"khả năng xác định người đồng giới" qua cái nhìn đầu tiên

Chủ nhật - 13/09/2015 09:55

"khả năng xác định người đồng giới" qua cái nhìn đầu tiên

Gaydar - được ghép từ “gay” và “radar” – là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, dùng để chỉ khả năng “cảm nhận” được ai là người đồng tính. Gaydar không dựa vào lời nói mà dựa vào trực giác hoặc cử chỉ, phong cách của đối tượng để nhận biết.
150912gay03-a3d33
Cờ 6 màu - biểu tượng của cộng đồng LGBT thế giới

Rất nhiều người tự hào rằng mình có “gaydar” rất mạnh. Tuy nhiên, liệu có bằng chứng khoa học nào cho khả năng này, hay đó chỉ là dựa trên những định kiến của xã hội về người đồng tính? Để tìm ra sự thật, William Cox – nhà khoa học thuộc ĐH Wisconsin-Madison đã nghiên cứu về vấn đề này. 

ngam-nhung-khoanh-khac-hanh-phuc-cua-cap-dong-tinh-dang-yeu-nhat-the-gioi-eb60d
Liệu gaydar có thực sự tồn tại

Theo đó, các nhà nghiên cứu đã thu thập 55 khuôn mặt nam "thẳng", và 50 khuôn mặt nam "gay". Họ ghép các khuôn mặt này với những tính cách đã được tình nguyện viên xếp vào ba loại gay, trung tính, thẳng. Ví dụ như: Anh ta thích đọc sách, thích mua sắm, thích bóng đá…

Các ứng viên tham gia nghiên cứu sau đó đã được hỏi những bức ảnh cùng tính cách đó thuộc về nam thẳng hay gay. Kết quả là cho thấy, những người được xếp là gay thường gắn với “tính cách” được đánh giá là của người đồng tính. 


 
Bên cạnh đó, số lượng khuôn mặt người “gay” được xếp đúng cũng không lớn hơn số ảnh “gay” được đánh giá là “thẳng”. 
 
Điều này cho thấy gương mặt không liên quan gì trong chuyện này, mà chủ yếu là các định kiến của xã hội. Ngoài ra, chất lượng hình ảnh cũng gây ảnh hưởng đến nhận xét của người tham gia. Những cặp “ảnh - tính cách” được xếp vào “gay” thường có chất lượng hình ảnh tốt hơn. 

3-cap-doi-dong-tinh-my-nam-tai-chau-a-don-tim-cu-dan-mang-76acf
Theo như nghiên cứu này thì cái gọi là “gaydar” thực chất chỉ dựa trên các định kiến của xã hội. Tuy nhiên, để làm rõ về điều này, các nhà nghiên cứu tiếp tục thực hiện một thí nghiệm khác.

Lần này họ tập hợp 233 sinh viên, chia thành 3 nhóm. Nhóm 1 được cho biết “gaydar” là một hiện tượng có thật. Nhóm thứ 2 biết “gaydar” hình thành dựa trên các định kiến, và nhóm cuối cùng thì không được cung cấp thông tin về cả 2 điều trên. 

Sau đó, cả 3 nhóm nhận được một số bức ảnh và được yêu cầu phân loại với 3 lựa chọn: “gay”, “thẳng”, và “không biết”.

150912gay05-a3d33

Kết quả, nhóm 1 tin vào “gaydar” nên họ rất tự tin phân loại. Trong khi đó, nhóm thứ 2 thì dè dặt hơn hẳn so với cả 2 nhóm còn lại. Các nghiên cứu viên kết luận rằng khi tin đồn được công nhận, dường như người ta còn không ngần ngại mà đánh giá “xu hướng tính dục” của người khác.

Tuy chưa thể đưa ra kết luận chính thức về "gaydar", nhưng các khoa học gia cho rằng dường như quan niệm này chỉ là cái cớ để biện minh cho sự phán xét của xã hội về người đồng tính mà thôi.

 
 
 
 

Tác giả bài viết: Thanh thanh

Nguồn tin: Nguồn: IFL Science

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập175
  • Hôm nay10,050
  • Tháng hiện tại273,212
  • Tổng lượt truy cập35,919,557
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây