Thận trọng trong lời nói  cũng là một loại tu dưỡng

Thứ bảy - 01/01/2022 23:35
NOI NANG CAN TRONG 2 1280x720
NOI NANG CAN TRONG 2 1280x720
 Dù là ở phương Đông hay phương Tây, từ xưa đến nay người ta đều luôn nhấn mạnh việc tu dưỡng lời nói, hạn chếnói những lời bất hảo có thể làm tổn thương người khác. Sựviệc đáng suy ngẫm trong câu chuyện ngụ ngôn dưới đây sẽ khiến chúng ta nhớ về câu nói của người xưa: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.Một thanh niên ở ngôi làng nọ khá bực bội về vụ trộm gần đây tại  nhà  mình  và  bắt đầu  nghi  ngờ  người  hàng  xóm.  Càng  nghĩvề  nó,  anh  càng  tin  rằng  người đàn  ông  sống  cạnh  nhà  mình chính là thủ phạm. Tên trộm bị cáo buộc là một người đàn ông trung niên tên Kai, người  này  không  mấy  cởi  mở  và  thường  hay  về  nhà  vào đêm khuya.  Anh  thanh  niên  luôn  dõi  theo  nhất  cử  nhất động  của người đàn  ông  này.  Cuối  cùng,  anh đã  chia  sẻ  băn  khoăn  của mình với vài người bạn. Tin đồn Kai là tên trộm nhanh chóng lan ra khắp làng suốt một thời  gian  dài.  Chẳng  bao  lâu  sau,  Kai  bị  bắt,  nhưng  anh đã chứng minh được mình vô tội. Sau đó, Kai đã khởi kiện người thanh niên ra tòa. Đứng  trước  quan  tòa,  Kai  nói: “Sau  tất  cả  những  tin đồn  này, thanh  danh của  tôi đã bị bêu  xấu và không  thể khôi phục lại. Không còn ai tin tưởng tôi nữa”. Thẩm  phán  chỉ  vào  chàng  trai  trẻvà nói: “Lời đồn  của  anh đã gây ra rất nhiều tai hại. Giờ anh hãy nói xem, dân làng nên làm gì để khôi phục lại danh dự cho Kai đây?”
156Anh  chàng đáp: “Đó  chỉ  là  những  lời bàn tán  thôi mà.  Sao  lại quan trọng hóa đến vậy? Thẩm  phán  rất  thất vọng  về câu  trả  lời  này.  Ông đưa  cho  anh một mảnh giấy và nói: “Chàng trai trẻ, vụ án vẫn chưa kết thúc. Hãy viết tất cả những điều xấu mà anh đã nói về Kai lên mảnh giấy này, xé tờ giấy thành từng mảnh rồi ném chúng trên đường về  nhà.  Ngày  mai,  tôi  sẽđưa  ra  phán  quyết  cuối  cùng  về  hành động của anh”. Ngày hôm sau, thẩm phán yêu cầu cậu thanh niên gom lại tất cảnhững  mảnh  giấy  rách đó rồi đặt  lên  bàn  trước  phòng  xét  xử. Anh chàng lo ngại trả lời: “Nhưng đó là điều không thể. Những mảnh giấy ấy đã bị gió thổi bay khắp nơi rồi”. Thẩm phán nghe vậy liền đáp: “Chính xác. Và đó cũng là cách mà lời nói của anh hủy hoại thanh danh của Kai”. Vị thẩm phán phân trần: “Lời nói phải đi kèm với trí tuệ. Mỗi từchúng ta thốt ra có sức mạnh to lớn.  Những lời lương thiện có thểcải biến mọi thứ xung quanh, tương tự vậy, lời nói đầy thù hận có thể làm hỏng bất cứ ai”. Mặc dù đây chỉ là một câu chuyện ngụ ngôn, nhưng nó cho thấy rõ ràng ảnh hưởng của lời nói từ miệng chúng ta đối với những người  xung  quanh.  Chẳng  thế mà hầu  hết  mọi  nền  văn  hóa  từbao đời nay đều nhấn mạnh việc suy nghĩ trước khi nói. Chẳng hạn trong tiếng Hán, từ ‘trí tuệ’ (    ) được cấu thành từ chữ ‘trí’  () và chữ ‘tuệ’  ().  Chữ ‘trí’  ()  gồm  bộ  thỉ () nghĩa là mũi  tên,  bộ khẩu  () là cái  miệng,  và  bộ cam  () là ngon ngọt,  tốt lành.  Chữ ‘tuệ’  ()  gồm  cây  chổi  ()  phía  trên và bộ tim () ở dưới. Các ký tự riêng lẻ này khi kết hợp lại đã thể hiện một ý nghĩa sâu sắc: Những lời chúng ta nói ra đều sắc như tên bắn, hễ bắn ra là một đi không trở lại; chỉ khi chúng ta
157nói lời tử tế, thiện lương, thì mới có năng lượng tháo gỡ nút thắt tiêu cực trong lòng ai đó và không làm họ tổn thương. Hồng Liên
 

Nguồn tin: Nguồn: The Epoch Times

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập48
  • Hôm nay13,251
  • Tháng hiện tại281,116
  • Tổng lượt truy cập35,547,397
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây