Chuyện thỏ non xơi tái sói già.

Thứ sáu - 05/04/2019 09:33

Chuyện thỏ non xơi tái sói già.

Cách mà thỏ non xơi tái sói già, lợn rừng trong câu chuyện dưới đây sẽ mang đến cho tất cả chúng ta những triết lý rất đáng ngẫm, nhất là khi bạn đang là một người quản lý.
 

Câu chuyện thứ nhất.

Một con thỏ non đứng trước động viết một bài văn. Một con sói già đi ngang qua hỏi: “Mày đang viết cái gì thế?”

Thỏ đáp: “Đàm đạo chuyện thỏ non xơi tái sói già như thế nào”.

Sói không tin, thỏ liền dẫn sói vào trong động. Một lúc sau, mình thỏ bước ra ngoài, tiếp tục viết nốt bài văn.

Một con lợn săn đi ngang qua, lại hỏi: “Mày đang viết gì vậy?”

Thỏ đáp: “Đàm đạo chuyện thỏ non xơi tái lợn săn như thế nào”.

Lợn săn không tin, thỏ lại dẫn nó vào trong động.

Cuối cùng, bên trong động, một con sư tử đang ngồi giữa đống xương sói và xương lợn, xỉa răng, đọc bài văn mà thỏ đưa cho một cách hài lòng, mãn nguyện – “Năng lực của nhân viên cao hay thấp, quan trọng phải xem bạn đang làm việc với ai”.

Ngẫm
Với mỗi một người, không quan trọng là bạn làm việc gì mà quan trọng là bạn làm việc với ai, không quan trọng là bạn bỏ ra bao nhiêu nỗ lực mà quan trọng là bạn đang ở một sân chơi lớn cỡ nào. Lựa chọn chính là một việc quan trọng trong đời.

Khi bạn lựa chọn sai, bạn đổ ra bao nhiêu công sức cũng vô ích. Và muốn có lựa chọn đúng đắc, bạn sẽ phải biết tiềm lực thực sự của ông chủ cũng như sân chơi mà bạn đã chọn.

 
Câu chuyện thứ hai.

Trong lúc thiếu thận trọng, thỏ đã lỡ miệng kể cho bạn của nó nghe câu chuyện trên. Thông tin này dần dần lan ra khắp rừng sâu. Sư tử vô cùng giận dữ: “Nếu trong tuần này không tìm được thức ăn đưa về động, ta sẽ ăn thịt nhà ngươi.”

Nghe vậy, thỏ tiếp tục đứng ở cửa động viết văn. Một con hươu đi ngang qua hỏi: “Anh đang viết gì thế?”

Thỏ trả lời: “Đàm đạo chuyện thỏ non xơi tái sói già như thế nào”.

Hươu nói: “Việc này cả rừng đều biết cả rồi, anh vẫn còn muốn đùa à?”

Thỏ nói: “Chính vì cả rừng đều biết rồi nên tôi chỉ còn nước nghỉ hưu thôi. Sư tử nói muốn tìm một người thay thế tôi, lẽ nào anh không muốn đảm nhiệm công việc này thay tôi sao?”

Cuối cùng, hươu đã không giữ được mình trước cám dỗ, nó theo thỏ vào trong hang.

Một lúc sau, thỏ một mình ra khỏi động, tiếp tục viết văn.

Ngựa đi ngang qua, sự việc tương tự lại tái diễn.

Trong động, sư tử vô cùng thỏa mãn, nằm vểnh râu đọc bài văn mà thỏ đưa – “Nhân viên bán hàng làm thế nào để phát triển, mang lại lợi ích cho ông chủ”.

Ngẫm
Bí quyết của bản thân không được tùy tiện tiết lộ. Một khi đã tiết lộ ra ngoài, bắt buộc phải có biện pháp bổ sung, cứu vãn hiệu quả tương ứng.

Nhân viên buộc phải không ngừng tạo ra giá trị cho ông chủ. Khi giá trị mà bạn tạo ra, cống hiến cho ông chủ nhỏ hơn giá trị mà bạn hưởng thụ, đó là lúc bạn phải đi.

Với người đi làm thuê, khi giá trị bạn tạo ra cho ông chủ nhỏ hơn giá trị mà bạn nhận được, đó là lúc bạn phải đi (Ảnh minh họa)
 

Câu chuyện thứ ba.

Sư tử ngày một lớn, đồ ăn mà thỏ kiếm được không đủ để nhét đầy bụng nó. Sư tử liền nói với thỏ: “Lượng đồ ăn của ta phải tăng gấp đôi. Trước đây 4 ngày một con hươu nhưng bây giờ 2 ngày phải cung cấp một con. Nếu trong một tuần không có thay đổi, ta sẽ phải ăn thịt ngươi.”

Thỏ chỉ biết chấp nhận mệnh lệnh, ra khỏi động, chạy vào tận sâu trong rừng.

Nó nhìn thấy một con sơn dương: “Anh có tin thỏ có thể dễ dàng ăn thịt một con sói không?”

Sơn dương không tin, thỏ liền dẫn nó về động.

Một lát sau, nó lại đi ra và tiếp tục vào rừng.

Lần này nó gặp một con lợn rừng. Sự việc tương tự lại xảy ra. Thì ra động vật ở sâu trong rừng chưa biết câu chuyện giữa thỏ và sư tử.

Và cuối cùng, không ai khác vẫn chính là sư tử nằm khểnh trong động xỉa răng và đọc bài văn của thỏ – “Làm thế nào để hiện thực hóa sự thay đổi từ hình thức kinh doanh ngồi một chỗ đến việc phải chạy cả ngày”.

Ngẫm
Không ngừng mở rộng thị trường mới, không ngừng khai thác các mô hình kinh doanh chính là cách tốt để phá vỡ thế cục khó khăn. Khi bạn thực sự không nghĩ ra được cách giải quyết vấn đề, hãy cứ đi ra ngoài xem sao!
Khi cạn kiệt ý tưởng, hãy ra ngoài đi vài vòng xem sao, biết đâu sẽ nảy ra nhiều sáng kiến thú vị.
 

Câu chuyện thứ tư.

Theo thời gian, sư tử vì cứ ăn rồi lại ngủ nên nó ngày càng béo. Một hôm, sư tử quyết định ra ngoài dạo bộ. Đột nhiên, nó phát hiện cửa hang trở nên nhỏ quá, nó không thể đi qua được.

Thỏ đứng ngoài cửa hang đắc ý nói: “Từ nay về sau, việc gì ngài cũng phải nghe tôi, nếu không đừng có mơ đến việc tôi mang thức ăn cho ngài ăn.”

Sư tử không còn cách nào khác, đành phải nói: “Được rồi! Chỉ cần ngươi cho ta ăn, việc gì ta cũng đồng ý!”

Khi đó, sư tử mới phát hiện bài văn mới của thỏ – “Chiến lược quyết định: Luận việc thỏ mượn uy lực của sư tử như thế nào”.

Ngẫm
Thỏ thiết kế cho sư tử một cuộc sống vô lo vô nghĩ về vật chất, ngược lại nó mượn oai sư tử để nâng tầm ảnh hưởng của mình trong rừng sâu, nhẫn nhục chịu đựng cuối cùng nắm quyền không chế trong tay, tất cả những gì nó đã bỏ ra đều đáng bỏ ra, không hề phí hoài.
 

Câu chuyện thứ năm

Tiếng tăm của thỏ trong rừng càng lúc càng vang xa, con vật nào cũng biết chủ của nó lợi hại cỡ nào, thậm chí chủ của nó lợi hại là thế mà vẫn phải nghe lời thỏ.

Dần dần, thỏ trở nên ngang ngược bá đạo, bắt nạt trên dưới. Cuối cùng có một ngày, người thợ săn xuất hiện, bắt sống thỏ và dán một tờ giấy lên cửa động: “Trong cuộc sống luôn có người mạnh hơn mình”.

Ngẫm
Thỏ dương dương tự đắc, hoành hành ngang dọc cũng có ngày mất mạng trong tay người thợ săn. Vì thế cho nên, làm người, đừng quá đắc ý mà quên mất bản thân đang ở đâu, thế giới rộng lớn cỡ nào để rồi có ngày rước họa vào thân.


Làm người, đừng quá đắc ý mà quên mất bản thân đang ở đâu, thế giới rộng lớn cỡ nào để rồi có ngày rước họa vào thân.

 


Chuyện thỏ non xơi tái sói già.

Cách mà thỏ non xơi tái sói già, lợn rừng trong câu chuyện dưới đây sẽ mang đến cho tất cả chúng ta những triết lý rất đáng ngẫm, nhất là khi bạn đang là một người quản lý.

 

Câu chuyện thứ nhất.

Một con thỏ non đứng trước động viết một bài văn. Một con sói già đi ngang qua hỏi: “Mày đang viết cái gì thế?”

Thỏ đáp: “Đàm đạo chuyện thỏ non xơi tái sói già như thế nào”.

Sói không tin, thỏ liền dẫn sói vào trong động. Một lúc sau, mình thỏ bước ra ngoài, tiếp tục viết nốt bài văn.

Một con lợn săn đi ngang qua, lại hỏi: “Mày đang viết gì vậy?”

Thỏ đáp: “Đàm đạo chuyện thỏ non xơi tái lợn săn như thế nào”.

Lợn săn không tin, thỏ lại dẫn nó vào trong động.

Cuối cùng, bên trong động, một con sư tử đang ngồi giữa đống xương sói và xương lợn, xỉa răng, đọc bài văn mà thỏ đưa cho một cách hài lòng, mãn nguyện – “Năng lực của nhân viên cao hay thấp, quan trọng phải xem bạn đang làm việc với ai”.

Ngẫm
Với mỗi một người, không quan trọng là bạn làm việc gì mà quan trọng là bạn làm việc với ai, không quan trọng là bạn bỏ ra bao nhiêu nỗ lực mà quan trọng là bạn đang ở một sân chơi lớn cỡ nào. Lựa chọn chính là một việc quan trọng trong đời.

Khi bạn lựa chọn sai, bạn đổ ra bao nhiêu công sức cũng vô ích. Và muốn có lựa chọn đúng đắc, bạn sẽ phải biết tiềm lực thực sự của ông chủ cũng như sân chơi mà bạn đã chọn.

 
Câu chuyện thứ hai.

Trong lúc thiếu thận trọng, thỏ đã lỡ miệng kể cho bạn của nó nghe câu chuyện trên. Thông tin này dần dần lan ra khắp rừng sâu. Sư tử vô cùng giận dữ: “Nếu trong tuần này không tìm được thức ăn đưa về động, ta sẽ ăn thịt nhà ngươi.”

Nghe vậy, thỏ tiếp tục đứng ở cửa động viết văn. Một con hươu đi ngang qua hỏi: “Anh đang viết gì thế?”

Thỏ trả lời: “Đàm đạo chuyện thỏ non xơi tái sói già như thế nào”.

Hươu nói: “Việc này cả rừng đều biết cả rồi, anh vẫn còn muốn đùa à?”

Thỏ nói: “Chính vì cả rừng đều biết rồi nên tôi chỉ còn nước nghỉ hưu thôi. Sư tử nói muốn tìm một người thay thế tôi, lẽ nào anh không muốn đảm nhiệm công việc này thay tôi sao?”

Cuối cùng, hươu đã không giữ được mình trước cám dỗ, nó theo thỏ vào trong hang.

Một lúc sau, thỏ một mình ra khỏi động, tiếp tục viết văn.

Ngựa đi ngang qua, sự việc tương tự lại tái diễn.

Trong động, sư tử vô cùng thỏa mãn, nằm vểnh râu đọc bài văn mà thỏ đưa – “Nhân viên bán hàng làm thế nào để phát triển, mang lại lợi ích cho ông chủ”.

Ngẫm
Bí quyết của bản thân không được tùy tiện tiết lộ. Một khi đã tiết lộ ra ngoài, bắt buộc phải có biện pháp bổ sung, cứu vãn hiệu quả tương ứng.

Nhân viên buộc phải không ngừng tạo ra giá trị cho ông chủ. Khi giá trị mà bạn tạo ra, cống hiến cho ông chủ nhỏ hơn giá trị mà bạn hưởng thụ, đó là lúc bạn phải đi.

Với người đi làm thuê, khi giá trị bạn tạo ra cho ông chủ nhỏ hơn giá trị mà bạn nhận được, đó là lúc bạn phải đi (Ảnh minh họa)
 

Câu chuyện thứ ba.

Sư tử ngày một lớn, đồ ăn mà thỏ kiếm được không đủ để nhét đầy bụng nó. Sư tử liền nói với thỏ: “Lượng đồ ăn của ta phải tăng gấp đôi. Trước đây 4 ngày một con hươu nhưng bây giờ 2 ngày phải cung cấp một con. Nếu trong một tuần không có thay đổi, ta sẽ phải ăn thịt ngươi.”

Thỏ chỉ biết chấp nhận mệnh lệnh, ra khỏi động, chạy vào tận sâu trong rừng.

Nó nhìn thấy một con sơn dương: “Anh có tin thỏ có thể dễ dàng ăn thịt một con sói không?”

Sơn dương không tin, thỏ liền dẫn nó về động.

Một lát sau, nó lại đi ra và tiếp tục vào rừng.

Lần này nó gặp một con lợn rừng. Sự việc tương tự lại xảy ra. Thì ra động vật ở sâu trong rừng chưa biết câu chuyện giữa thỏ và sư tử.

Và cuối cùng, không ai khác vẫn chính là sư tử nằm khểnh trong động xỉa răng và đọc bài văn của thỏ – “Làm thế nào để hiện thực hóa sự thay đổi từ hình thức kinh doanh ngồi một chỗ đến việc phải chạy cả ngày”.

Ngẫm
Không ngừng mở rộng thị trường mới, không ngừng khai thác các mô hình kinh doanh chính là cách tốt để phá vỡ thế cục khó khăn. Khi bạn thực sự không nghĩ ra được cách giải quyết vấn đề, hãy cứ đi ra ngoài xem sao!
Khi cạn kiệt ý tưởng, hãy ra ngoài đi vài vòng xem sao, biết đâu sẽ nảy ra nhiều sáng kiến thú vị.
 

Câu chuyện thứ tư.

Theo thời gian, sư tử vì cứ ăn rồi lại ngủ nên nó ngày càng béo. Một hôm, sư tử quyết định ra ngoài dạo bộ. Đột nhiên, nó phát hiện cửa hang trở nên nhỏ quá, nó không thể đi qua được.

Thỏ đứng ngoài cửa hang đắc ý nói: “Từ nay về sau, việc gì ngài cũng phải nghe tôi, nếu không đừng có mơ đến việc tôi mang thức ăn cho ngài ăn.”

Sư tử không còn cách nào khác, đành phải nói: “Được rồi! Chỉ cần ngươi cho ta ăn, việc gì ta cũng đồng ý!”

Khi đó, sư tử mới phát hiện bài văn mới của thỏ – “Chiến lược quyết định: Luận việc thỏ mượn uy lực của sư tử như thế nào”.

Ngẫm
Thỏ thiết kế cho sư tử một cuộc sống vô lo vô nghĩ về vật chất, ngược lại nó mượn oai sư tử để nâng tầm ảnh hưởng của mình trong rừng sâu, nhẫn nhục chịu đựng cuối cùng nắm quyền không chế trong tay, tất cả những gì nó đã bỏ ra đều đáng bỏ ra, không hề phí hoài.
 

Câu chuyện thứ năm

Tiếng tăm của thỏ trong rừng càng lúc càng vang xa, con vật nào cũng biết chủ của nó lợi hại cỡ nào, thậm chí chủ của nó lợi hại là thế mà vẫn phải nghe lời thỏ.

Dần dần, thỏ trở nên ngang ngược bá đạo, bắt nạt trên dưới. Cuối cùng có một ngày, người thợ săn xuất hiện, bắt sống thỏ và dán một tờ giấy lên cửa động: “Trong cuộc sống luôn có người mạnh hơn mình”.

Ngẫm
Thỏ dương dương tự đắc, hoành hành ngang dọc cũng có ngày mất mạng trong tay người thợ săn. Vì thế cho nên, làm người, đừng quá đắc ý mà quên mất bản thân đang ở đâu, thế giới rộng lớn cỡ nào để rồi có ngày rước họa vào thân.


Làm người, đừng quá đắc ý mà quên mất bản thân đang ở đâu, thế giới rộng lớn cỡ nào để rồi có ngày rước họa vào thân.


 

* Theo Trí Thức Trẻ/soha

Nguồn tin: * Theo Trí Thức Trẻ/soha

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập108
  • Hôm nay6,697
  • Tháng hiện tại146,365
  • Tổng lượt truy cập35,412,646
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây