Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt: Tôi là người công giáo loại nào?

Chủ nhật - 23/05/2021 22:52
unnamed (1)
unnamed (1)

 .Trong một buổi nói chuyện với Doanh nhân – Trí thức công giáo tại Đan viện Châu Sơn, TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã nói: Cần phải xác định Tôi là ai, tôi đến đây để làm gì?
Ngài cũng giải thích về hiện tượng những người mang danh Công giáo trong xã hội ngày hôm nay. Ngài nói: “Trong danh xưng Công giáo ngày nay, cũng có nhiều cái hàm hồ, có những người có tên gọi Công giáo, nhưng không làm gì chứng tỏ mình là người công giáo. Chẳng hạn chúng ta thấy trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần trước, ông John Kerry là người Công giáo ra tranh cử, nhưng không được người công giáo bỏ phiếu cho vì ông ủng hộ phá thai. Như vậy, ông chỉ có cái danh công giáo thôi chứ còn giáo lý công giáo ông không thực hành, và ông thất cử.
…Chẳng hạn như là Ủy Ban đoàn kết Công giáo. Ủy ban ĐKCG cũng có người công giáo, có người bỏ đạo lâu rồi, thậm chí có những người không công giáo… Ủy ban đó chỉ có nhãn hiệu Công giáo, vì nền tảng của nó không phải là tổ chức của Giáo hội, không phải do Giáo quyền lập ra, nên cái công giáo đó cũng chỉ là nhãn hiệu.
TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
Có những người tự xưng là công giáo, nhưng trong việc làm thì mình không phải là người công giáo. Thậm chí, có những người không có công giáo nhưng chỉ dán nhãn hiệu là cái mác công giáo vào thôi. Anh chị em thấy người Trung Quốc họ giỏi lắm, lên chợ Lạng Sơn thấy ảnh Chúa, ảnh Mẹ đầy tràn cả, cái nào có tiền là các anh ấy làm. Nhưng họ không có đạo, ở Trung Quốc người công giáo rất ít, nhưng Tràng hạt, Chúa, Mẹ… anh ta làm hết, miễn có tiền… Đấy là những nhãn hiệu công giáo, nhưng thực chất không phải là công giáo.
Ngoài ra, chúng ta còn thấy rất nhiều cái khác nữa, chẳng hạn như là Ủy Ban đoàn kết Công giáo. Ủy ban ĐKCG cũng có người công giáo, có người bỏ đạo lâu rồi, thậm chí có những người không công giáo… Ủy ban đó chỉ có nhãn hiệu Công giáo, vì nền tảng của nó không phải là tổ chức của Giáo hội, không phải do Giáo quyền lập ra, nên cái công giáo đó cũng chỉ là nhãn hiệu. Cho nên công giáo đó cũng như hàng hóa của Tàu nào là tràng hạt, nào là tượng ảnh… thì cái đó không phải của đạo mình làm ra nhưng do những người buôn bán, kiếm tiền làm ra.
Khi nói tôi là ai? Tôi là người công giáo nhưng công giáo đó là loại nào? Tôi là tên gọi, tôi là nhãn hiệu hay tôi là thực chất?”
Mớ Linh mục và tu sĩ trong cái gọi là “Ủy Ban đoàn kết công giáo” Đắc Lắc
Những điều Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã nói trên đây, cho mọi người hiểu rõ cần phân biệt được những người công giáo trong xã hội ngày nay như thế nào, là tên gọi, là nhãn hiệu hay là thực chất?
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi không chỉ giáo dân tham gia đảng cộng sản vô thần mà hàng loạt linh mục, tu sĩ cũng đua nhau chui vào các tổ chức của Đảng vô thần như Quốc Hội, Hội đồng Nhân dân, Mặt Trận, Ủy ban Đoàn kết Công giáo…
Sau hơn 2/3 thế kỷ du nhập học thuyết vô thần cộng sản vào Việt Nam, sau hơn nửa thế kỷ sống dưới chế độ cộng sản ở Miền Bắc và 1/3 thế kỷ ở cả nước, những hậu quả khủng khiếp cho Giáo hội đã và đang phát tác. Giáo hội Trung Quốc đã và đang là một tấm gương tày liếp cho Giáo hội hoàn vũ.
Chính thái độ không kiên quyết, dứt khoát của nhiều Giám mục với những tu sĩ, giáo dân, linh mục đóng hai vai, làm tôi hai chủ trong Giáo hội cũng đã góp phần gây nên thảm trạng này cho Giáo hội.
Mới đây, linh mục Phan Khắc Từ, người ứng cử vào Quốc hội Cộng sản đã trả lời lý do ông gia nhập tổ chức cộng sản, chỉ vì “Các Giám mục không cho phép nhưng cũng không cấm, và mỗi người tự làm theo lương tâm mình”. Tiếc thay với những cán bộ cộng sản cũng như nô bộc của nó, lương tâm là một thứ hàng xa xỉ mà họ không bao giờ đủ khả năng sắm được. Vì khi sắm được thứ đó, họ không còn là cộng sản.
Những cá nhân đó chịu trách nhiệm của mình trước mặt Thiên Chúa, nhưng những đấng cầm quyền, chịu trách nhiệm về họ cũng không thể trốn tránh các trách nhiệm liên đới của mình.
Giáo dân Hà Nội còn truyền nhau câu chuyện từ xa xưa về một linh mục tham gia Ủy Ban đoàn kết Công giáo ở Hà Nội, khi chết, xác quàn ở Giáo họ Vạn Thái, giáo dân khắp nơi đổ về dự lễ tang, nhưng cố ĐHY Phạm Đình Tụng đã đến và thông báo rằng: “Đây là linh mục của Ủy ban Đoàn kết” và tất cả giáo dân đã bỏ về.
Chính nhờ thái độ kiên quyết, mạnh mẽ đó của các bậc tiền nhân mà giờ đây TGP Hà Nội vẫn là một giáo phận sạch, không vương bận cái UBĐKCG, cũng như linh mục tham gia chính trị. Chỉ có gần đây, khi Hà Nội nhập vào Hà Tây, GP Hưng Hóa có linh mục Dương Phú Oanh tham gia cái tổ chức quái đản này đã làm vấy bẩn cái tổ sạch sẽ của TGP Hà Nội.
Nhiều giáo phận khác, khi ĐGM không có thái độ dứt khoát đã nẩy sinh những ung nhọt cho Giáo hội, nhiều người đua nhau tham gia tổ chức của Cộng sản, từ Đức ông đến tu sĩ, giáo dân.
Lời trăn trối của Linh mục Hiệp: Yêu Chúa nửa vời, một đời uổng công?
Linh mục Vincent Nguyễn Đức Hiệp, Phó Chủ tịch cái gọi là “Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam”, Chủ tịch UBĐK công giáo Tỉnh Nam Định trước khi chết đã phải thốt ra rằng: “Yêu Chúa nửa vời, một đời uổng công”. Dù sau đó, cái loa Ủy Ban đoàn kết đã cố chữa lại chữ “Yêu Chúa” thành “Yêu nước” để che lấp cho ông cái tâm trạng bạc bẽo cuối đời. Nhưng sự đời thì “nhất ngôn xuất, tứ mã nan truy” một lời nói đã nói ra, bốn ngựa chạy theo không kịp.
Đúng, thật uổng công cho những con người đã xác định bước đi đầu đời là trọn đời tận hiến cho Chúa, nhưng nửa chừng không vượt qua cái tham, sân, si của mình để đi theo thứ lạc giáo tôn sùng bạo lực và vật chất, danh vọng mà đánh mất mình.
Tiếc rằng, điều này đến khi chết linh mục này mới nhận ra được và còn nhiều linh mục khác vẫn tiếp nối con đường bán Chúa hại dân này. Cũng tiếc thay, một số Đức Giám mục đến nay vẫn cố tình im lặng trước những hiện tượng lạc giáo này.
Đó là những tấm gương mù, gương xấu cho các giáo dân, gíao sỹ và thế hệ trẻ Công giáo Việt Nam. Đó cũng là căn nguyên làm chia rẽ, phá nát sự hiệp thông trong Giáo hội – Căn tính cơ bản để người ta biết đến Giáo hội của Chúa ở trần gian.
Chúa Giêsu đã nói: “Không phải cứ kêu Lạy Chúa, lạy Chúa, mà được vào Nước Trời”. Nước Trời không phân biệt đó là một tín hữu nghèo khó hay đó là linh mục, tu sĩ hay kể cả Giám mục. Trước cưả nước Trời không có chế độ ưu tiên gia đình “có công với cách mạng” như trước tòa án Cộng sản.
Vì vậy tất cả những kẻ theo đuôi, thỏa hiệp với Cộng sản làm ảnh hưởng xấu đến Giáo hội, đến tinh thần giáo dân… đều phải lên án và loại trừ khỏi cơ thể giáo hội không thương tiếc.
Chỉ có như thế, Giáo hội mới có cơ hội phát triểm mạnh mẽ hơn.
Video TGM Giuse Ngô Quang Kiệt: Tôi là người công giáo loại nào:
19/5/2011

Nguồn tin: Hà Minh Tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập95
  • Hôm nay10,818
  • Tháng hiện tại358,415
  • Tổng lượt truy cập36,412,970
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây