Góc khuất ngành y thế kỷ 20

Thứ ba - 25/05/2021 04:52
unnamed (3)
unnamed (3)

Trong thế kỷ bùng nổ giải phẫu - XIX ở phương Tây, bảo quản và sử dụng thi thể người bệnh là chuyện bình thường.Và trong "chuyện bình thường" này, có một "thú vui tao nhã" vô cùng "uyên bác": Thuộc da người bệnh qua đời, làm nguyên liệu đóng bìa sách y khoa. Nó được thực hiện bởi chính tay các quý ông bác sĩ danh giá nhất.

 

Mary Lynch: Góa phụ trẻ, nghèo bị biến thành bìa sách

Mùa hè năm 1868, Old Blockley - bệnh viện đa khoa ở Philadelphia, Mỹ đón nhận một bệnh nhân nghèo là chị Mary Lynch. Mary người Irish, 28 tuổi, góa chồng. Chị bị lao nghiêm trọng, cực kỳ gầy gò, ốm yếu.

Tiếng là bệnh viện đa khoa, nhưng Old Blockley thực chất chỉ là nơi tập trung những người nghèo khó, bệnh tật, không nơi nương tựa của khu vực Tây Philadelphia. Nó là phức hợp trạm y tế, trại trẻ mồ côi, nhà tạm trú và nhà thương điên.

Ba cuốn sách được đóng bằng da bệnh nhân Mary Lynch

Mặc dù Old Blockley cũng có y tá và bác sĩ, nhưng sự chăm sóc bệnh nhân chủ yếu dựa vào chính người nhà. Những ngày tháng nằm viện, Mary sống dựa vào trợ cấp của thân nhân. Người nhà của chị thay phiên nhau mang thức ăn vào phòng bệnh, thường là giăm bông và bánh mỳ kẹp xúc xích bologna. Không ai để ý thấy, trên thức ăn có lấm tấm vài đốm trắng, dấu hiệu nhiễm giun sán.

Chỉ trong vòng 6 tháng, cơ thể vốn gầy gò của Mary tiếp tục sút cân, cuối cùng chỉ còn chưa tới 30kg. Chị qua đời vì cả bệnh lao lẫn trùng ký sinh tàn phá lục phủ ngũ tạng.

Sau khi Mary tử vong, bác sĩ trẻ John Stockton Hough (1845-1900, Mỹ) được cắt cử khám nghiệm tử thi. Tháng 1/1869, anh tiến hành mổ khoang ngực, báo cáo Mary bị nhiễm trùng trichinosis. Chị chính là trường hợp đầu tiên được phát hiện ở Philadelphia. Hough lọc lớp da ở đùi Mary, bỏ vào chậu chứa chất bảo quản, cất đi. Các phần còn lại của bệnh nhân này thì bị vứt vào hố chôn tập thể của bệnh viện.

Góc khuất ngành y thế kỷ 20: Những cuốn sách nhìn rất bình thường, nhưng khi biết vật liệu làm ra nó thì ai nấy đều phải rùng mình - Ảnh 2.

John Stockton Hough (1845-1900)

Vài thập kỷ sau, khi đã trở thành bác sĩ danh tiếng và giàu có, Hough lấy da Mary… đóng bìa sách. Ông dùng nó bọc bìa 3 cuốn sách y khoa yêu thích nhất, tất cả đều về chủ đề sức khỏe và sự sinh sản của phụ nữ.

Sách y bìa da người: Trân bảo một thời

Trong thời gian làm việc ở Old Blockley, Hough quan tâm nghiên cứu y học sinh sản và trichinae ký sinh. Nhờ gia cảnh giàu có hỗ trợ, ông thoải mái dành hết thời gian và năng lực theo đuổi sự nghiệp. Hough còn một sở thích là sưu tập các y phẩm thuộc đời đầu thời đại in ấn. Ông đi khắp châu Âu, tìm kiếm chúng.

Đối với Hough, mỗi cuốn sách y đều là một bảo vật. Ông xây dựng thư viện tư sang đẹp, trưng bày bộ sưu tập sách quý. Ở tuổi 50, Hough đã tích lũy được kho sách y đồ sộ với khoảng 8000 cuốn.

Mỗi lần có khách khứa hay các phóng viên ghé thăm, Hough tự hào khoe thư viện đầy sách. Ông cẩn trọng đóng gáy, bọc bìa bằng da từng cuốn, gọi chúng là những "viên ngọc đẹp đẽ, quý giá nhất trần gian".

Sau khi Hough qua đời, bộ sưu tập của ông được chuyển tới trường Đại học Pennsylvania và thư viện Đại học Y sĩ Philadelphia, nơi ông từng theo học. Ba cuốn sách bọc da Mary trở thành tài liệu nghiên cứu chung, qua tay lớp lớp thế hệ y bác sĩ Philadelphia.

Những bóng ma trên các kệ sách

Hough không phải vị bác sĩ đầu tiên hay duy nhất sử dụng da của bệnh nhân làm nguyên liệu đóng bìa sách. Tuy nhiên, ông là người duy nhất lưu lại danh tính bệnh nhân và những cuốn sách được đóng bằng da người.

Góc khuất ngành y thế kỷ 20: Những cuốn sách nhìn rất bình thường, nhưng khi biết vật liệu làm ra nó thì ai nấy đều phải rùng mình - Ảnh 3.

Ghi chép xác nhận cuốn sách được đóng bằng da Mary Lynch của Hough

Vào thế kỷ XIX, giữ lại một phần hay toàn bộ thi thể bệnh nhân vì mục đích nghiên cứu y học là chuyện bình thường trong giới bác sĩ. Có nhiều y bác sĩ cũng giống như Hough, yêu thích sách và dùng da người để đóng bìa.

Nhìn bề ngoài, sách bìa da người không có gì đặc biệt. Chúng như mọi cuốn sách bìa da động vật, chỉ có thể xác nhận khi qua thử nghiệm hóa học. Lượng sách y bị tình nghi đóng bằng da người hiện còn cũng rất ít (do dễ bị hư hại). Tại Mỹ, chúng chỉ còn khoảng 50 cuốn, rải rác trong các thư viện công lập khắp cả nước.

Vào năm 2013, Megan Rosenbloom (1981, Hoa Kỳ), thủ thư kiêm chuyên gia nghiên cứu sách da người tiến hành Dự án Nhân sổ (Anthropodermic Book Project). Tính đến tháng 5/2019, cô đã kiểm tra 31/50 cuốn sách tình nghi, phát hiện 18 cuốn được đóng bằng da người thật, 13 cuốn chỉ là da động vật. Trong thư viện Đại học Y Philadelphia, nơi giữ bộ sưu tập của Hough, có tổng cộng 5 cuốn sách da người.

Góc khuất ngành y thế kỷ 20: Những cuốn sách nhìn rất bình thường, nhưng khi biết vật liệu làm ra nó thì ai nấy đều phải rùng mình - Ảnh 4.

Megan Rosenbloom (1981)

  •  

Tại sao Hough và một số bác sĩ phương Tây thời hiện đại lại đóng sách da người, Megan vẫn chưa có đủ tư liệu để đưa ra câu trả lời chính xác. "Nếu họ là nhà y học điên khùng, bị ám ảnh bởi thứ gì đó và sống ẩn náu một mình trong tầng hầm rùng rợn thì đã đành," - cô phân tích. "Đằng này, họ vô cùng bình thường, thậm chí đức cao vọng trọng".

Chưa hết, một số y bác sĩ, bao gồm cả Hough còn lấy da người đóng những cuốn sách chẳng liên quan gì đến y khoa, ví dụ như sổ danh bạ điện thoại. "Với quan điểm và thường thức của chúng ta ngày nay, điều này thật sự khó hiểu vô cùng," - Megan kết luận.

Bên ngoài chủ đề y học và nước Mỹ, vẫn còn những cuốn sách được đóng bằng da người. Thế kỷ XVIII, tại Pháp đồn đãi có một xưởng thuộc da người nằm ở ngoại ô Paris. Tại Anh, một số tội phạm tử hình bị giữ lại da, đóng bìa và gáy sách, ví dụ như John Horwood (1803-1821), William Corder (?-1828)…

Nguồn tin: tru Vu:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập87
  • Hôm nay6,880
  • Tháng hiện tại358,685
  • Tổng lượt truy cập36,413,240
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây