Thủ tướng thăm châu Âu về xử Đoan Trang thế nào?

Thứ sáu - 05/11/2021 05:56
Thủ tướng thăm châu Âu về xử Đoan Trang thế nào?

Hình minh hoạ: Thủ tướng Phạm Minh Chính và nhà báo Phạm Đoan Trang
Việt Nam thừa biết, châu Âu có hai nhược điểm: cả tin và đã làm ăn thì “máu tham hễ thấy hơi đồng” là OK. Thủ tướng Phạm Minh Chính đang kêu gọi châu Âu đầu tư. Vì thế, chính quyền “hoãn binh”, chưa xử Phạm Đoan Trang, người được giải thưởng “Tác động” của RFS. Nhưng đi châu Âu về, Đảng có cho xử nặng hơn?

Phân tích của Trần Bình
2021-11-03




 

Phạm Đoan Trang là ai?

Ngày 29/10/2021, các chuyên gia độc lập về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do “ngay lập tức và vô điều kiện” cho bà Phạm Đoan Trang, nhà tranh đấu nhân quyền, đang phải đối mặt với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” với án tù cao nhất có thể lên đến 12 năm. Theo thông báo của Hội đồng Nhân quyền LHQ, có trụ sở tại Genève, nhóm các báo cáo viên đặc biệt của LHQ cho biết, bà Phạm Đoan Trang là “nạn nhân mới nhất của việc chính quyền sử dụng các cáo buộc mơ hồ về tội tuyên truyền chống Nhà nước, để bắt bớ các nhà văn, nhà báo, nhà bảo vệ nhân quyền, hình sự hóa việc thực hiện quyền tự do phát biểu ý kiến và chia sẻ thông tin”. Bà Phạm Đoan Trang bị bắt vào tháng 10/2020, đang bị giam tại Trại tạm giam số 1, Hà Nội. Bà Trang bị tạm giam hơn một năm mới được phép gặp luật sư, nhưng nay vẫn chưa được tiếp xúc với gia đình. Phiên tòa xử Phạm Đoan Trang ban đầu dự kiến vào ngày 4/11 đã bị hoãn và sẽ diễn ra trong những tuần tới. Vấn đề là Đảng có xử nặng hơn không? [1].
Ngay thời điểm bà bị bắt, phụ trách khu vực của Tổ chức Ân xá Quốc tế, bà Ming Yu Hah tuyên bố: “Phạm Đoan Trang đã truyền cảm hứng cho rất nhiều nhà hoạt động trẻ lên tiếng vì một nước Việt Nam công bằng, hội nhập và tự do hơn. Hàng ngày bà luôn đối mặt với nguy cơ bị tra tấn và đối xử tàn tệ”. Trên Twitter, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi nhân quyền Quốc tế tố cáo: “Chính quyền Việt Nam đang chà đạp lên công lý”. Đại diện của Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ông Daniel Bastard, khẳng định “Phạm Đoan Trang đã dấn thân, đã tìm cách giải thích cho các công dân Việt Nam biết về những quyền của họ, đúng theo Hiến pháp Việt Nam”. Phạm Đoan Trang là tác giả của nhiều cuốn sách phổ cập về chính trị và tranh đấu cho nhân quyền, như “Chính trị bình dân”, “Phản kháng phi bạo lực”, đồng tác giả của “Báo cáo Đồng Tâm” thông tin về vụ Đồng Tâm khét tiếng, chính quyền huy động 3.000 công an đàn áp dân thường, ngay tại một làng ngoại ô Hà Nội trong đêm 9/1/2020.
Năm 2019, nhà báo Phạm Đoan Trang được RFS trao tặng giải “Tác động”. Trong quá khứ, RSF đã từng trao giải cho một số nhân vật như Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), sau này trở thành khôi nguyên Nobel. Giải này lần đầu tiên được trao tại Nhà hát Deutches Theater (Berlin), với sự hiện diện của nhiều khách mời như Thị trưởng Berlin Michael Müller, Tổng biên tập The Guardian Alan Rusbridger và một số ký giả từng đoạt giải. Bà Trang đã thành lập “Luật Khoa tạp chí” trên mạng và tham gia biên tập trang The Vietnamese, giúp độc giả hiểu thêm về luật pháp để bảo vệ quyền lợi của mình, chống lại sự độc đoán. Tháng 6/2020, Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế (IPA/UIE) đã trao tặng giải thưởng “Voltaire” cho Nhà xuất bản Tự do mà bà là người đại diện. Nhà xuất bản này hẳn nhiên bị chính quyền coi là “bất hợp pháp”. Nhà báo Phạm Đoan Trang còn là thành viên sáng lập “Tạp chí Luật Khoa” song ngữ Anh –Việt, có trụ sở tại Đài Bắc. Tôn chỉ của Tạp chí là xây dựng một xã hội Việt Nam dân chủ và tự do.
 

Nguồn tin: Phân tích của Trần Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập86
  • Hôm nay16,124
  • Tháng hiện tại215,687
  • Tổng lượt truy cập32,682,212
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây