PHỎNG VẤN VUA HỀ SẠC-LÔ

Thứ tư - 23/03/2022 23:37
Ông nầy coi bề ngoài dễu cợt,Nhưng có cái nội tâm khủng khiếp quá…
unnamed
unnamed

 

Sưu tầm (Đoạn tiểu phẩm phỏng vấn vua hề Sạc-lô hài hước và thú vị)

+ Phóng viên: Thưa ông Sạc-lô, ông sẽ trả lời với tư cách nào? Một nghệ sĩ vĩ đại hay một người đàn ông nhiều vợ ?

- Sạc-lô: Theo tư cách của người đàn ông bé nhỏ, cô đơn, với chiếc quần bạc màu, đôi giày mòn vẹt, cây can cũ kỹ... lang thang đi tìm hạnh phúc...

+ Cuộc sống tình ái của ông cũng phức tạp như cuộc sống nghệ thuật của ông, tại sao?

-Tại vì tôi luôn muốn tình yêu con người cũng đầy sáng tạo như tình yêu điện ảnh.

+ Ông có bao nhiêu vợ?

- Điều ấy không quan trọng . Quan trọng là tôi không bao giờ có hai người cùng một lúc.

+ Khi một vĩ nhân có nhiều mối tình, họ được ca ngợi. Nhưng một người thường cũng có nhiều như thế, họ sẽ bị lên án. Ông giải thích chuyện này thế nào?

- Trong tình yêu không có vĩ nhân và người thường. Chỉ có người đáng được yêu và người không đáng được yêu. Đúng là những nghệ sĩ như Victor Hugo , Picasso... được nhiều phụ nữ theo đuổi. Phụ nữ có thể bị choáng ngợp trước tài năng của họ. Song để có điều đó, các nghệ sĩ đã phải vắt kiệt tâm hồn để làm choáng ngợp muôn triệu đàn ông, thanh niên, trẻ nhỏ... trên khắp thế giới. Các nghệ sĩ chưa bao giờ trả rẻ cho tình yêu . Thậm chí Puskin đã phải trả bằng sinh mạng mình. Đừng mặc cảm. Hãy nhớ là bạn không làm được như vĩ nhân thì cũng có rất nhiều điều vĩ nhân không làm được như bạn .

+ Vậy ông tự nhận mình là vĩ nhân?

- Tôi chưa bao giờ gọi mình như thế. Nhưng cũng chưa bao giờ nói rằng người ta không gọi tôi như thế.

+ Khi ông yêu cô gái mù trong phim Ánh sáng đô thị và khi ông nuôi con trong phim Đứa trẻ, ông có kinh nghiệm gì trước không?

- Kinh nghiệm của tôi là tình yêu có thể nảy sinh từ những chỗ không ai ngờ, và than ôi, cũng có thể chết đi từ những chỗ không ngờ.

+ Một câu hỏi thẳng thắn : Liệu ngoài đời, ông có dám yêu một cô gái mù ko?

- Dám chứ. Nếu như cô ấy không mù trong tâm hồn.

+ Nổi bật trong tác phẩm của ông là hình bóng một người lang thang, đơn độc, nghèo khổ...

-Tôi phản đối. Đó chỉ là bề ngoài. Nổi bật là người đàn ông đó nhạy cảm, dễ tổn thương, không bao giờ mất đi niềm tin vào cái đẹp. Nhân vật ấy cũng không bao giờ đi lang thang mà đi tìm hạnh phúc. Nhân vật ấy đơn độc chứ không đơn điệu. Nhân vật ấy khổ vì nghèo, chứ đâu có nghèo vì khổ.

+ Tại sao phim cuối cùng của ông, Ánh đèn sân khấu, lại là một phim nói, mặc dù trước đó toàn là phim câm?

- Bởi vì đó là bộ phim duy nhất nhân vật mà tôi đóng phải chết. Người ta có thể im lặng suốt, nhưng người ta sẽ cất tiếng khi sắp lìa đời.

+ Xin lỗi ông, nhưng ông muốn có một cái chết như thế nào?

- Thế nào cũng được. Miễn là các tác phẩm của tôi được sống mãi.

+ Tại sao ông chọn thể loại phim hài?

- Bởi đó là điều duy nhất chỉ có con người làm được. Mọi con vật khác đều biết yêu, giận, đau, thèm khát... Nhưng chỉ có con người là biết cười với nhau, và tuyệt vời hơn nữa là biết cười chính mình.

+ Hãy trở lại phim Ánh đèn sân khấu. Trong đó, ông cứu một cô gái, đưa cô ấy trở lại niềm vui cuộc đời, yêu cô ấy và rồi cũng là lúc nhận ra rằng người cô ấy cần là một chàng trai trẻ hơn. Ông đã giải quyết bằng cách nào?

- Như bạn thấy, tôi giải quyết bằng cách ra đi vĩnh viễn. Bằng sự ra đi đó, tôi đã khám phá ra bản thân mình. Tôi đã nhìn thẳng vào trái tim mình cho tới khi nó ngừng đập. Sự cứu giúp có thể mang lại tình yêu. Nhưng sự hy sinh có khi còn mang lại một tình yêu cao hơn nữa.

Cám ơn ông!

Đừng cám ơn tôi! Hãy mỉm cười với tôi!

 

Nguồn tin: Lê Hoàng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập40
  • Hôm nay9,659
  • Tháng hiện tại346,417
  • Tổng lượt truy cập35,992,762
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây