng lớn và huyền diệu, thân thể người cũng ẩn chứa nhiều điều huyền bí mà khoa học mãi chưa lý giải được. Hiểu biết của chúng ta dù phát triển đến đâu cũng chỉ như hạt cát nhỏ nhoi trong vũ trụ bao la vô tận. Chẳng thế mà rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng như Isaac Newton, Albert Einstein, Alfred Nobel… càng nghiên cứu về khoa học tự nhiên lại càng tin vào Thần học, tin vào tín ngưỡng và đi tìm câu trả lời về vũ trụ ở trong ấy…
Thanh MaiHiện tượng “thân thể bất hoại” trong Phật giáo và Cơ Đốc giáo tiết lộ điều gì?
 
 

Tác giả bài viết: Van Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập19
  • Hôm nay13,976
  • Tháng hiện tại334,465
  • Tổng lượt truy cập35,980,810
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây