Nhưng nếu chúng ta nhìn vào thời gian biểu trong ngày của một học sinh, chúng ta sẽ thấy rằng chúng phải làm rất nhiều thứ. Vậy làm sao để chúng có thể làm tốt được hết tất cả mọi thứ.
Kỹ năng “phân công công việc” là vô cùng hữu ích trong cuộc sống của người trưởng thành khi phải phân chia thời gian và công sức giữa công việc, gia đình, sở thích, và những thứ quan trọng khác. Và trẻ em cũng cần được học những kỹ năng như vậy.
“Quang Trung là ai?”, đó là câu hỏi mà rất nhiều học sinh hiện nay không trả lời được. Nhưng trên thực tế, kiến thức này sẽ không ảnh hưởng đến tương lai của một đứa trẻ, chúng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin này trên Internet.
Tuy nhiên, khả năng tìm kiếm thông tin nhanh chóng, kiểm tra tính chính xác và quản lý thời gian là vô cùng có giá trị. Đó là những gì cha mẹ nên dạy con cái của họ.
Kiến thức cơ bản là rất tốt nhưng nó khó có thể áp dụng được trong cuộc sống thực tế.
Bạn cũng nên nhớ rằng bạn không nên bảo vệ con bạn quá nhiều. Nếu bạn muốn con bạn trở thành một người độc lập và tự quyết, hãy để con bạn tự đưa ra quyết định và chăm sóc bản thân hơn.
Nếu bạn luôn cố gắng bảo vệ con bạn, họ sẽ không thể tự mình đối mặt với thực tế và vượt qua những khó khăn bởi vì con bạn không biết cách để làm điều đó.
Trong một số trường hợp, sự quan tâm và lo lắng như vậy có tác động ngược lại: khi trẻ lớn lên, chúng phải xa sự chăm sóc cha mẹ vì chúng muốn có tự do. Nhưng chúng không biết làm thế nào để sống trong thế giới thực tế này mà không có sự giúp đỡ, vì vậy nó trở thành một vấn đề trong mọi trường hợp.
Theo các bậc phụ huynh, con em họ nên tiết kiệm tiền từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Nhưng thực tế họ nên hướng cho con em mình đến những mục tiêu lớn hơn ví dụ như gửi tiền ngân hàng.
Tất nhiên, rất tốt để có một số tiền dự trữ nhưng nó thậm chí còn tốt hơn khi dùng số tiền đó một cách thông minh.
Trong thế giới hiện đại, tiền nên được đầu tư một cách thận trọng, và không phải tất cả mọi người biết làm thế nào để làm điều đó. Đó là lý do tại sao các kế hoạch tài chính rất hữu ích cho tất cả mọi người.
Bạn dạy con mình những điều như vậy nhưng chúng có thể nhìn thấy những ví dụ khác như tỷ phú Mark Zuckerberg, Steve Jobs, và những người thành công khác.
Họ đều là những người thành công mà không phải chịu đựng công việc mà họ ghét. Họ chỉ làm những gì họ muốn, tôn thờ ý tưởng của họ, và có kết quả tuyệt vời.
Ngoài ra còn có rất nhiều trường hợp may mắn mà có được thành công.
Thành công và làm việc chăm chỉ không đồng nghĩa – nó thực sự là trái ngược: bạn càng làm việc ở một nơi bạn không thích, thì cơ hội bạn thành công là càng thấp.
Rất nhiều người không biết rằng không chỉ có thăng tiến theo chiều dọc (nhân viên thành quản lý, giám đốc và cao hơn nữa) mà còn có phát triển theo chiều ngang.
Có rất nhiều ví dụ về sự thăng tiến nghề nghiệp theo chiều ngang, ví dụ như những người sử dụng tài khoản Internet thành công, những người nổi tiếng nhờ các kỹ năng bản thân như may, vẽ hoặc điêu khắc.
Ngày nay, bất kỳ sở thích nào cũng có thể trở thành công việc và sự phát triển cá nhân đang trở thành một trong những điều quan trọng nhất đối với sự nghiệp.
Nếu một đứa trẻ không thích học môn toán nhưng lại vẽ rất đẹp, có lẽ chúng ta nên khuyến khích chúng học vẽ thay vì thuê giáo viên dạy kèm toán học.
Ước mơ của nhiều đứa trẻ bị hủy hoại vì quy tắc này. Theo ông cha, kế toán là một nghề đáng hơn nhà văn, nhà thơ! Nhưng trong 10-15 năm nữa, sự cần thiết và tầm quan trọng của một công việc có thể thay đổi.
Thế giới ngày nay ngày càng thay đổi. Chỉ những người chấp nhận những thay đổi này mới có thể có được thành công.
– Một mức độ tương tác cao thay vì một trí tuệ chỉ “ngồi và lắng nghe”.
– Khả năng hợp tác, làm việc nhóm và cộng tác với những người khác trong các lĩnh vực khác nhau.
– Có sự sáng tạo và khả năng suy nghĩ xa hơn, suy nghĩ vượt thời gian.
– Phát triển các kỹ năng tư duy phê bình giúp chúng ta tồn tại trong thế giới thực.
Nguồn tin: Văn Thành:::
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn